Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: “Em sắp thoát rồi chị ạ!”
Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng.
Chưa bao giờ ngành giáo dục bất an như hiện nay, tất cả áp lực đặt lên vai giáo viên. Ảnh minh hoạ.
Nghề “tay trái” nuôi sống bản thân, gia đình
Tại hội thảo “Áp lực lao động nghề nghiệp của nhà giáo phổ thông hiện nay: Thực trạng – nguyên nhân – giải pháp” được tổ chức ngày 16.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo (Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, Hà Nội) bồi hồi chia sẻ về áp lực của nghề giáo bởi ngày hôm nay đồng nghiệp của cô lên máy bay đi xuất khẩu lao động cùng chồng tại Nhật Bản.
Đó là mọt cô giáo vào nghê tư nam 2011, day môn Lich sư, đã giành đươc thư hang khá cao trong thi giáo viên giỏi nhưng rồi đành dừng bước vì áp lực.
Điêu đáng nói là trong nhưng ngày cuôi cùng làm viẹc ơ trương, cô ây đã hào hưng tâm sư: “Em săp thoát rôi chi a!”.
Có rât nhiêu áp lưc đè nạng trên đôi vai giáo viên, biên nhưng háo hưc, khát vong thuơ ban đâu cua nghê giáo thành nhưng gánh nạng vô hình cân phai trút bo.
Một đồng nghiệp khác của cô Thảo dạy Ngữ văn đã hơn chục năm, giờ phải bỏ nghề, chuyển sang bán giống hoa hồng và thời trang qua mạng. Thời gian nhập hàng, quảng cáo, chuyển hàng nhiều hơn dành cho nghiên cứu, giảng dạy.
“Tôi tư hoi, viẹc kinh doanh buôn bán chi là thú vui lúc ranh rôi hay đó là con đương mưu sinh chu yêu cua cô giáo ây? Nêu vạy, hóa ra cái goi là “nghê tay trái” lai hiên ngang thành “nghê tay phai” nuôi sống gia đình”, cô giáo Phương Thảo bày tỏ.
Giáo viên Dương Thị Phương Thảo chia sẻ nghề giáo quá áp lực. Ảnh:HN
Chính bản thân cô giáo Thảo có 14 năm dạy học, vào biên chế sau 5 năm đứng lớp, nhưng mức lương hiện tại là 4,7 triệu đồng.
Những câu chuyẹn thưc tê ây chi là nhưng trương hơp nho nhưng khá điên hình vê xu hương mơi cua nhiêu giáo viên hiẹn nay.
Nhiều giáo viên chỉ chờ để ra khỏi ngành
Video đang HOT
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ những con số nghiên cứu đáng quan tâm. Các nghiên cưu ơ mọt sô nươc Châu Âu, Mi và Úc cho biêt “có khoang 1/3 giáo viên đã bo nghê trong nhưng nam đâu tiên đi day”.
Ơ Viẹt Nam, nhóm nghiên cưu cua Nguyên Thi Bình, Vu Trong Ry vê đê tài “ Giai pháp cai cách công tác đào tao, bôi dương giáo viên phô thông” đã đưa ra con sô đáng suy ngâm: “Có ít nhât mọt nưa giáo viên hiẹn nay không muôn làm nghê day hoc nưa. Ho hôi hạn vơi lưa chon nghê giáo”.
PGS Trần Kiều – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, nghiên cứu của Nguyên Thi Bình, Vu Trong Ry chỉ lấy mẫu 500 trong khoảng 800.000 giáo viên phổ thông là quá bé không thể khái quát hoá tổng thể chung, nhưng để lại những thông số rất đáng chú ý.
50% giáo viên từ chối đăng kí lại nghề giáo, có khoảng 10-15% thực sự yêu nghề, 65-70% cho rằng đây là một nghề cũng mưu sinh như mọi nghề khác, nhưng khi đứng trên bục giảng họ thấy phải có trách nhiệm, 10% chỉ chờ để ra khỏi ngành.
Theo công bô cua Quy Hòa bình và Phát triên Viẹt Nam vê đê tài nghiên cưu “Giai pháp cai cách công tác đào tao, bôi dương giáo viên phô thông” cho biết môi giáo viên phô thông phai làm tơi 10 đâu viẹc, thơi gian lao đọng 60-70 giơ/tuân. Câp tiêu hoc, sô giơ làm viẹc trong mọt tuân cao hon khoang 1,5 lân so vơi quy đinh cua Nhà nươc (nhà nươc quy đinh 40 giơ/tuân), câp THCS là gâp 1,7 lân, THPT là 1,8 lân, trong khi có đên 50% giáo viên đươc hương lưong dươi mưc bình quân.
Ngoài nhưng công viẹc trên, giáo viên còn phai hoc tạp, bôi dương và tư bôi dương đê phát triên chuyên môn, tham gia các cuọc thi giáo viên gioi các câp, các hoat đọng xã họi, van nghẹ thê thao… Thưc tê này đã nói lên phân nào vê sư quá tai trong lao đọng sư pham.
PGS.TS Nguyễn Văn Đản bày tỏ: “Mọt bên là lưong tâm, trách nhiẹm, lòng yêu nghê, yêu tre, lòng tư trong cua nhà giáo. Mọt bên là com áo gao tiên, viẹc làm và sư thang tiên. Điều này khiến cho ngươi giáo viên phai chiu nhiêu áp lưc vê tâm lý, sưc lưc, thơi gian do phai làm nhiêu viẹc khó khan”.
Theo Báo lao động
Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi còn nhiều bất cập về tính hệ thống
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị dự thảo Luật Giáo dục cần được chỉnh sửa theo hướng quy định phân hệ các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngày 15/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục sửa đổi. Tại đây, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã bày tỏ ý kiến của mình quanh một số vấn đề còn vướng mắc tại dự thảo luật này.
Mở đầu phiên làm việc, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) cho rằng:
"Qua nghiên cứu luật Giáo dục (sửa đổi) tôi nhận thấy có nhiều vấn đề lớn mang tính bao trùm hệ thống giáo dục, khi luật Giáo dục (gốc) được ra đời sau luật chuyên ngành và luật Giáo dục (sửa đổi). Ở đây, tôi góp ý 2 vấn đề về dự án luật Giáo dục (sửa đổi) lần này như sau:
Thứ nhất, luật Giáo dục quy định các vấn đề chung của giáo dục, các luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở luật Giáo dục.
Hiện dự án luật Giáo dục (sửa đổi) còn nhiều vướng mắc về luật Giáo dục đại học như mục tiêu giáo dục đại học, hội đồng trường tư thục, hoạt động không vì lợi nhuận...
Qua rà soát tôi nhận thấy Luật Giáo dục có ít nhất 16 nội dung được sửa đổi, bổ sung có liên quan mật thiết đến Luật Giáo dục đại học.
Cụ thể tại các điều: 4, 6, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 46, 51, 52, 53, 54, 59 và 60. Ngoài ra, nếu Luật Giáo dục (sửa đổi) được thông qua, Luật Giáo dục đại học phải chờ đến khi Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực mới thực hiện được, nếu không sẽ trái luật. Tôi kiến nghị xem xét lại vấn đề này.
Thứ hai, về hệ thống giáo dục tại Điều 5. Tôi bắt đầu bằng nội dung nêu trong Nghị quyết 29.
Cụ thể nghị quyết nêu: "Đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, hội nhập quốc tế". Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật Giáo dục tôi thấy chưa thể chế hóa được nội dung rất quan trọng này".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh (đoàn Long An) nêu ý kiến (Ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh chỉ ra 3 nội dung. Cụ thể:
Một là chưa hội nhập quốc tế về giáo dục đào tạo. Phân loại giáo dục theo chuẩn quốc tế của UNESCO viết tắt là ISCED 2001 thì các trình độ sơ cấp và trung cấp quy định cho giáo dục nghề nghiệp trong dự thảo Luật Giáo dục là không tương ứng với bất kỳ một cấp độ nào của phân loại này.
Ví dụ, đối với trình độ trung cấp, tùy theo trình độ học vấn đầu vào của người học, nếu người học đã tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở thì chỉ đạt cấp độ 2 của phân loại, vì thời gian đào tạo ngắn. Nếu người học đã tốt nghiệp phổ thông trung học thì đã đạt cấp độ 4 của phân loại.
Nhưng theo dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), cả 2 đối tượng nêu trên đều có cùng một trình độ. Ngoài ra, phân loại này cũng quy định trình độ cao đẳng phải thuộc về giáo dục đại học, trong khi dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) thì cao đẳng không được xem thuộc giáo dục đại học.
Hai là chưa có sự phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Thực tế người học không có hướng đi lên cho dù là cao đẳng, vì muốn học lên cao đẳng còn cần có bằng tốt nghiệp phổ thông.
