Giáo viên “có thương hiệu” kiếm tiền tỉ
Trong khi mức lương giáo viên bị coi là thấp trong điều kiện sống hiện nay, nhiều giáo viên “có thương hiệu” lại có mức thu nhập tiền tỉ từ dạy thêm, xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và học sinh.
Từ chục triệu/ tháng…
Cho con học thêm trở thành một “phong trào” mà các bậc phụ huynh nhìn nhau thực hiện. Giáo viên dạy thêm cấp 1, cấp 2 thường tự mở lớp tại nhà mà không cần qua trung tâm. Với hình thức dạy học này, thầy, cô giáo có thể hưởng trọn số tiền giảng dạy mà không lo phần “chiết khấu”.
Một phụ huynh có con học tiểu học tại một trường tiểu học thuộc quận Đống Đa cho biết: “Dù không muốn nhưng gia đình vẫn phải cho cháu đi học thêm ở nhà cô giáo. Thực tế là cháu đã bị điểm kém dù làm bài tốt nhưng không đi học lớp của cô.
Khoảng 2/3, tức là 40 cháu của lớp, thường xuyên học ở lớp tại nhà cô dạy. Một tuần đều đặn 2 buổi, mỗi buổi 60.000 đồng. Vậy là một tháng cô được gần 20 triệu tiền dạy thêm.”
Ở huyện Thanh Oai (Hà Nội), một giáo viên THCS cho biết: “Học trò ngoài học thêm trên lớp 5 buổi/tuần, chiều về lại học thêm 4 buổi (2 môn) ở nhà các cô. Mỗi buổi cô thu 50.000 đồng/học sinh, lớp khoảng 30 em và một ngày cô dạy 2 ca, một tháng cô cũng thu được 30 triệu”.
Để con không phải đi lại, chị Thu (Cầu Giấy) cho biết, năm con học lớp 2, gia đình phải mời giáo viên về tận nhà dạy với giá 100.000 đồng mỗi giờ. Dù mắc nhưng cháu được cô kèm chứ đến lớp thì học sinh đông mà học phí cũng 30.000 đồng/2 tiết học.. Theo lời chị Thu thì “cô phất lên nhờ dạy thêm.”
Học sinh tan ca tại một trung tâm luyện thi ở Hà Nội
Video đang HOT
Trăm triệu mỗi tháng: Chuyện nhỏ
Tại Hà Nội, mỗi năm có hàng ngàn học sinh muốn thi vào trường chuyên như Hà Nội- Amsterdam, Trường phổ thông năng khiếu của ĐH Khoa học Tự nhiên, trường có tiếng như Chu Văn An, Marie Curie, Lương Thế Vinh…, và các em thường chọn đi học thêm để hy vọng đỗ.
Một phụ huynh từng có con học ở Trường THPT Chuyên Hà Nội -Amsterdam chia sẻ: “Muốn con có cơ hội vào trường học nên hầu hết phụ huynh cho con vào luyện thi ở lớp của các thầy cô trong trường. Một là vì thầy dạy giỏi nhưng phần quan trọng hơn mình vẫn yên tâm vì “người trong cuộc” ít nhiều sẽ có gợi ý cho các con”.
Hiện tại ở trường này, khá nhiều thầy cô đã tạo được “thương hiệu” trong việc ôn luyện cho học trò từ cấp hai đến cấp ba. Môn Toán có thầy H., môn Văn cô T., cô N… Tùy vào mỗi cấp lại có những cô thầy giỏi khác nhau. Mức giá học cũng khá “mềm”, lớp học không quá đông chỉ từ 30-40 em/lớp. Song do dạy nhiều ca nên thu nhập của giáo viên khá cao.
Một học sinh của trường chia sẻ: “Một tuần em học thêm môn Toán của thầy 3 buổi, 12 buổi/tháng đóng 500.000 đồng, tức chỉ hơn 4.000 đồng/buổi. Ngoài ra em còn học các môn khác giá cũng tương đương”. Như vậy, mỗi tháng em mất khoảng 1,5 triệu cho khoản học thêm. Em này cũng cho biết hầu hết các giáo viên đều dạy thêm. Nhiều thầy dạy kín tuần, chỉ nghỉ chủ nhật.
Một giáo viên dạy thêm kín tuần từ thứ hai đến thứ bảy, một ngày 4 ca, một tháng có thể thu nhập 50-60 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thu nhập của các giảng viên và những người chỉ lo dạy ôn luyện, giáo viên các trường THPT có thua kém do phải dành cho việc đáp ứng đủ định mức từ 12-17 tiết/tuần.
Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên dạy thêm ở các trung tâm như một giáo viên trường THPT chuyên ở Cầu Giấy dạy Toán mỗi ngày 2 buổi cũng thu nhập cả trăm triệu/năm.
Bài 2: “Tôi có nhà – đất – ô tô xịn…nhờ dạy thêm”
Theo VNN
Lương GV có thể lên 6 - 7 triệu đồng
Lẽ ra hơn một tuần trước, giáo viên đã đuợc hưởng phụ cấp thâm niên. Nhưng họ chưa có được niềm vui đó.
Theo thông tư liên tịch của các bộ liên quan hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/NĐ - CP, thông tư này có hiệu lực thi hành từ 20/2/2012. Tuy nhiên, đến nay, nhiều địa phương cho biết việc thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên đang chờ hướng dẫn của trung ương.
Lương giáo viên có thể đạt 6 - 7 triệu đồng
Cô Nguyễn N.H là giáo viên trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội và đã có 34 năm đứng lớp. Hiện tại cô N.H hưởng lương hệ số 4,98 - hệ số cao nhất trong thang bảng lương giáo viên. Nhưng tính cả hệ số đứng lớp (30%), lương của cô mỗi tháng được hơn 4,5 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm). Nếu chính sách phụ cấp thâm niên được thực thi, mỗi tháng cô N.H sẽ được lĩnh gần 7 triệu đồng.
"Tôi chỉ còn mấy tháng nữa là về hưu. Dạo chưa có thông tin gì về phụ cấp thâm niên, khi cô kế toán ở trường tính giúp, lương hưu của tôi khoảng 3,5 triệu đồng/ tháng, tôi buồn quá. Tôi hy vọng phụ cấp thâm niên sẽ khiến lương hưu đỡ hẻo", cô N.H chia sẻ.
Số giáo viên có thâm niên công tác lâu năm như cô N.H không nhiều. Ở nhiều trường phổ thông, lực lượng giáo viên trẻ về tuổi nghề vẫn là đa số. "Số giáo viên mới vào nghề 10 - 15 năm khá nhiều, có mức lương khoảng từ 3 triệu đến 3,5 triệu (kể cả 30% phụ cấp đứng lớp).
Với chính sách thâm niên, mỗi thầy cô này được thêm khoảng 700 - 800 nghìn đồng/ tháng, nếu tính toán chi li thì không ăn thua nhưng ai cũng nhận thức được giá trị của chính sách thâm niên là ở chỗ giáo viên càng cao niên càng được hưởng lợi. Và như vậy các thầy cô ai cũng yên tâm rồi cũng sẽ đến lượt mình nếu còn ở lại trong ngành", thầy Nguyễn Quốc Thắng, Hiệu trưởng trường THPT Hai Bà Trưng , Hà Nội nhận xét.
Tuy nhiên, những tính toán trên mới chỉ là việc "đếm cua trong lỗ" vì cho đến thời điểm này, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ở Hà Nội chưa hề được nhận một hướng dẫn thực hiện chế độ thâm niên nào.
