Giáo viên dân tộc thiểu số vượt khó gieo chữ trên quê hương
Phạm Văn Nam và Đinh Thị Hồng Linh là hai giáo viên dân tộc thiểu số được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020.
Họ đã vượt qua nhiều khó khăn để bám trường bám lớp và truyền dạy kiến thức, kỹ năng cho học trò trên quê hương.
Dạy chữ con em đồng bào
Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh (SN 1993, dân tộc Hrê) đã gần 7 năm gắn bó với trường mẫu giáo An Dũng dạy dỗ những mầm non của quê hương An Dũng – xã nghèo của huyện An Lão, Bình Định. Người dân ở đây phần lớn là người dân tộc thiểu số Hrê.
Để có hạnh phúc được gieo những con chữ đầu tiên cho người đồng bào mình, cô đã không ngừng nỗ lực vượt qua những năm tháng khó khăn khi sinh ra trong gia đình nghèo 8 anh chị em; năm tháng sinh viên CĐ Sư phạm Trung ương vừa học vừa làm thêm ở Hà Nội.
“Ngành học Mầm non tưởng chừng dễ nhưng dần tôi nhận ra khó vô cùng. Ngành học đòi hỏi những cô giáo mầm non tương lai phải quý trẻ, yêu nghề, kiên nhẫn, biết kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao và hết sức bao dung. Nghĩ đến những đứa trẻ trong làng nhem nhuốc, chỉ quẩn quanh với bếp lửa hay lẽo đẽo theo bố mẹ lên nương… tôi lại cố gắng vươn lên”, cô Linh kể.
Cô giáo Hồng Linh hạnh phúc khi dạy những nét chữ, câu hát cho con em đồng bào dân tộc mình
Đó cũng là động lực để cô Linh vượt qua khó khăn để gắn bó với nghề khi đi dạy. Cô kể, địa hình quanh co, người dân sống dọc hai bên bờ sông và dưới chân núi. Giao thông đi lại không thuận tiện, có sông nhưng không có cầu. Đến mùa mưa, học sinh ở bên kia sông phải nghỉ học vì không có cầu qua lại. Có những hôm, cha mẹ các em đi làm xa không về kịp để đón con, cô phải cõng từng em qua sông để trở về nhà.
Bên cạnh việc tổ chức truyền dạy kiến thức, kỹ năng trên lớp, cô Linh hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi như: “Bé năng động cùng Aerobic cấp huyện”, “Bé yêu tiếng Việt cấp huyện”… và nhiều em đạt giải cao. Ngoài công tác chuyên môn, cô Linh còn làm Bí thư Chi Đoàn trường và luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động phong trào, giúp đỡ học sinh và người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn.
Gieo chữ ở “Sapa của xứ Thanh”
Video đang HOT
Thầy giáo Phạm Văn Nam (SN 1981, dân tộc Mường) đã bắt đầu những ngày đầu tiên của nghề gieo chữ ở trường THCS Lũng Cao (sau là trường phổ thông Cao Sơn) huyện Bá Thước, Thanh Hóa.
Trường cách trung tâm thị trấn hơn 20km với con đường mịt mù bụi ngày khô và lầy lội những ngày mưa; nằm trên độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển mà như nhiều người thường gọi “Sa Pa của xứ Thanh”. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái với nhiều khó khăn về giao thông, khí hậu, điện thắp sáng chưa có.
Thầy Nam chia sẻ: “Một ngày thu của năm 2006, tôi cùng hai đồng nghiệp men theo đường món với những đoạn dốc thẳng đứng để lên với Cao Sơn. Trước mắt chúng tôi là hai phòng học tranh tre nứa lá mà sự tưởng tượng dù có lãng mạn đến đâu tôi cũng không nghĩ ra, gọi là phòng học nhưng thực ra là những thanh tre ghép lại đặt trên nền đất ẩm ướt”.
Trong ngày đầu tiên lên lớp, cảm xúc của thầy Nam không phải là sự háo hức mà là rưng rưng khi thấy học sinh quần áo rách, đôi chân trần trong giá lạnh của vùng cao dù đang ở mùa thu. “Ánh mắt trong veo của học sinh khi ấy có lẽ là động lực lớn nhất để tôi gắn bó với vùng đất này, cuộc sống có phần hoang sơ và con người chân thật, mến khách đến kỳ lạ”, thầy Nam kể.
