Giáo viên đa môn, khó khả thi

Theo dõi VGT trên

Tích hợp là phương pháp đổi mới dạy học tích cực nhưng phải được chuẩn bị kỹ về con người, phương pháp giảng dạy và chương trình sách giáo khoa.

Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năm 2018 Bộ GD&ĐT đổi mới dạy và học, giáo viên không chỉ lồng ghép chủ đề, kiến thức liên quan vào một môn học nữa mà chương trình mới sẽ thiết kế nhiều môn học với nhau. Vấn đề đặt ra, ai sẽ là người dạy các môn học tích hợp này?

Giáo viên đa môn, khó khả thi - Hình 1

Ảnh minh họa: T.iền Phong.

Khó hình dung kiến thức

Cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) cho rằng, lâu nay, giáo viên đã thực hiện dạy tích hợp kiến thức nhiều lĩnh vực trong một môn học chứ chưa thể hình dung tích hợp liên môn.

Cô lấy ví dụ, đang học về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, giáo viên phải giảng bối cảnh lịch sử ra đời tác phẩm là năm 1941 để hiểu tác giả đã phản ánh hiện tượng xã hội sinh động thời kỳ đó. Hay như, khi học về một trận đ.ánh Bạch Đằng ở môn Lịch sử, cô giáo phải mô tả vị trí địa lý diễn ra trận đ.ánh đó ra sao, thủy triều lên xuống thế nào. Như vậy, trong phần giảng môn Văn có kiến thức Lịch sử, trong Lịch sử có kiến thức địa lý, thiên văn.

Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lào Cai, ông Nguyễn Trường Giang, cũng khẳng định: “Bộ GD&ĐT khá lạc quan khi cho rằng giáo viên Vật lý có thể dạy được kiến thức Hóa học”.

Theo ông Giang, lâu nay giáo viên chỉ dạy tích hợp những phần kiến thức tự bản thân nó đã tích hợp lẫn nhau. “Còn tích hợp liên môn là điều khó khả thi”, ông Giang nói.

Không thể có giáo viên đa môn

Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năm 2018, Bộ GD&ĐT quyết liệt đổi mới dạy và học, giáo viên không chỉ lồng ghép chủ đề, kiến thức liên quan vào một môn học nữa mà chương trình mới sẽ thiết kế nhiều môn học với nhau.

Video đang HOT

Cụ thể, kiến thức các môn Văn, Sử, Địa sẽ có chung trong môn Khoa học xã hội. Kiến thức Lịch sử, giáo dục công dân, An ninh quốc phòng sẽ tích hợp trong môn Công dân với Tổ quốc. Kiến thức Lý, Hóa, Sinh có trong môn Khoa học tự nhiên.

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, dự kiến năm 2018 áp dụng chương trình mới, ngoài một phần sinh viên sư phạm được đào tạo mới, lực lượng chính đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy chủ yếu dựa vào số lượng giáo viên hiện nay. Bộ sẽ tập huấn giảng dạy tích hợp, trong đó chú trọng phương pháp còn kiến thức đa số giáo viên đã có sẵn.

Trên thực tế, Bộ GD&ĐT đang triển khai tập huấn chương trình dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực Khoa học xã hội cho các địa phương như Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk…

Sau khi dự chương trình tập huấn, một giáo viên chia sẻ: Bộ tập huấn cho mỗi địa phương từ 2-3 ngày, với tài liệu dày 325 trang chia 10 chuyên đề tổng hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân cho thấy có sự bất ổn về cấu trúc và nội dung kiến thức.

Ví dụ, giáo viên Sử ra trường dạy sao cho tốt Sử để học sinh thấy môn học cuốn hút từ đó mà say mê học đã khó. Nay Bộ thiết kế một tiết học có 45 phút yêu cầu giáo viên phải dạy cả Sử lẫn Địa Lý và Giáo dục công dân là điều không khả thi.

Trong chương trình tập huấn, Bộ yêu cầu giáo viên thiết kế một tiết học dạy thử tại Trường THPT Quốc học Huế đã vấp phải sự phản biện của đa số giáo viên.

