Giáo viên Đắk Lắk: Tù mù biên chế – hợp đồng
Dù quyết định của UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk ghi rõ hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế nhưng nhiều giáo viên đang đứng trước nguy cơ mất việc vì không còn biên chế
Chị Huỳnh Thị Hà bức xúc vì bị chấm dứt hợp đồng nhưng không được giải quyết các chế độ theo quy định
Rất nhiều giáo viên được chủ tịch UBND huyện Krông Pắk ra hàng loạt quyết định về việc ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế, nhận công tác tại một số đơn vị để chờ đợt thi tuyển viên chức. Tuy nhiên, dù chưa chính thức chấm dứt hợp đồng, nhiều giáo viên, nhân viên trường học phải nghỉ ở nhà vì nhà trường không đủ kinh phí trả lương.
Còn hợp đồng nhưng không có lương
Theo phản ánh của cô Nguyễn Thị Bình (SN 1988; giáo viên Trường THCS Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk), tháng 6-2012, cô được ông Nguyễn Sỹ Kỷ, Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk (Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk lúc đó), ra quyết định về việc ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế.
Nội dung quyết định này nêu rõ: Giao cho hiệu trưởng chịu trách nhiệm ký hợp đồng, bố trí giảng dạy theo chuyên môn kể từ ngày nhận công tác tại đơn vị (chờ xét tuyển, nếu trúng tuyển thì tuyển dụng mới, nếu không trúng tuyển thì chấm dứt hợp đồng). Kinh phí chi trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước giao trong chỉ tiêu biên chế.
Cô Bình cho biết trong đợt nghỉ hè năm 2017, ông Nguyễn Trung Hiếu, Hiệu trưởng Trường THCS Ea Kly, đưa ra lý do nhà trường không đủ ngân sách để chi trả nên cắt lương của giáo viên hợp đồng. Việc trả lương được thực hiện theo tiết dạy cụ thể nên cô không đồng ý. Từ đó, nhà trường không bố trí cho cô Bình giảng dạy.
“Rõ ràng tôi thuộc diện hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế, kinh phí chi trả lương từ nguồn ngân sách nên tôi không chấp nhận việc hưởng lương theo tiết dạy. Từ tháng 6-2017 đến nay, nhà trường đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, không trả lương cho tôi” – cô Bình cho biết.
Cô Nguyễn Thị Thanh Diệu, giáo viên Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk), cũng được ông Nguyễn Sỹ Kỷ ra quyết định cùng thời điểm với cô Bình. “Rõ ràng, quyết định hợp đồng của tôi trong chỉ tiêu biên chế mà giờ huyện nói không còn chỉ tiêu, hóa ra họ lừa chúng tôi sao?” – cô Diệu bức xúc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trung Hiếu, khẳng định: “Nhà trường không có thẩm quyền chấm dứt hợp đồng mà thẩm quyền thuộc huyện, chỉ biết chờ huyện đưa ra hướng xử lý. Thời gian qua, cô Bình nhiều lần yêu cầu nhà trường phải trả đúng số tiền như trước đây theo diện hợp đồng biên chế nhưng kinh phí cấp về cho nhà trường không đủ trả như cô yêu cầu. Dù cô Bình không đi dạy nhưng nhà trường vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ cho cô trong thời gian qua”. Theo ông Hiếu, hiện trường có 6 giáo viên cũng rơi vào trường hợp của cô Bình, trong đó có tới 3 giáo viên tiếng Anh dù trường chỉ 12 lớp.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện huyện Krông Pắk có hàng trăm hợp đồng dạng trong chỉ tiêu biên chế nhưng thực tế thì không còn biên chế!
Video đang HOT
Dôi dư 80 nhân viên trường học
Ngoài việc dôi dư gần 600 giáo viên hợp đồng, huyện Krông Pắk cũng ký hợp đồng thừa khoảng 80 nhân viên trường học khiến nhiều người bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Chị Huỳnh Thị Hà, nhân viên thiết bị trường học tại Trường Tiểu học Phan Bội Châu, cho biết vào đầu năm 2008, chị được ký quyết định hợp đồng lao động ngắn hạn chờ thi viên chức. Tháng 5-2008, UBND huyện Krông Pắk có quyết định về việc ký hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế với chị. Sau đó, chị Hà tham gia kỳ thi vào biên chế nhưng không đậu. Tuy nhiên, do trường không có nhân viên thiết bị trường học nên đến tháng 4-2016, chị tiếp tục được UBND huyện Krông Pắk ra quyết định ký hợp đồng lao động chờ thi tuyển viên chức.