Giáo viên là nghề cao quý, và ở nhiều nơi, phụ cấp thâm niên đang được thầy cô chờ đợi
Dài cổ chờ thông tư
Tin vui nhà giáo sẽ có chế độ phụ cấp thâm niên đã loang ra trên diện rộng từ khoảng hơn 2 năm nay. Dịp 20/11/2010, trả lời phỏng vấn, ông Trần Kim Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT cho biết ngay trong tháng 11 năm đó, Bộ sẽ hoàn tất hồ sơ để trình Chính phủ dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Hơn bảy tháng sau, tức ngày 4/7/2011 nghị định này mới được ban hành. Từ bấy đến nay, giáo viên vẫn dài cổ chờ phụ cấp thâm niên vì các địa phương phải chờ hướng dẫn của các bộ liên quan, còn các Sở thì phải chờ chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Trao đổi với PV chiều 28/2, bà Trần Minh Trang, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hôm qua Sở mới nhận được thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 54 của liên Bộ GD & ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB & XH (ký ngày 31/12/2011) do UBND thành phố chuyển về. Vì thế Hà Nội chưa thể trả lời câu hỏi thời điểm nào giáo viên Hà Nội sẽ bắt đầu được nhận phụ cấp thâm niên!
Dù thông tư hướng dẫn ký từ cách đây gần hai tháng nhưng cách đây khoảng chục ngày, thông tư mới được đẩy lên trang web của Bộ GD&ĐT. Nhiều địa phương khác như Cao Bằng, Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình... khi được hỏi đều cho biết là họ vẫn chờ... thông tư hướng dẫn chính thức theo đường công văn. Song nói chung lãnh đạo các Sở GD&ĐT đều lạc quan dù các hướng dẫn có chậm trễ.
"Đã có chính sách rồi, sớm muộn gì cũng sẽ được lĩnh. Chi trả muộn thì các thầy cô vẫn được truy lĩnh từ 1/5/2011", ông Trịnh Hữu Khang, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Bằng cho biết.
Nhưng cũng có những nơi đã linh động giải quyết để giáo viên được lĩnh tạm ứng tiền phụ cấp thâm niên. Ông Nguyễn Văn Khoát, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam cho biết, Hà Nam đã trả tiền chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên từ tháng 1/2012: "Xác định đây là vấn đề an sinh và trước sau gì ngân sách nhà nước cũng phải chi, nên tỉnh Hà Nam cho phép các cơ sở giáo dục tạm tính theo tinh thần nghị định 54, trên cơ sở đó chi tạm ứng. Bao giờ có thông tư hướng dẫn của liên bộ, tỉnh sẽ ra quyết định chính thức".
Trao đổi với PV, ông Trần Kim Tự, Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT cho rằng, việc thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 54 đến với các địa phương sớm hay muộn không gây khó khăn cho các tỉnh/ thành khi triển khai nghị định. "Nghị định 54 là nghị định được xem có nội dung cụ thể nhất về đối tượng được chi trả phụ cấp. Tôi được biết các địa phương đều đã làm sẵn dự toán, chỉ chờ khi thông tư có hiệu lực là chi", ông Tự cho biết.
Trước thắc mắc của nhiều giáo viên về thời điểm và đối tượng được chi trả phụ cấp thâm niên, ông Trần Kim Tự giải thích: Thời điểm nhà giáo được chi trả phụ cấp thâm niên được tính từ 1/5/2011. Do đó nhà giáo nghỉ hưu trước ngày 1/5/2011 sẽ không được tính hưởng phụ cấp. Nhà giáo nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 1/5/2011 đến 20/2/2012 (thời điểm thông tư liên bộ có hiệu lực) vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên. Cũng theo ông Tự, để giúp giáo viên nghỉ hưu trước ngày 1/5/2011 bớt thiệt thòi, năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ soạn thảo một văn bản trình Chính phủ về việc trợ cấp cho các nhà giáo không được hưởng phụ cấp thâm niên.
Theo TPO
Lương giáo viên thấp hơn năm trước Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa tổng kết kế hoạch thu - chi ngân sách năm 2011. Theo đó, do các mặt hàng tăng cao nên thu nhập thực tế GV thấp hơn năm trước. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011 toàn ngành đã đào tạo được 3.385 Tiến sĩ, hơn 40.000 thạc sĩ, cùng với đó là hơn...