Thầy Nam chia sẻ, có những lúc chạnh lòng, nhất là khi chiều buông, học sinh ra về, đồng nghiệp ở gần nhà trở về với gia đình khiến trào dâng cảm giác thèm tiếng nói trẻ con, bữa cơm gia đình, sự náo nhiệt phố thị thay cho sự tĩnh lặng nao lòng giữa núi rừng. Nhưng không vì thế mà thầy bỏ cuộc.
Sau 5 năm công tác, thầy chuyển về trường THCS Hạ Trung – một ngôi trường khác ở vùng khó huyện Bá Thước.
“Ánh mắt trong veo của học sinh khi ấy có lẽ là động lực lớn nhất để tôi gắn bó với vùng đất này, cuộc sống có phần hoang sơ và con người chân thật, mến khách đến kỳ lạ”.
Thầy giáo Phạm Văn Nam nói.
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long tổ chức, nhằm vinh danh các các giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Từ ngày 16 – 17/11, các thầy cô giáo tuyên dương trong chương trình tham gia các hoạt động: Gặp mặt Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; gặp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc..
Cô giáo Hrê nặng lòng với trẻ em dân tộc thiểu số
Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh không chỉ là giáo viên mầm non người đồng bào dân tộc thiểu số tận tụy với trò, mà con đường để đến với giảng đường đại học với rồi trở thành cô giáo là một câu chuyện dài.
Cô Đinh Thị Hồng Linh chăm sóc học trò.
Đường đến với ước mơ
Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh - giáo viên mầm non người đồng bào dân tộc thiểu số người Hrê hiện đang công tác tại trường Mẫu giáo An Dũng, huyện An Lão - một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Bình Định.
Sinh ra trong gia đình có tám anh chị em. Bố mẹ đã làm quần quật để nuôi cả đàn con tám đứa được đủ ăn, đủ mặc. Năm 2011, cô Linh tốt nghiệp lớp 12.
Khi biết tin mình đã đậu vào Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương I (Hà Nội), chuyên ngành mầm non, cô Linh vừa buồn vừa vui rồi lo lắng, hi vọng, thấp thỏm... Cảnh nhà như thế, liệu ước mơ của mình sẽ sáng được như đom đóm chăng? Rồi sau nhiều lần bàn tính, tới lui... vì thương con bố mẹ đã hạ quyết tâm sẽ cố gắng bằng mọi cách tạo điều kiện cho con đi học.
Thời gian đầu cô gái dân tộc Hrê khá chật vật với cuộc sống xa nhà. Mọi thứ với cô đều xa lạ, mới mẻ, bỡ ngỡ nhưng bù lại cô được học tập và trải nghiệm cuộc sống mới, gặp những người bạn cùng chí hướng, được những thầy, cô khai sáng tâm trí - đó là điều hạnh phúc vô cùng.
Cô Đinh Thị Hồng Linh
Năm tháng đó, để trang trải cuộc sống và có tiền đóng học phí, cô Linh vừa đi học vừa đi làm thêm vào những ngày cuối tuần. Lắm lúc mệt rã rời nhưng lại thấy mình may mắn, tự hào vì sự cố gắng của bản thân, quan trọng hơn là giảm đi gánh nặng cho gia đình.
Cô Linh chia sẻ: "Ngành học mầm non tưởng chừng rất dễ nhưng càng học tôi đã nhận ra rằng: ngành học này không hề dễ, nó đòi hỏi người học và sẽ là những cô giáo mầm non tương lai phải biết quý trẻ, yêu nghề, kiên nhẫn, biết kềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao, hết sức bao dung. Bao lần tưởng chừng phải dừng lại nhưng rồi tôi đã chạm được ước mơ của mình, nghĩ đến những đứa trẻ trong làng lem luốc, chỉ quẩn quanh với bếp lửa hay lẽo đẽo theo bố mẹ lên nương...tôi càng cố gắng vươn lên".
Năm thứ 3, cô Linh được về quê thực tập tại Trường mầm non An Lão. Đấy là niềm hạnh phúc rất lớn mà cô mong chờ. Ngày đầu tiên bước vào cổng trường, vừa hồi hộp, vừa lo lắng, thấy các con ở đây rất dễ thương, thân thiện, gần gũi và cất tiếng chào"Chúng con chào cô ạ!"... đó là kỉ niệm mà cô Linh nhớ mãi không bao giờ quên.
Chắp cánh những ước mơ
Năm 2013, tốt nghiệp ra trường cô Linh được Phòng Giáo dục và Đào tạo An Lão bố trí công tác tại Trường mẫu giáo An Dũng. Đây là nơi cô sinh ra và lớn lên, và cô sẽ dạy những con chữ đầu tiên cho chính người đồng bào mình.
