‘Giáo viên đang ngày càng sợ học sinh’
“Ngày xưa, tôi đi học quậy phá bị thầy giám thị cầm cán chổi đánh cho tím cả mông nhưng cũng không dám cãi lại”, một độc giả chia sẻ.
Gần đây, nội dung “ phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học” trong Dự thảo Nghị địnhQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nhận được sự quan tâm và phản hồi của rất nhiều độc giả.
Ảnh minh họa.
Tiêu biểu là ý kiến của độc giả Nguyễn Lộc bày tỏ quan điểm không đồng tình vớiquy định này của Bộ GDĐT và dẫn chứng bằng câu chuyện của chính bản thân mình. Chúng tôi xin được đăng tải nguyên văn ý kiến này:
“Ngày xưa tôi đi học quậy phá bị thầy giám thị cầm cán chổi đánh cho tím cả mông nhưng cũng không dám cãi lại. Về nhà gia đình đòi làm dữ, nhưng rồi cũng thôi, vì nghĩ là thầy chỉ giúp gia đình dạy. Từ đó tôi không dám quậy phá trong lớp nữa.
Sau khi tốt nghiệp, một vài chuyện trên báo làm tôi nhớ lại lúc ấy nhưng không phải là học sinh mà là giáo viên bị phê phán vì phạt học trò. Và khi đọc bài báo này, tôi thấy giáo viên càng ngày càng sợ học sinh vì học sinh có luật pháp bảo vệ, còn giáo viên mà bị thì cũng chỉ cười trừ vì học sinh đang ở tuổi vị thành niên.
Ảnh minh họa.
Tôi nhớ lúc học trung cấp, thầy đang la thì có một thằng bạn nói nhỏ: “Ông cũng nhận lương từ tôi thôi”. Không may thầy giáo nghe thấy song không biết ai nói. Thầy nổi giận và nói: “Thế tụi mày nói tao bán chữ chứ không phải dạy chữ phải không”.
Nói xong câu đó thầy ngồi xuống bàn gần như sắp khóc. Tôi kêu thằng bạn lên xin lỗi thầy và nói là không có ý đó. Bạn tôi đứng dậy xin lỗi và thầy vui vẻ tiếp tục giảng bài. Tiết học của thầy tuy khó nhưng thầy rất vui tính, biết cách giảng bài và pha những câu nói đùa vào bài giảng.
Video đang HOT
Thế mới thấy thầy cô bao giờ cũng yêu thương học sinh, thế nhưng liệu học sinh có tôn trọng thầy cô hay không, hay như bây giờ càng ngày càng lấn át và không tôn trọng.
Nhà giáo là một nghề cao quý. Họ trồng người thì họ phải uốn nắn như cây kiểng muốn đẹp cũng phải uốn từ nhỏ thế sao không cho họ uốn nắn một cách hết mình.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Ngược đãi học sinh, giáo viên sẽ bị phạt 5 triệu đồng
Thầy cô đánh, hành hạ học sinh sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi đó, hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo có mức phạt cao hơn, từ 5-20 triệu đồng.
Đây là một trong nhiều điểm mới của Dự thảo Nghị định Quy địnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GD - ĐT vừa bạn hành. Ngoài ra, Dự thảo còn đề cập đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội, trong đó một số điểm đáng lưu ý sau:
Xúc phạm người học, người dạy
Bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp giáo viên bị chính học trò hành hung thậm chí dẫn đến thương tích. Để bảo vệ người học, người dạy, và góp phần ngăn chặn những hành vi này, Bộ GD - ĐT đã đưa ra dự thảo quy định phạt tiền những hành vi sai trái này
Cụ thể: đối với người ngược đãi, hành hạ học sinh mức phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; còn xâm phạm nhân phẩm, thân thể, danh dự của nhà giáo, nhân viên cơ sở giáo dục mức phạt sẽ cao hơn, từ 5-20 triệu đồng.
Đến nay, quy địnhxử phạt này vẫn đang trong quá trình thảo luận và sẽ được đưa vào thực hiện trong thời gian tới.
Bộ GD - ĐT sẽ lấy ý kiến để thống nhất quy định xử phạt hành chính về các vi phạm ở lĩnh vực giáo dục, trong đó việc bạo lực học đường. Ảnh minh họa.
Buộc học sinh nghỉ học không đúng quy định
Việc quyết định đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền của nhà trường nhưng phải thực hiện theo Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinhcủa Bộ GD -ĐT. Tuy nhiên trong thực tế, không ít trường hợp nhà trường làm saiquy định khiến nhiều học sinh bị nghỉ học oan.
Để chấn chỉnh hiện tượng này, dự thảo cũng nêu rõ sẽ xử phạt hành chính đối với các nhà trường vi phạm quy định về kỷ luật người học.
Cụ thể: đối với quyết định kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 1-10 triệu đồng. Mức phạt sẽ tùy thuộc vào số lượng người học bị kỷ luật sai, phạt tối đa 10 triệu đồng dành cho trường hợp kỷ luật sai từ 11 người trở lên.
Bên cạnh việc xử phạt hành chính, dự thảo cũng nêu rõ, các trường vi phạm phải huỷ bỏ các quyết định sai trái và khôi phục quyền học tập của người học.
Sử dụng giáo viên không đủ trình độ
Trong thực tế, nhiều trường học trên cả nước đã sử dụng đội ngũ giáo viên, viên chức không đủ chuyên môn, trình độ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục.
Để chấn chỉnh vấn nạn này, dự thảo cũng quy định rõ sẽ tiến hành xử phạt hành chính. Theo đó, các trường có thể bị phạt từ 5-30 triệu đồng khi sử dụng giáo viênkhông đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
Đặc biệt, tại các trung tâm ngoại ngữ, tin học nếu sử dụng giáo viên không đủ chuyên môn cũng sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng. Mức phạt cao nhất 30 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi sử dụng giáo viên không đạt chuẩn.
Các trường đại học đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng cần lưu ý một điểm quan trọng đó là đối với hành vi vi phạm quy định về phân công nhà giáo hướng dẫn luận văn, luận án cũng sẽ bị phạt 30-50 triệu đồng.
Không chỉ xử phạt hành chính, dự thảo còn nêu rõ các trường sử dụng giáo viênkhông đủ trình độ sẽ phải chấm dứt hợp đồng, đình chỉ giảng dạy.
Sửa học bạ, phiếu điểm
Việc sửa điểm và xếp loại hạnh kiểm trong học bạ khá đơn giản: giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm, dùng bút mực đỏ gạch điểm cũ và xếp loại hạnh kiểm cũ đi, viết điểm, xếp loại mới vào, thêm chỗ chốt sửa ở góc bên dưới là xong.
Vì vậy, nếu muốn làm mới học bạ cho "đẹp" hơn thì chỉ cần nhận được sự đồng ý của hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn.
Việc làm tiêu cực này đã để lại hậu quả nghiêm trọng trong môi trường giáo dục, tạo nên sự không công bằng trong học sinh.
Trong những năm qua, hàng loạt vụ sửa học bạ liên tiếp được phanh phui là hồi chuông cảnh tỉnh đã đến lúc Bộ GD - ĐT cần có biện pháp siết chặt khâu quản lý hồ sơ của học sinh, chấm dứt tiêu cực "xin - cho" trong nhà trường.
Những vi phạm này đã được quy định rất rõ mức xử phạt hành chính trong dự thảo mới như sau: đối với hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra việc sửa chữa học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học sẽ bị phạt từ 2-10 triệu đồng; còn trường hợp không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định của Điều lệ nhà trường cũng bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng.
Bên cạnh việc xử phạt hành chính, giáo viên, nhà trường phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, bổ sung đầy đủ hồ sơ đảm bảo công bằng cho người học.
Ngày 19/3, lãnh đạo Bộ GD - ĐT, đại diện các Sở GD - ĐT, các trường học trên cả nước đã cùng trao đổi những vấn đề này trong Hội thảo Nghị định về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Dựa trên cơ sở đó, Bộ sẽ có quyết định chính thức và cụ thể về dự thảo này trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu đáng mừng của ngành giáo dục bởi những việc làm "mạnh tay" này sẽ hạn chế sai phạm và góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Đào tạo liên thông: Đi học như... đi chơi Chỉ cần nhờ người học không cần đến lớp, ngày thi mới đến trường..., nhiều sinh viên học liên thông chỉ xác định chỉ cần có bằng. Nhiều lớp đào tạo liên thông rất lộn xộn. Thấy tôi hỏi về đào tạo liên thông, đứa em vừa tốt nghiệp ngành kế toán bậc học này cho biết, có thời điểm hàng chục người...