Đến tháng 8-2016, chị Hà nghỉ thai sản và đến tháng 1-2017, nhà trường thông báo chấm dứt hợp đồng. “Nhà trường chấm dứt hợp đồng nhưng không thông báo cho tôi, không thực hiện các chế độ dành cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng là điều không thể chấp nhận được. Chưa kể, theo quyết định của UBND huyện thì thời hạn hợp đồng từ lúc ký đến lúc thi tuyển viên chức nhưng chưa thi tuyển mà họ đã đơn phương chấm dứt hợp đồng” – chị Hà băn khoăn.
Bà Hồ Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Bội Châu, giải thích chị Hà được UBND huyện Krông Pắk ra quyết định về việc ký hợp đồng vào tháng 4-2016 để chờ kỳ thi biên chế. Đến tháng 12-2016, huyện Krông Pắk thông báo chấm dứt hợp đồng với những giáo viên, nhân viên hợp đồng nhưng không thi đậu trong kỳ thi biên chế trước đó và cả quyết định mới được ký.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc quyết định hợp đồng lao động trong năm 2016 của UBND huyện Krông Pắk có nội dung “chờ thi viên chức” nhưng từ năm 2016 đến nay, huyện chưa tổ chức kỳ thi nào mà giáo viên vẫn bị chấm dứt hợp đồng, bà Nhàn nói: “Tôi làm theo đúng chỉ đạo của UBND huyện thôi!”.
Thừa cán bộ quản lý
Theo kết luận đầu năm 2018 của Thanh tra Chính phủ, trong 4 năm (2013-2016), UBND huyện Krông Pắk đã bổ nhiệm thừa theo quy định 32 cán bộ quản lý tại các trường học. Ngoài ra, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cũng bổ nhiệm 2 trường hợp là hiệu trưởng các trường không đủ độ tuổi để bảo đảm nhiệm kỳ 5 năm theo quy định. Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk bổ nhiệm 1 trường hợp quá tuổi; 1 trường hợp khi bổ nhiệm chưa phải là viên chức theo quy định.
Theo NLĐ
Hàng trăm giáo viên Đắk Lắk mất việc phải làm đủ nghề để sống
Hàng trăm giáo viên ngỡ ngàng khi bị chấm dứt hợp đồng. Để có tiền trang trải cuộc sống sau nhiều năm đứng bục giảng, họ phải làm đủ thứ nghề.
ảnh minh họa
Sau một ngày nhận thông báo của UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), nhiều giáo viên cho biết mình chính thức bị thất nghiệp.
"Trước đó, UBND huyện không làm hợp đồng lại, chúng tôi vẫn nghĩ tìm mọi cách để được đi dạy nhưng giờ coi như hết. Sau mấy năm cống hiến, hàng trăm giáo viên như tôi phải thất nghiệp, làm đủ việc để kiếm sống", cô T.T.T. (trường tiểu học Hòa Tiến, xã Hòa Tiến) nói với Báo .
'Nghề gì nuôi sống bản thân cũng làm'
Thầy Nguyễn Tuấn Anh - giáo viên tin học trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai - cho biết ngày 23/7/2015, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (thời điểm này là chủ tịch UBND huyện Krông Pắk) có quyết định ký hợp đồng lao động với mình. Thời điểm đó, thầy Tuấn Anh được ký hợp đồng với lương bậc 1/9, hệ số 2,34 và giao về trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhưng sau hai năm dạy hợp đồng, đến chiều 20/1/2017, nhà trường mời thầy Tuấn Anh và 21 giáo viên dạy hợp đồng khác lên yêu cầu ký lại hợp đồng thời vụ (từ tháng 2 đến tháng 7/2017), với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng/người. Trừ 32,5% tổng lương để đóng các loại bảo hiểm, mỗi người chỉ còn được nhận 1,0025 triệu đồng.
"Với lương hơn 1 triệu đồng không nuôi nổi bản thân và gia đình, tôi cùng nhiều thầy cô buộc phải rời trường đi kiếm việc khác. Giờ chúng tôi không đi dạy nên ở nhà ai gọi gì cũng làm, một số phải xa quê cầu thực", thầy Tuấn Anh ngậm ngùi.
Tương tự, Cô T.T.T. (trường tiểu học Hòa Tiến, xã Hòa Tiến) cho hay năm 2014, cô được trường ký hợp đồng giảng dạy môn tiếng Anh. Toàn trường có 11 lớp phải học môn tiếng Anh, tuy nhiên chỉ mình cô là giáo viên dạy tiếng Anh. Thế nhưng, theo thông báo, cô vẫn phải chấm dứt hợp đồng để nhường cho các giáo viên trường khác vì dư thừa.