Nguyên là Vụ trưởng Vụ giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, về lý thuyết, tích hợp là phương pháp đổi mới dạy học tích cực nhưng phải được chuẩn bị kỹ về con người, phương pháp giảng dạy lẫn chương trình sách giáo khoa nếu không sẽ là sự lồng ghép cơ học các môn học vào nhau.

Việc chắp nhặt kiến thức môn này vào môn khác không hợp lý khiến học sinh không được tiếp nhận trọn vẹn kiến thức mỗi môn học sẽ rất nguy hiểm.

Theo Nguyễn Hà/Tiền Phong

Dạy tích hợp sẽ đi về đâu?

Điều kiện thiết yếu để giảng dạy tích hợp như đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị nên chưa biết tích hợp sẽ đi về đâu!

Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết giảng dạy liên môn, tích hợp đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thế nhưng, cách làm của họ khác chúng ta. Họ làm theo lộ trình cuốn chiếu, từ bậc học thấp đến cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam lại muốn đồng bộ ở tất cả cấp học nhưng chưa chuẩn bị kỹ mọi điều kiện.

Mỗi giáo viên "tích" một kiểu

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận Gò Vấp, TP HCM cho rằng, không nhất thiết phải chờ đến khi tất cả điều kiện đều chín muồi, chúng ta mới bắt đầu dạy tích hợp. Vấn đề là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) không nên ôm đồm, muốn trong một thời gian phải hoàn thành ngay, phải hiệu quả ngay.

"Bộ để cho giáo viên tự soạn bài, ai thích đưa kiến thức gì thì đưa, mà không có sự bàn bạc, thống nhất với nhau thì chỉ như sự ghép nối đơn thuần, khiên cưỡng" - vị này nhận xét.

Theo ông Ngô Tương Đại, Phó hiệu trưởng Trường Quang Trung - Nguyễn Huệ (TP HCM), dạy tích hợp, liên môn chắc chắn là nên làm nhưng để tích hợp hiệu quả, tất cả các khâu - từ đào tạo giáo viên đến chương trình, đề thi - phải cân nhắc rất kỹ; nếu không, mỗi giáo viên "tích" một kiểu thì không ổn.

Dạy tích hợp sẽ đi về đâu? - Hình 1

Để dạy tích hợp, khâu đào tạo giáo viên cần phải được chú trọng từ trường sư phạm. Trong ảnh: Sinh viên ĐH Sư phạm TP HCM trong giờ học. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Ngoài ra, cần thống nhất tích hợp giữa các môn như thế nào và tích hợp đến đâu. Nhiều nước chỉ yêu cầu tích hợp một số nội dung cơ bản, sau đó cho giáo viên và học sinh thoải mái lựa chọn các chủ đề trong rất nhiều chủ đề tích hợp khác để dạy và học.

"Quan trọng nhất là khâu kiểm tra, thi cử. Bộ GD&ĐT nên nói rõ việc thi cử theo hình thức học liên môn tích hợp sẽ thế nào? Với các bậc học thấp, việc kiểm tra thì đơn giản nhưng ở THPT thì cụ thể ra sao?" - ông Đại đề xuất.

Ông Đại cho rằng, nếu đã dạy liên môn, tích hợp thì giáo viên chấm thi phải có quyền quyết định. Khi chấm bài, người thầy thấy học sinh lý luận đúng quan điểm của mình - có thể quan điểm đó không trùng với đáp án - thì vẫn cho đạt yêu cầu.

Một khi đáp án cứ yêu cầu phải đầy đủ thì tội cho học sinh, bởi tích hợp không chỉ là liên kết kiến thức của các môn mà còn dạy cho học sinh phương pháp nghiên cứu, xử lý các tình huống, phân tích những vấn đề khác nhau trên nền kiến thức cơ bản.

Trước hết phải cải tiến chương trình, SGK

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐHQG TP HCM, cho rằng, cải tiến chương trình và sách giáo khoa (SGK) là yêu cầu quan trọng cần thực hiện sớm, trước khi bắt tay vào giảng dạy tích hợp.

Ở Pháp, trong môn Lý - Hóa (chương trình giáo dục của Việt Nam tách riêng làm 2 môn), học sinh được học không chỉ các công thức vật lý và hóa học mà còn học ứng dụng của chúng đến sức khỏe của con người ra sao; trường điện từ, áp suất hay các nguyên tố ảnh hưởng đến con người thế nào... Học sinh được thực nghiệm trên lớp, làm những dụng cụ như radio hay vi mạch điều khiển tự động ở mức đơn giản.

