Giáo viên dạy học trò nói dối
Dù mở lớp học thêm tại nhà, cô giáo vẫn dạy học trò trả lời “không” nếu có ai hỏi “cháu có đi học thêm không”. Cô còn luyện các con trả lời trên lớp trước khi đoàn thanh tra xuống kiểm tra.
Phụ huynh có con đang học lớp 3 tại một trường tiểu học ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bức xúc cho biết cô giáo chủ nhiệm của con liên tục dạy học sinh nói dối. Cách đây vài tháng, con gái về nhà kể chuyện cô giáo dặn “Nếu sao đỏ hỏi có ăn quà vặt không, các con phải trả lời là không”.
Câu chuyện về sự trung thực tưởng chừng chỉ dừng lại ở đó thì cách đây vài ngày, con chị lại kể cô giáo dặn nếu ai hỏi “Lớp mình có đi học thêm không, các con phải trả lời là không”. Để chắc chắn là các con “thuộc bài”, cô còn cho học trò tập thử trên lớp. Khi cô hỏi, cả lớp đồng thanh hô “Dạ thưa cô không ạ” dù cô vẫn dạy thêm tại nhà.
“Chúng tôi vừa bức xúc, vừa lo lắng. Ở nhà bố mẹ không dám làm điều gì để làm gương xấu cho con, đưa con đến trường học cái tốt đẹp thì cô lại dạy con nói dối. Như vậy tương lai các con sẽ thành người như thế nào?” – người mẹ trẻ băn khoăn.
Cùng chung bức xúc, một nam phụ huynh có con đang học lớp 2 trường tiểu học thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết trước khi vào năm học anh đã đóng góp xây dựng trường, rồi tiền học thêm. Cô giáo thường dạy vào sáng thứ bảy một ca 20 cháu, chiều một ca 20 cháu. Ngoài ra, còn các khoản khác như tiền máy chiếu, dù không nhiều tiền nhưng cũng làm phụ huynh bức xúc vì nó không phục vụ hiệu quả cho việc học của con.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong bữa cơm, cả gia đình giật mình khi con trai hồn nhiên kể trên lớp cô dạy nếu chơi ở ngoài sân có người lớn hỏi cô có dạy thêm hay không thì phải trả lời là không. Trước đợt thanh tra của sở, trưởng ban phụ huynh còn điện thoại đến gia đình nói nếu trong giờ đưa đón con có người hỏi tiền máy chiếu có tự nguyện không thì nói là tự nguyện.
“Vài ngày sau thì có trưởng ban phụ huynh đến nhà nói khoản tiền 350.000 đã nộp để mua máy chiếu nếu không đồng ý thì nhận lại, còn không thì ký tên vào giấy “tự nguyện”. Tôi cho rằng việc cô dạy trò nói dối, trưởng ban phụ huynh dặn dò các thành viên khác để đối phó với thanh tra là việc làm rất phản giáo dục” – nam phụ huynh nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng giáo dục phải dạy cho người ta trung thực, làm được thì nói được, không làm được thì thẳng thắn nhận lỗi. Trẻ con như một tờ giấy trắng, nếu thầy cô bày cho nó chuyện nói dối thì rất sai trái. Như vậy là không xứng đáng với vai trò của người thầy giáo.
“Trẻ nói dối nhiều lần sẽ trở thành thói quen, dần dần nó sẽ nói dối cha mẹ, nói dối xã hội thì làm sao đất nước có thể phát triển. Hậu quả chúng ta nhìn thấy được là hiện nay có nhiều người lớn đang nói dối. Mình phải ngăn chặn chuyện đó” – thầy Nhĩ nói.
Vị giáo già cũng cho rằng phải kỷ luật nghiêm khắc những thầy cô đã dạy học sinh nói dối. Nói một, hai lần còn phê bình cảnh cáo, nói nhiều lần thì phải mời ra khỏi ngành bởi giáo viên như thế không xứng đáng với nghề nghiệp.
“Giáo dục là phải trung thực, nói dối đã là sai, dạy học sinh nói dối còn sai gấp nhiều lần” – nguyên Thứ trưởng giáo dục nhấn mạnh.
Theo VNE
Tôi thật sự bối rối...
Mỗi ngày đi học về con đều than thở, kể lể về cô giáo chủ nhiệm. Nào là "cô không dễ thương, dịu dàng như cô N. dạy con hồi lớp 2. Cô hay la mắng các bạn, giọng cô chát chúa đến chói tai.
Nào là cô rất hay xé tập của học sinh, không chỉ các bạn mà chính con cũng bị cô xé tập mấy lần...
Mỗi lần xé tập cô lại mắng cả lớp: "Cứ cái đà này, phòng giáo dục mà xuống chấm thi "Vở sạch chữ đẹp" thì các cô các cậu lớp này rớt đầu tiên". Con không thích cô chút nào, vì cô không thương tụi con thật lòng...". "Mới hôm qua, cô mới la tụi con xong, bắt nhóm tụi con phải giúp bạn H. trong học tập. Vậy mà khi mẹ bạn H. đến đón, cô cười khen bạn H. với mẹ bạn ấy đấy" . Tôi bảo: "Thì cô nói như vậy để mẹ bạn H. an lòng, không phải quá lo lắng về bạn H.". "Không phải đâu, vì nhà bạn H. rất giàu".
Tôi xin gặp cô giáo chủ nhiệm và góp ý với cô vài điều, nhất là chuyện xé tập của học sinh. Ngay hôm sau cô cho cả lớp "Viết những suy nghĩ, cảm nhận của em về cô giáo chủ nhiệm". Đợt họp phụ huynh kế tiếp, cô đưa cho phụ huynh xem bài viết của con mình về cô với lời nhắn nhủ: "Tôi làm tất cả vì học trò. Và các em luôn ủng hộ tôi. Mong phụ huynh hãy hiểu cho".
Còn chưa hết bàng hoàng về cách làm của cô giáo, tôi đã gặp một bất ngờ khác... Bài viết của con trai tôi không có một câu nào nói về tình trạng của cô như đã kể với mẹ. Cháu khen cô giáo "có giọng nói như chim hót. Mỗi lần cô giảng bài là chúng em chăm chú lắng nghe như nuốt từng lời. Cô rất dịu dàng với chúng em, quan tâm rất kỹ đến mọi hoạt động của chúng em... Cô như một người mẹ hiền ở trường tiểu học...".
Đọc bài viết của con trai mà tôi... thấy lạnh hết sống lưng (cảm giác thật sự của tôi đấy). Tối hôm đó, tôi lựa lời hỏi cháu. Anh chàng trả lời tỉnh bơ: "Thì con phải viết như thế để yên ổn học hết năm lớp 3 này chứ. Con mà viết như những gì con nói với mẹ thì chắc cô cho con ở lại lớp quá".
Một đứa bé 8 tuổi đã biết phải nói dối để được lợi cho bản thân mình. Tôi thật sự bối rối...
Theo Cẩm Vũ
Tuổi Trẻ
Nỗi buồn không được dự khai giảng Mấy hôm nay, cháu Nam con của bạn tôi có vẻ không vui, thỉnh thoảng cáu bẳn. Hỏi lý do thì mẹ cháu cho biết cháu buồn vì không được dự lễ khai giảng năm học mới, trong khi một số bạn trong lớp được chọn đi dự lễ. Cháu Nam năm nay 9 tuổi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu...