Giáo viên có hợp đồng trước ngày 31/12/2015 được tuyển đặc cách, không phải thi
Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, Bộ Chính trị cho phép tuyển đặc cách không thông qua thi tuyển với những giáo viên có hợp đồng trước ngày 31/12/2015.
Tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm nhưng vẫn bị sa thải hàng loạt khiến dư luận cảm thấy xót xa về số phận hàng ngàn thầy cô giáo đóng góp lâu năm cho ngành nhưng chịu cảnh ra đường “trắng tay”.
Tình trạng này xảy ra ở nhiều tỉnh thành, mà nóng nhất hiện nay là Hà Nội, khi hàng nghìn giáo viên có nguy cơ bị sa thải hàng loạt.
Tại cuộc hợp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ ngày 20/9, vấn đề này một lần nữa báo chí đặt ra.
Tin vui cho các thầy cô giáo, Bộ Chính trị và Chính phủ đã cho phép tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển đối với những trường hợp ký hợp đồng, có đóng bảo hiểm trước ngày 31/12/2015.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh: Bộ Chính trị cho phép tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển với giáo viên hợp đồng trước ngày 31/12/2015 (ảnh Trinh Phúc).
Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Duy Thăng cho rằng: “Trước tình hình biên chế, ký hợp đồng chuyên môn chưa đúng quy định pháp luật ở các đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả cơ quan hành chính đặc biệt đối với giáo viên, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã báo cáo với Bộ Chính trị và Bộ Chính trị đã có văn bản 9028, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo vấn đề này.
Tinh thần chung, những người đang làm hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp, các trường chưa tư thục tự chủ một phần chi thường xuyên đang làm hợp đồng, đã ký hợp đồng lao động từ 31/12/2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì xem xét, giao cho Chủ tịch tỉnh rà soát lại theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về tiêu chuẩn chức danh, định mức biên chế thì xem xét tuyển vào.
Tuyển hình thức đặc cách tức là không qua thi, thông qua Nghị định 29, thông qua theo Nghị định 161″.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh: “Trên tinh thần Bộ Chính trị, Chính phủ đã xem xét như vậy, Bộ Nội vụ đề nghị Vụ Viên chức, công chức có văn bản báo cáo với Bộ trưởng có văn bản đề nghị các đơn vị thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo, tránh hiểu nhầm tránh việc trước đây Nghị định 29 thực hiện được nhưng đến Nghị định 161 không thực hiện được.Giải thích thêm, tại sao Nghi định 29 dùng từ đặc cách đến Nghị định 161 dùng từ các trường hợp đặc biệt Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Vì trong quá trình thực hiện, đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ thì được thực hiện theo Nghị 40 (5/2/2015), và đến nay còn lại một số đối tượng đã ký hợp đồng làm công tác chuyên môn, phù hợp với vị trí việc làm 5 năm trở lên, rồi lực lượng vũ trang, rồi cán bộ cấp xã, rồi trường hợp đặc biệt…”.
Có văn bản hướng dẫn các bộ, các địa phương thực hiện trên tinh thần như vậy”.
Ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, Bộ Nội vụ (ảnh Trinh Phúc).
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp báo lần này, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho rằng: “Theo nghị định 29, giáo viên hợp đồng được xét đặc cách vào biên chế, nhưng nghị định 161 sửa đổi nghị định 29 quy định không được xét đặc cách. Nghị định 161 căn cứ vào các chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp đơn vị sự nghiệp.
Vừa qua, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc liên quan đến những trường hợp ký hợp đồng lao động trong đó có giáo viên thì, Bộ Chính trị có công văn chỉ đạo khắc phục dứt điểm vấn đề này và yêu cầu các địa phương rà soát, cho chủ trương đối với các trường hợp giáo viên hợp đồng theo đúng quy định, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trước ngày 31/12/2015 cho phép thực hiện thí điểm tuyển dụng đặc cách”.
Để giải quyết khắc phục cho phép, xem xét viên chức đối với các giáo viên này được ký hợp đồng, làm giáo viên trong các đơn vị giảng dạy nằm trong chỉ tiêu, phạm vi biên chế được giao.Ông Long còn cho rằng, theo quan điểm hiện nay tuyển dụng đặc cách thực hiện các địa phương chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xin thí điểm tuyển dụng viên chức thực hiện theo quy định chung.
Ngoài vấn đề khắc phục giáo viên hợp đồng không phải chỉ việc xét đặc cách mà nhiều địa phương chọn thi tuyển, xét tuyển. Cái này theo phân cấp tuyển dụng thì giải pháp khắc phục giáo viên hợp đồng giao cho Ủy ban nhân dân các cấp xử lý vấn đề này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy tình hình thực hiện chủ động thực hiện theo các quy định. Nếu có vấn đề vướng mắc Bộ Nội vụ sẽ sẵn sàng tổng hợp báo cáo thẩm quyền các vướng mắc, kịp thời báo cáo Chính phủ xem xét.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Bộ Chính trị cho phép xét đặc cách giáo viên hợp đồng: Sao Hà Nội không làm?
Vừa qua, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giáo viên hợp đồng, Bộ Chính trị yêu cầu các địa phương rà soát. Với trường hợp giáo viên làm hợp đồng làm việc đúng quy định, ký hợp đồng trước 31/12/2015 thì cho phép tuyển dụng đặc cách.
Đó là khẳng định của đại diện Bộ Nội vụ khi nói về vấn đề tuyển dụng viên chức giáo dục tại các địa phương hiện nay.