Cô Linh cùng học sinh dân tộc
An Dũng là một xã miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây phần lớn là người dân tộc thiểu số (người Hrê) chủ yếu làm nông, trình độ dân trí thấp. Địa hình quanh co, người dân sống dọc theo hai bên bờ sông và dưới chân núi. Giao thông đi lại không thuận tiện, có sông nhưng không có cầu.
Đến mùa mưa học sinh ở bên kia sông phải nghỉ học vì không có cầu qua lại, có những hôm, cha mẹ các em đi làm xa không về kịp để đón con, cô Linh phải cõng từng em qua sông để trở về nhà. Trường học thì không đủ phòng nên nhà trường đã mượn nhà văn hóa thôn cho cô giáo dạy học. Trạm y tế thì xa các thôn nên ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân.
Trong thời gian gần đây, theo quy hoạch của tỉnh thì An Dũng là vùng nằm trong dự án "Hồ chứa nước Đồng Mít". Các hộ dân phải di dời đi nơi khác, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tâm lý cha mẹ học sinh và việc học của học sinh,.... Đặc biệt trong năm vừa rồi, dự án bắt đầu xây dựng thì càng thêm khó khăn cho nhà trường và nhân dân. Các thôn làng lần lượt di dời xuống chỗ ở mới, nhiều học sinh phải nghỉ học một thời gian vì điều kiện đi lại quá trở ngại, khiến các em chán nản trong học tập.
Nhiều trở ngại là vậy nhưng cô, trò chưa bao giờ từ bỏ mà vẫn nỗ lực dạy tốt, học tốt. Ngoài các hoạt động dạy và học, trường còn tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức như: "Bé năng động cùng Aerobic cấp huyện" hay "Bé yêu tiếng Việt cấp huyện"... trong nhiều năm liên tiếp các em đều đạt giải cao.
Mặc dù các em đều là người dân tộc thiểu số nhưng lại rất mạnh dạn, tự tin khi được tham gia và thi với các bạn trường khác trong huyện. Trong quá trình công tác tại trường, cô Linh luôn tận tâm hướng dẫn, dạy bảo cho các em. Cô Linh còn tham gia các cuộc thi như: giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp huyện đều đạt giải, cô còn tham gia các cuộc thao giảng do trường tổ chức đặc biệt là thao giảng cụm để các trường bạn cùng đến tham dự, trao đổi học tập chuyên môn.
Cô Linh còn được cử làm đại diện Đoàn viên tiêu biểu đi tham dự Đại hội Đoàn cấp huyện và Đại hội Đoàn cấp tỉnh. Năm học vừa qua, cô Linh đã tham gia cuộc thi "Tìm hiểu đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và trẻ tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" do ngành tổ chức, đạt giải ba. Cô chia sẻ: "Tôi rất biết ơn những người đã cho tôi động lực, cho tôi sự mạnh dạn dù chỉ một chút để tôi được thể hiện, được học hỏi. Xin cảm ơn các đồng nghiệp luôn giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi để tôi có được thành công như ngày hôm nay. Cảm ơn các em học sinh đã cho tôi được thực hiện ước mơ làm cô giáo".
Cô Linh là một trong số những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020. Chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.
Đến thăm các thầy cô giáo, đại diện Ban tổ chức, ông Trịnh Văn Hào - Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long cho biết: "Năm nay chương trình tuyên dương các giáo viên là người dân tộc thiểu số diễn ra trong bối cảnh đặc biệt của ngành giáo dục vì những ảnh hưởng của dịch Covid - 19 va nhưng rui ro thiên tai. Ban tổ chức hy vọng rằng những câu chuyện đầy cảm hứng và xúc động của những giáo viên dân tôc thiêu sô sẽ được lan tỏa rộng rãi trong xã hội để chúng ta thêm trân quí những người đưa đò thầm lặng, hi sinh hết mình truyền tải kiến thức cho các em học sinh nơi non cao, vung sâu, vung xa".
Thiếu hàng nghìn chỉ tiêu ngành Giáo dục mầm non hệ cao đẳng Hai trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đang thiếu gần 3.000 sinh viên ngành Giáo dục mầm non và phải thông báo tuyển bổ sung. Ảnh minh họa Cao đẳng Sư phạm Trung ương (Hà Nội) thông báo tuyển bổ sung hơn 2.000 chỉ tiêu ngành Giáo dục mầm non. Như vậy, trường mới tuyển được khoảng 800 trong tổng số hơn...