Theo ông Nghĩa, học sinh phổ thông theo hướng học nghề của Pháp được tiếp cận với máy móc công nghiệp hiện đại, như các máy để chế tạo và sửa chữa ô tô. Ở các trường thực nghiệm, 3 môn Lý - Hóa, sinh vật và công nghệ được tích hợp thành một môn hỗn hợp kiểu "khoa học và công nghệ".

Cách tiếp cận môn toán và các môn khoa học khác đã bắt đầu mang tính nghiên cứu: Đặt vấn đề, suy luận, đặt các giả thuyết, làm thí nghiệm trên các ví dụ, viết ra phương trình thích hợp, tính toán tìm lời giải, kiểm tra lời giải, trình bày và thông báo kết quả...

Ở môn công nghệ, học sinh được học các phương pháp và kiến thức để hiểu và sử dụng được một số máy móc phổ biến do con người tạo ra nhằm phục vụ những nhu cầu khác nhau. Tóm lại, nội dung các chương trình môn học và cách tổ chức môn học tiếp cận sát thực tế, đưa học sinh đến gần cuộc sống hơn.

Một giáo viên Trường THPT Marie Curie (TP HCM) đ.ánh giá không phải giáo viên không biết cách dạy tích hợp mà Bộ GD&ĐT cần nói rõ tích hợp mức độ nào, cần những phương tiện giảng dạy gì, chứ không phải cứ na ná nhau là tích hợp. Việc giáo viên tự soạn chủ đề tích hợp trong khi còn chưa hiểu môn này cần tích hợp gì, môn khác tích hợp cùng thì ra sao, thì chỉ là cách làm chắp vá.

"Nếu chưa có tài liệu về tích hợp thì cần những hướng dẫn cụ thể. Đội ngũ biên soạn tài liệu liên môn, tích hợp cũng phải hùng hậu, được chọn lựa kỹ càng, có sự thống nhất; các nhà khoa học kiểm định có phù hợp với năng lực, trình độ học sinh hay không thì chúng tôi mới tâm phục khẩu phục" - giáo viên này bày tỏ.

Cần nhiều bộ sách

Ông Ngô Tương Đại cho biết, cái khó của tích hợp, liên môn hiện nay là chúng ta đang chỉ có một bộ SGK. Trong khi đó, ở các nước, gần nhất là Singapore, họ chấp nhận nhiều bộ SGK, nhiều chủ đề tích hợp do nhiều tác giả biên soạn. Họ chỉ yêu cầu một chương trình khung cơ bản, giáo viên chỉ cần dạy phần cơ bản, còn thời gian sau đó được tùy chọn loại sách, chủ đề để dạy và giúp học sinh thảo luận.

Theo Đặng Trinh/Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhà sản xuất phim 'Bước ngoặt' yêu cầu Thuỳ Anh bồi thường hơn 20 tỷ đồng
22:48:43 29/08/2024
Mỹ nam ê chề vì b.ị c.hê "mù chữ, ít học" khắp MXH
23:16:30 29/08/2024
Lọ Lem rơm rớm nước mắt, lên tiếng về hành động liếm môi gây tranh cãi
22:18:29 29/08/2024
Cặp đôi Vbiz bị đồng nghiệp để lộ chuyện hẹn hò, nguyên nhân xuất phát từ 1 món đồ
23:40:06 29/08/2024
Nữ diễn viên xây biệt phủ, tặng resort cho mẹ: U50 vẫn độc thân, đặt việc báo hiếu lên đầu
23:09:28 29/08/2024
"Truy tìm" hoa hậu có chiều cao khủng nhất làng giải trí Việt
23:06:44 29/08/2024
Chi Pu giành HCB tại đại hội thể thao toàn sao ở Trung Quốc, visual "không thể rời mắt" hút 100.000 lượt xem
23:03:12 29/08/2024
Việt Hương đính chính hậu tâm thư xin lỗi
23:27:29 29/08/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng mất 3 năm, tôi lại đi thêm bước nữa, ngày cưới tôi c.hết lặng khi thấy một chiếc ô tô t.iền tỉ ghé qua

Góc tâm tình

06:58:49 30/08/2024
Nửa năm sau khi chồng mất, tôi đi làm lại, cố gắng tìm niềm vui và hy vọng mới. Nhiều lần mẹ chồng tôi bảo tôi đi bước nữa, để cháu trai bà nuôi.