Tại cuộc họp báo do Bộ Nội vụ tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ Chính trị, Thủ tướng đã có chỉ đạo vấn đề này.
Tinh thần chung là những người ký hợp đồng trước ngày 31/12/2015, có đóng bảo hiểm thì giao cho chủ tịch UBND căn cứ vào vị trí việc làm, biên chế để tuyển dụng.
"Bộ Chính trị, Chính phủ đã có tinh thần chỉ đạo như vậy, đề nghị các địa phương thực hiện đúng chỉ đạo để tránh hiểu nhầm", ông Thăng nói.
Nói thêm về vấn đề này, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức, Bộ Nội vụ, cho biết: Theo nghị định 29, giáo viên hợp đồng được xét đặc cách vào biên chế, nhưng nghị định 161 sửa đổi nghị định 29 quy định không được xét đặc cách. Nghị định 161 căn cứ vào các chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp đơn vị sự nghiệp.
Vừa qua, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giáo viên hợp đồng, Bộ Chính trị yêu cầu các địa phương rà soát. Với trường hợp giáo viên làm hợp đồng làm việc đúng quy định, ký hợp đồng trước 31-12-2015 thì cho phép tuyển dụng đặc cách.
Theo ông Trương Hải Long, để giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng, một số địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xin được tuyển dụng viên chức theo quy định chung của Nhà nước.
Ngoài ra, nhiều địa phương cũng tổ chức thi tuyển công chức để khắc phục vấn đề giáo viên hợp đồng. Chủ trương hiện nay là giao cho các địa phương chủ động giải quyết vấn đề giáo viên hợp đồng.
Tuy nhiên, các giáo viên hợp đồng của Hà Nội không thể hiểu được tại sao Bộ Nội vụ, Bộ Chính trị đã cho phép các địa phương được chủ động trong tuyển dụng viên chức giáo dục trong đó, có thể đặc cách tuyển dụng giáo viên hợp đồng ký trước ngày 31/12/2015 nhưng Hà Nội không làm.
Theo kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục vừa được Hà Nội ban hành ngày 20/9, Thành phố chỉ sử dụng hai hình thức là xét tuyển và thi tuyển.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Minh Phương, giáo viên ngữ văn trường THCS Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, , người đã có 24 năm trong ngành giáo dục cho biết nếu yêu cầu giáo viên hợp đồng phải đi thi tuyển viên chức thì chắc chắn cô sẽ không tham gia. Hiện Sóc Sơn là 1 trong 22 quận, huyện, thị xã của Hà Nội tổ chức thi tuyển viên chức giáo dục 2019.
Cô Phương dự đoán sẽ có nhiều giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn có cùng quan điểm như cô , đặc biệt là những người có hợp đồng lâu năm sẽ không tham gia thi tuyển viên chức sắp tới.
Nói về thi tuyển viên chức giáo dục năm nay, cô Phương cho hay thời gian đầu cô rất tin tưởng vào cách giải quyết vừa có tình, vừa có lý của Hà Nội và huyện Sóc Sơn, đặc biệt là đối với những giáo viên có thâm niên công tác.Bây giờ, phải thi, cô muốn Sở Nội Vụ, huyện Sóc Sơn trả lời câu hỏi: "Những người có trách nhiệm đều nói giáo viên hợp đồng phải đi thi tuyển viên chức, không thi và thi không đỗ sẽ bị cắt hợp đồng là làm đúng luật. Vậy chúng tôi rất muốn biết suốt 23 năm qua, ngành nội vụ cũng như huyện Sóc Sơn áp dụng "luật nào" cho giáo viên hợp đồng"?
Do đó, cô Phương rất muốn lãnh đạo huyện, lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo TP Hà Nội trả lời cho cô là ai sai, ai đúng.
Kế hoạch cho tương lai thế nào, cô giáo này vẫn chưa lên có lịch cụ thể vì bài toán cho tương lai hiện rất nan giải. Cô giáo chia sẻ: "Đã 24 năm rồi, tôi có mỗi nghề cầm phấn. Bây giờ chuyển nghề thì không biết làm nghề gì cho phù hợp. Nhưng nếu thực tế phũ phàng thế thì sẽ phải chấp nhận. Làm gì thì lúc đó sẽ tính. Thực ra, đến hôm nay, nhận kế hoạch thì mọi người mới thực sự vỡ mộng vì trước đó mọi người vẫn ôm hy vọng thành phố sẽ thực hiện theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP đã nói trước đó".
Cô Phương cũng thông tin thêm, từ tháng 3/2019 đến nay, khi nhận thông tin giáo viên hợp đồng phải thi tuyển viên chức, đã ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Có lúc cô thực sự cảm thấy mình có lỗi với học trò. Ngay hôm nay, cô suýt quên một việc ảnh hưởng đến quyền lợi của một học trò nghèo. May mà cô đã kịp "sửa sai".
Hiện tại, giáo viên hợp đồng của Sóc Sơn vẫn được gia hạn hợp đồng nên vẫn giảng dạy bình thường. Cô Phương còn được nhà trường giao cho trọng trách giảng dạy lớp 9 để chuẩn bị cho học sinh thi vào lớp 10 sắp tới.
Theo Tiền phong
Vì sao Hà Nội bất nhất trong việc tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng? Dù Chủ tịch UBND TP.Hà Nội thông báo chính thức trước HĐND thành phố về việc sẽ tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng từ 5 năm trở lên, nhưng Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Hà Nội lại có chỉ đạo khác hẳn. Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội), mới đây...