Cô T. đăng ký dự kỳ thi tuyển viên chức nhưng không được, vì quy định phải có bằng Sư phạm tiếng Anh, trong khi bằng cấp của cô chỉ là cử nhân tiếng Anh, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
"Quy định như ngành giáo dục giải thích có hiệu lực từ năm 2015, trong khi tôi được nhận vào trường trước đó. Mặt khác, nhiều giáo viên cũng bằng cấp như tôi vẫn được nhận vào dạy tại nhiều trường", cô T. thắc mắc.
Cô T. đã chuẩn bị nhiều câu hỏi, kiến nghị mong muốn được lãnh đạo huyện giải đáp. Tuy nhiên, chiều 9/3, UBND huyện chỉ thông báo chấm dứt hợp đồng rồi mời tất cả giáo viên ra về, không cho ý kiến.
"Còn vài ngày nữa là tròn 4 năm đứng trên bục giảng. Đùng một cái huyện thông báo chúng tôi mất việc. Hàng trăm giáo viên như tôi đã cống hiến tuổi thanh xuân đứng trên bục giảng. Bây giờ chúng tôi thất nghiệp, gia đình tôi, con cái tôi phải sống sao?" - cô T. bật khóc trước sân UBND huyện Krông Pắk.
Hai đời chủ tịch tuyển dư 600 giáo viên
Về việc ký tuyển dụng hơn 600 giáo viên hợp đồng dẫn đến dư thừa, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã chỉ đạo UBKT tỉnh kiểm tra và có những kết luận về sai phạm.
Theo đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2016) được xác định đã ký tuyển dụng, chỉ đạo ký tuyển dụng hơn 400 trường hợp. Từ những sai phạm trên, ông Kỷ bị kỷ luật cảnh cáo.
Đến nhiệm kỳ ông Y Suôn Byă (Chủ tịch UBND huyện đương nhiệm, nhiệm kỳ 2016-2021) tiếp tục ký tuyển hơn 100 trường hợp. Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đã cho kiểm tra và chỉ ra những sai phạm nhưng đến nay chưa có kết luận kỷ luật.
Các giáo viên "vay" phó chủ tịch UBND huyện chiều 9/3 sau khi nhận thông báo. Ảnh: Minh Quý.
Về giải pháp xử lý số giáo viên, lãnh đạo trường học tuyển dụng, bổ nhiệm dư thừa, UBND huyện Krông Pắk từng có đề án trình lên cấp trên, xin không tuyển mới giáo viên, bổ nhiệm lãnh đạo trường.
Thay vào đó, sẽ "đôn" cấp phó ở các trường học lên làm lãnh đạo khi có người về hưu; luân chuyển từ trường thừa sang trường thiếu, tổ chức thi tuyển biên chế từ nguồn tuyển dụng dư thừa. Theo đề án, đến cuối năm 2019 sẽ cơ bản giải quyết được nguồn dư thừa này.
Tuy nhiên, ngày 9/3, UBND huyện này lại tổ chức họp thông báo chấm dứt hợp đồng, khiến hàng trăm giáo viên bức xúc.
Trao đổi với Báo , bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết khoảng 600 giáo viên hợp đồng được chia làm hai loại là giáo viên không có vị trí để xét tuyển (có 200 người); giáo viên có vị trí xét tuyển khoảng 400 người nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ 83 người.
Theo đó, trong tổng số hơn 600 giáo viên dôi dư sẽ tuyển 83 người còn lại sẽ bị chấm dứt hợp đồng.
"Hai năm gần đây, huyện đã xin nhiều giải pháp để tuyển dụng những người đã tuyển ngoài biên chế. Tuy nhiên, tinh thần chỉ đạo từ trên và các quy định hiện hành không cho phép, bởi ngay cả những người có biên chế còn bị tinh giản, huống chi là giáo viên hợp đồng", bà Trinh nói.
Theo Zing
Huyện bảo 'yên tâm công tác', giáo viên mất việc đứng ngồi không yên Được mời vào hội trường UBND huyện Krông Pắk để 'thông báo thông tin mới nhất', các giáo viên chỉ nghe đọc công văn hỏa tốc của tỉnh, còn mọi câu hỏi không ai giải đáp. ảnh minh họa Liên quan đến vụ hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk, Đắk Lắk có nguy cơ mất việc, sáng 12-3, hàng trăm giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Sau kỳ nghỉ lễ: Những con giáp này cần đặc biệt chú ý đến lời nói và thái độ để tránh làm tổn thương nửa kia
Trắc nghiệm
11:12:25 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Người nhà nạn nhân cung cấp tình tiết 'nóng'
Pháp luật
11:02:11 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025
Trang phục phối màu đen đỏ 'quyền lực', thống trị mọi ánh nhìn
Thời trang
10:56:40 04/05/2025
3 món nấu đơn giản mà đậm đà hương vị: 10 phút ra món, ngon đến giọt cuối cùng!
Ẩm thực
10:41:08 04/05/2025
Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025