Nga phát hiện đạn pháo HIMARS gần nhà máy điện hạt nhân Kursk

Thế giới

06:54:47 30/08/2024
TASS ngày 28/8 dẫn thông tin từ Lực lượng Vệ binh quốc gia Nga cho biết, lực lượng này đã vô hiệu hóa nhiều vũ khí của Ukraine gần nhà máy điện hạt nhân tại vùng Kursk.

Khi Emily rời Paris

Phim âu mỹ

06:54:00 30/08/2024
Dù vấp phải nhiều chỉ trích, Emily in Paris vẫn là bộ phim rất ăn khách của Netflix. Trong phần 2 mùa 4, nhân vật nữ chính sẽ có sự thay đổi lớn khi rời Paris để tới Rome.

Nhà thừa bột mì, chị em đem pha với thứ này gội đầu, sau 3 ngày tóc không bết mà còn bóng khỏe

Làm đẹp

06:51:31 30/08/2024
Dùng bột mì và giấm để gội đầu dù đây là những thứ rẻ t.iền và phổ biến nhất nhưng chúng có thể mang lại kết quả không ngờ.

Trương Quân Ninh hẹn hò với đạo diễn kém 3 t.uổi

Sao châu á

06:48:48 30/08/2024
Vừa qua, nhiều khán giả chia sẻ hình ảnh của diễn viên Trương Quân Ninh và bạn trai đang dạo chơi ở Lisbon, Bồ Đào Nha.

Remind tự đ.ánh giá nhan sắc, hỏi fan đã hối hận chưa?

Netizen

06:48:48 30/08/2024
Từng được cộng đồng đặt nhiều kỳ vọng, cũng gặt hái được thành công ban đầu, thế nhưng loạt bất ổn trên sóng khi dẫn trực tiếp khiếnRemindnhận về nhiều chỉ trích.

GEN tung vũ khí bí mật hủy diệt DK

Mọt game

06:48:18 30/08/2024
Chiều ngày 28/08 (thứ tư) vừa qua, trận bán kết nhánh thắng đầu tiên của LCK Mùa Hè 2024 đã diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển Gen.G và Dplus KIA.

Nhạc phim 'Ván bài lật ngửa' sẽ được vang lên trong đêm nhạc Thanh Tùng

Nhạc việt

06:47:03 30/08/2024
Ngày 29/8 tại Hà Nội, đại diện gia đình cố nhạc sĩ Thanh Tùng công bố dự án Legacy of Love (Di sản của tình yêu) - buổi hòa nhạc theo hình thức classical crossover (dàn nhạc giao hưởng kết hợp với ban nhạc điện tử).

Hoa sữa về trong gió - Tập 2: Trang giấu bố chuyện nghỉ việc ở tạp chí

Phim việt

06:43:11 30/08/2024
Biết bố khó tính và không chịu nghe con cái, Trang (Hoài Anh) đành tiếp tục giấu bố việc bản thân đã nghỉ việc ở tạp chí.

Hướng dẫn cài đặt mã pin, nhân viên ngân hàng chiếm đoạt trên 1,2 tỷ đồng

Pháp luật

06:35:06 30/08/2024
Trước Tết Nguyên đán năm 2022, thông qua giới thiệu, Nguyễn Quốc Thành (SN 1991, trú TP Long Xuyên, An Giang) biết Phương là nhân viên Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) chi nhánh An Giang nên gửi hồ sơ đất nhờ làm thủ tục vay vốn.

Khán giả phim 'Đi giữa trời rực rỡ' đang ảo tưởng quyền lực của mình?

Hậu trường phim

06:30:23 30/08/2024
Bộ phim Đi giữa trời rực rỡ lấy bối cảnh cuộc sống người dân tộc miền núi đang thu hút sự chú ý của công chúng và gây ra những cuộc tranh luận về diễn xuất của các nhân vật chính