Giáo viên đã hết áp lực thi giáo viên dạy giỏi?
Theo quy định mới, chỉ còn hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, không còn hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp quốc gia.
Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông.
Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 12/02/2020.
Theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều điểm mới so với trước đây, cụ thể là:
Giáo viên tham gia theo nguyên tắc tự nguyện
Nguyên tắc của Hội thi được ghi rõ là dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi; bảo đảm tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, thực chất; bảo đảm đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Không tổ chức Hội thi quốc gia, chỉ còn thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh
Theo quy định mới, chỉ còn hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, không còn hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp quốc gia.
Theo quy định mới, chỉ còn hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, không còn hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp quốc gia. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ: dienbien.edu.vn)
Giáo viên không được dạy thử, thay đổi học sinh trong lớp học.
Giáo viên phải giữ nguyên trạng số học sinh, không dạy thử (dạy trước) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.
Giáo viên phải giữ nguyên trạng số học sinh, không dạy thử (dạy trước) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi; quy định này góp phần xóa bỏ việc “ép học sinh yếu nghỉ học”, “mượn học sinh giỏi” biểu diễn.
Tuy nhiên, có cấm giáo viên dạy thử được không? Thực tế, việc này không thể quản lý được; giáo viên có thể không dạy thử được ở lớp đã được phân công, còn lớp khác sao cấm được, vì là tiết dạy của giáo viên!
Giaó viên đã hết áp lực thi giáo viên giỏi?
Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển kí năm 2012 ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Video đang HOT
Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT quy định rõ:
Đánh giá trường tiểu học được chia làm ba mức độ:
1. Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu;
2. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1;
3. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Từng mức độ chuẩn, có quy định riêng về tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp.
Cụ thể: Trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu phải có ít nhất 40% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 phải có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Trong đó ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên; không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 phải có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ.
Những chỉ tiêu về tỉ lệ giáo viên dạy giỏi được quy định trong Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT cũng chính là áp lực để nhiều trường học hiện nay bằng mọi giá phải có đủ tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cho việc công nhận và giữ chuẩn quốc gia.
Như vậy, để bảo đảm đạt chuẩn, giữ chuẩn, chắc chắn giáo viên vẫn phải “tự nguyện” tham gia Hội thi; áp lực thi giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi vẫn “nguyên giá trị”.
Để Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT đi vào cuộc sống thực sự, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải sửa đổi Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT cho phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. download.com.vn/docs/thong-tu-22-2019-tt-bgddt/download
2. thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-59-2012-TT-BGDDT-cong-nhan-truong-tieu-hoc-dat-chuan-quoc-gia-163114.aspx
Hồ Oanh
Theo giaoduc.net
Có nên gấp gáp tổ chức "Hội thi giáo viên dạy giỏi" ngay từ đầu năm học?
Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn mới, các ngành giáo dục ở địa phương có nhất định phải tổ chức gấp gáp hội thi giáo dạy giỏi ngay từ đầu năm học như thế này?
Ngày 10/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Dự thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học mầm non, phổ thông để lấy ý kiến rộng rãi trong cả nước.
Lễ vinh danh các thầy cô xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2017- 2018 (Ảnh minh họa, nguồn thcsnguyendu.hoankiem.edu.vn).
Nếu Dự thảo này được thông qua, tin vui sẽ đến với hàng triệu nhà giáo vì nỗi lo "Sáng kiến kinh nghiệm' sẽ không còn ám ảnh nữa.
Thế nhưng, trong thời gian này gần như các trường học ở các cấp lại bắt đầu khởi động Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Đối tượng tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường gần như toàn bộ giáo viên trong trường (trừ những giáo viên đang bảo lưu các danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh...).
Mà yêu cầu đầu tiên của Hội thi buộc phải có Sáng kiến kinh nghiệm.
Thế là, thầy cô lại bắt đầu nháo nhào tìm đề tài, tìm các sáng kiến có trên các trang mạng để ăn cắp, copi và in sao.
Mất vài ngày nghĩ đề tài nhưng chỉ mất mươi phút in sao
Về lý thuyết, sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học là những ý kiến, những cách làm hay đã được bản thân áp dụng thành công trong giảng dạy mang lại hiệu quả thiết thực.
Thế nhưng, mấy ai có được điều này?Đây, chính là những kinh nghiệm của bản thân mà không trùng với bất cứ ai khác.
Hoặc có chăng cũng không thể đủ để viết thành một sáng kiến theo yêu cầu đòi hỏi.
Bởi thế, cái khó nhất với giáo viên không phải "viết" mà chính là việc chọn đề tài gì để đăng ký sẽ viết?
Chọn đề tài sáng kiến khó hơn là việc hoàn thành một sáng kiến.
Do, chọn đề tài thế nào để không trùng lắp với các đồng nghiệp khác, cũng đồng nghĩa với việc để các sáng kiến sẽ không bị giống nhau.
Trong thực tế, đã có không ít sáng kiến khi nộp lên lại giống nhau đến từng dấu chấm, phẩy.
Nực cười hơn là giống y chang cả những lỗi chính tả, lỗi chấm câu.
Có thể mất vài ngày để chủ nhân chọn cho mình một đề tài sẽ viết.
Nhưng khi có đề tài rồi, chỉ vài động tác nhấp chuột thì hàng chục sáng kiến của ai đó hiện ra.
Người lười, sửa sơ qua và in cái rẹc, đóng tập là xong.
Người cẩn thận hơn, lấy khúc mở đầu của sáng kiến này, copi cái biện pháp của sáng kiến kia, chép cái thực trạng của sáng kiến nọ...để cho có vẻ khang khác.
Có nhất thiết phải triển khai hội thi giáo viên dạy giỏi gấp đến thế?
Và lâu lắm cho những công đoạn copi, sao chép, in sao cũng chỉ khoảng mươi phút là cùng.
Bộ giáo dục ban hành Dự thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học để lấy ý kiến đóng góp của giáo viên, của những người quan tâm đến giáo dục.
Chứng tỏ, Bộ cũng đã thấy được những quy định trong điều lệ của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi trước đó không còn phù hợp nữa.
Bởi vậy, trong khi chờ đợi sự hướng dẫn mới về hội thi, các ngành giáo dục ở địa phương có nhất định phải tổ chức gấp gáp các hội thi ngay từ đầu năm học như thế này?
Trong khi vào đầu năm, giáo viên còn biết bao công việc dạy dỗ, uốn nắn học sinh vào nền nếp...mà phải lo thêm bao việc vô bổ để tham gia hội thi có thật sự hợp lý và cần thiết hay không?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Quy định mới về Hội thi giáo viên giỏi từ năm 2020 Thông tư mới ban hành về Hội thi giáo viên giỏi có hiệu lực từ 12/02/2020. Theo Thông tư trên, Hội thi giáo viên giỏi sẽ có rất nhiều điểm mới. Sau nhiều tháng ban hành dự thảo để lắng nghe đóng góp của nhân dân về hội thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, đến ngày 20/12/2019, Bộ...