Giáo viên còn lơ mơ về chương trình mới
Còn 9 tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai, tuy nhiên hiện nay, giáo viên vẫn còn rất lúng túng tiếp cận sách giáo khoa cũng như khung chương trình
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định chương trình có thành công hay không, giáo viên (GV) giữ vai trò quyết định.
Không dễ thay đổi phương pháp
Hiện nay, nhiều GV vẫn chỉ nắm sơ qua tinh thần chung của chương trình GDPT mới. Các thầy cô khá lúng túng trước khái niệm cơ bản gắn liền với chương trình mới, như năng lực học sinh, dạy học phân hóa, dạy học trải nghiệm sáng tạo…
Về phương pháp dạy học hiện nay, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), đánh giá nhiều GV ứng dụng những phương pháp giảng dạy mới nhưng còn rập khuôn và lạm dụng. Ông kể lại việc dự giờ tại một trường học với chủ đề “Động vật dưới nước”. Ngay mở đầu, hình ảnh một chú cá bơi ra ở màn hình cùng với âm thanh sống động. Hiệu trưởng nhà trường coi đây là cách làm độc đáo nhưng theo ông, thực tế buổi dạy học không khác buổi trình chiếu phim. Sau đó, bất cứ bài học nào, GV cũng cho trình chiếu.
Ông Vũ Đình Chuẩn nhìn nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là tốt nhưng GV đang quá lạm dụng. Bộ GD-ĐT không hướng dẫn như vậy. Ông cũng chỉ ra cách dạy của nhiều GV trong chương trình hiện hành là máy móc, thầy cô thích phương pháp nào thì cứ áp dụng phương pháp đó từ đầu đến cuối. Ông đến đâu dự giờ cũng thấy thầy cô áp dụng bản đồ tư duy.
Tuy nhiên, theo ông Chuẩn, không phải bài giảng nào cũng thực hiện điều này. GV cần uyển chuyển trong cách dạy. Có như vậy, học sinh mới cảm thấy hứng thú với bài giảng.
Trong khi đó, chương trình GDPT mới yêu cầu GV phải linh hoạt trong phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh, đa dạng hóa phương pháp dạy học. Thầy cô là người lựa chọn chủ đề, sắp xếp các nội dung, kiến thức theo chủ đề.
Ông Vũ Đình Chuẩn cho rằng vài năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu thầy cô dạy học theo chủ đề nhưng theo phản ánh của GV, việc này gặp không ít khó khăn.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ chính thức triển khai từ lớp 1. Ảnh: TẤN THẠNH
Lo tập huấn không hiệu quả
Chương trình GDPT mới sẽ chính thức triển khai từ năm học 2020-2021, bắt đầu từ lớp 1. Bộ GD-ĐT đã tổ chức hàng loạt đợt tập huấn cho GV cốt cán các tỉnh, thành.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh GV là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục nên nếu tinh thần đổi mới chỉ đi từ Bộ GD-ĐT đến các sở, phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường phổ thông mà không tới được GV thì sự đổi mới sẽ không thể thành công. “Ai đó đã có câu: Ý tưởng là nụ, giải pháp là hoa, chỉ có hành động mới cho ra quả ngọt. Nếu người GV không triển khai đổi mới thì tất cả ý tưởng và giải pháp mà bộ, sở, phòng đề ra cho một nền giáo dục mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học sẽ không có ngày thu về được trái ngọt” – ông Nguyễn Hữu Độ ví von.
Tuy nhiên, không ít GV tham gia các khóa tập huấn mà Bộ GD-ĐT tổ chức chia sẻ họ đang nhận được những thứ chung chung và rất khó áp dụng khi triển khai chương trình mới. Một GV cho hay quy trình tập huấn mô-đun (module) 1: “Tìm hiểu chương trình GDPT tổng thể và chương trình bộ môn”, thực hiện theo sơ đồ 5 – 3 – 7. Tức là học viên thực hiện 5 ngày học online, 3 ngày học trực tiếp, 7 ngày tự học. Năm ngày học online, báo cáo viên gửi tài khoản, mật khẩu, địa chỉ website cho học viên qua email. Học viên đăng nhập học 2 bài chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học được đào tạo của học viên. Ba ngày học trực tiếp, học viên tập trung học trực tiếp 3 ngày, do các báo cáo viên của bộ tập huấn; trao đổi, thảo luận, củng cố nội dung của 2 bài học online. Sau khi đi tập huấn, học viên tiếp tục nghiên cứu tài liệu, tự học, làm bài tập và nộp cho báo cáo viên qua email chấm, đánh giá kết quả tập huấn của cá nhân.
“Cách tập huấn này, theo tôi, là vất vả. Bộ truyền đạt 10, cán bộ cốt cán lĩnh hội có khi được 6, 7, 8 nhưng về truyền đạt lại cho GV đôi khi còn 5, 6. GV đứng lớp có thể truyền đạt cho học sinh sẽ ít hơn thế” – một GV nhận xét. Theo GV này, để triển khai chương trình mới hiệu quả, Bộ GD-ĐT nên lập một kênh riêng để tập huấn cho GV. Bộ nên mời chính các giáo sư, tiến sĩ, các giảng viên viết sách giáo khoa dạy mẫu mỗi môn vài tiết cho GV tham khảo và học tập. “Bộ GD-ĐT nên quay video bài giảng của các chuyên gia để làm tư liệu cho tất cả GV trong cả nước đều được xem, được nghiên cứu thì hay và hiệu quả hơn rất nhiều phải nghe tập huấn lại kiểu “tam sao thất bản” như hiện nay. Sau khi tập huấn đại trà như thế, về từng địa phương, GV cốt cán, ban giám hiệu cũng nên chủ động dạy mẫu các tiết học trên lớp có học sinh cho GV trường ấy dự. Với cách làm như vậy, thầy cô sẽ học tập được nhiều hơn” – một GV góp ý.
Tập huấn bài bản hơn
Theo ông Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới GDPT và Chương trình ETEP, Bộ GD-ĐT, hiện GV cốt cán cả nước mới đang tập huấn mô-đun đầu tiên nên có những băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, ông Thành khẳng định kế hoạch tập huấn sẽ khác trước và tiến hành bài bản. Theo ông Thành, sẽ có 9 mô-đun tập huấn GV được triển khai dần. Trong đó, dự kiến tới quý I/2020 sẽ hoàn thành 4 mô-đun tập huấn GV quan trọng nhất gồm: tìm hiểu nội dung cơ bản của chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn học; phương pháp dạy học theo yêu cầu mới; phương pháp đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường.
Yến Anh
Theo nld.com.vn
Ai thích đề của Sở, ai thích đề của Trường?
Giáo viên có những trạng thái trái ngược nhau khi một bên đề kiểm tra của trường, một bên đề kiểm tra của sở.
Khi được hỏi về đề kiểm tra học kỳ, thầy B. phấn khởi cho biết: " Ở địa phương của mình, các nhà trường, thầy cô giáo tự ra đề kiểm tra học kỳ, khỏe re. Muốn dễ có dễ, muốn khó có khó. Muốn tỉ lệ, kết quả điểm bao nhiêu chả được".
Còn cô N, ở địa phương khác, phân trần: " Nhiều giáo viên của trường tôi chẳng vui khi mấy năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo "dành" ra đề kiểm tra học kỳ dùng chung cho học sinh các khối lớp toàn tỉnh. Học sinh không trúng tủ. Kết quả điểm kiểm tra lại thấp xịt. Rõ chán."
Đó là hai trạng thái trái ngược nhau của giáo viên khi một bên đề kiểm tra của trường, một bên đề kiểm tra của sở.
Đề kiểm tra của trường hay đề kiểm tra của sở có nhiều ưu điểm hơn? (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Yêu cầu cốt lõi của đề kiểm tra học kỳ là phải đảm bảo chuẩn kiến thức - kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phân hóa được năng lực của học sinh ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao...
Nhưng đến các trường, mỗi trường, mỗi nhóm, tổ có một kiểu ra đề kiểm tra học kỳ không giống nhau.
Trường ở nông thôn, miền núi có diện học sinh yếu kém nhiều, đáng lẽ ra điểm kiểm tra phải thấp nhưng thực tế điểm kiểm tra lại khá cao, không kém gì các trường ở nơi kinh tế phát triển.
Bởi vì, các nhà trường sính bệnh thành tích, không muốn học sinh của mình "thua chị kém em" nên đã chỉ đạo, nói miệng cho các giáo viên ra đề cương ôn tập thật đơn giản và đề kiểm tra thường ở dưới mức chuẩn, thậm chí rất dễ.
Trường ở thành phố, trường tốp trên về chất lượng đầu vào của học sinh thì nhiều tổ, nhóm, giáo viên ra đề cương ôn tập với rất nhiều nội dung, câu hỏi và đề kiểm tra học kỳ ở mức trên chuẩn, có những câu cực khó.
Đây cũng là một cách để học sinh thành phố, nơi có điều kiện không thể thoát chuyện phải đi học thêm thầy cô giáo đang dạy mình.
Thành ra, mặc dù cùng một chương trình, sách giáo khoa hiện hành song trên cùng một địa phương, học sinh ở thành phố lại chịu vất vả, áp lực hơn học sinh ở nông thôn, miền núi về ôn tập và kiểm tra học kỳ.
Còn về điểm số, kết quả trên sổ sách, học bạ thì học sinh thành phố chưa chắc bằng học sinh nông thôn, miền núi. Cái nghịch lý của việc các trường tự ra đề kiểm tra học kỳ là thế.
Khi Sở Giáo dục và Đào tạo ra đề kiểm tra học kỳ dùng chung cho học sinh toàn tỉnh thì học sinh thành phố lại phấn khởi, vui mừng vì đề vừa sức; trái lại, học sinh nông thôn, miền núi thì lo lắng, vất vả vì đề có phần khó hơn (do quen với đề dưới chuẩn của thầy cô giáo tại trường).
Còn phía nhà trường, hầu hết, thầy cô giáo thường có biểu hiện giống như phân trần của cô N. đã nêu ở đầu bài viết.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc
Bí quyết giáo dục Phần Lan: Coi con người là quan trọng nhất Phần Lan luôn đặt con người là trung tâm của nền giáo dục và luôn tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân phát triển tối đa nhằm phục vụ xã hội. Đây là chia sẻ của các chuyên gia giáo dục Phần Lan về bí quyết giúp nền giáo dục nước này đạt được những thành tựu quan trọng và được...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli
Sao thể thao
23:45:10 01/04/2025
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian
Hậu trường phim
23:34:49 01/04/2025
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"
Phong cách sao
23:32:17 01/04/2025
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á
Sao châu á
23:28:16 01/04/2025
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc
Sao việt
23:22:16 01/04/2025
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát
Nhạc việt
22:59:02 01/04/2025
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'
Phim âu mỹ
22:27:09 01/04/2025
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng
Góc tâm tình
22:19:00 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025