Do đó, nếu quy định như dự thảo luật sẽ giống như từ trước đến nay, tức là sau trung học cơ sở người học có thể đi vào trung học phổ thông, sau trung học phổ thông người học có xu hướng đi vào đại học.
Vì vậy, đi vào cao đẳng sau này sẽ rất khó học tiếp lên đại học do cấu trúc của 2 trình độ này khác nhau.
Điều này có thể được xem là một trong những nguyên nhân tạo ra cơ cấu nguồn lực bất hợp lý, đó cũng là một trong những lý do cử tri cả nước và đại biểu Quốc hội đã chất vấn rất nhiều về việc sinh viên tốt nghiệp đại học mà không có việc làm, gây lãng phí cho xã hội.
Ba là chưa đảm bảo tính liên thông, tính mở của hệ thống giáo dục. Theo phân loại quốc tế về giáo dục cho thấy hầu hết hệ thống giáo dục của các nước phân thành các cấp độ từ 0 đến 8, tương ứng với giáo dục mầm non, tiểu học, trung học bậc thấp, trung học bậc cao, trung học, cao đẳng, cử nhân hoặc tương đương, thạc sĩ hoặc tương đương, tiến sĩ hoặc tương đương.
Từ cấp độ 2 đến cấp độ 4 được coi là cấp độ giáo dục phổ thông, với các trình độ giáo dục được chia làm 2 hướng là giáo dục phổ thông và giáo dục nghề.
Từ cấp độ 5 đến 8 được gọi là cấp độ giáo dục đại học, với các chương trình giáo dục được chia làm 2 hướng, hàn lâm, hướng nghề nghiệp ứng dụng và hướng chuyên nghiệp.
Quy định như vậy tạo sự thuận tiện trong việc chuyển trường cũng như chuyển từ chương trình giáo dục này sang chương trình giáo dục khác hoặc chuyển từ chuyên ngành đào tạo này sang chuyên ngành đào tạo khác.
Nói cách khác là tạo ra cơ chế liên thông trong toàn hệ thống. Nhờ vậy người học có thể dễ dàng học được chương trình phù hợp nhất, tùy thuộc vào sở thích, năng lực cá nhân hoặc biến động trong thị trường nhân lực.
Tuy nhiên, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đang quy định khối giáo dục nghề nghiệp nằm ở vị trí giáo dục trung học, dưới giáo dục đại học, nếu người học muốn dự tuyển vào cao đẳng phải đồng thời vừa có bằng trung cấp, vừa có bằng trung học phổ thông hoặc đã học và đạt đủ điều kiện khối lượng kiến thức văn hóa phổ thông trung học phổ thông.
Các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trong khối giáo dục nghề nghiệp cũng không có sự liên thông thật sự.
Nếu người học muốn từ cao đẳng chuyển lên đại học cũng gặp nhiều khó khăn vì có sự khác nhau về cấu trúc chương trình đào tạo do hai cơ quan quản lý khác nhau.
Người học đại học, sau đại học không có sự phân biệt rõ bởi trình độ, văn bằng như định hướng đào tạo như các đại biểu đã nêu.
Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến không thực hiện được phân luồng trung học cơ sở trong nhiều năm qua. Việc chưa tạo ra cơ chế liên thông trong toàn hệ thống, làm cho nhiều học sinh thường chọn học lên đại học thay vì con đường khác.
Từ những phân tích nêu trên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị dự thảo Luật Giáo dục cần được chỉnh sửa theo hướng quy định tại khoản 2 Điều 5, cụ thể là về phân hệ các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:
a. Giáo dục mầm non, có nhà trẻ và mẫu giáo,
b. Giáo dục tiểu học.
c. Giáo dục trung học có trung học cơ sở và trung học toàn phần. Trung học toàn phần bao gồm 2 luồng: trung học phổ thông và trung học hướng nghiệp
d. Giáo dục nghề có dạy nghề sơ cấp, dạy nghề trung cấp và dạy nghề cao cấp.
e. Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ cử nhân và tương đương, trình độ thạc sĩ và tương đương, trình độ tiến sĩ và tương đương.
"Nếu dự thảo luật được quy định theo hướng như vậy thì sẽ thể chế hóa được Nghị quyết 29, Nghị quyết 19. Tạo ra hình hài của một hệ thống giáo dục mở, theo đó thể hiện rất rõ ràng sự phân luồng người học sau trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng như tính liên thông mỗi luồng cho tới trình độ cao nhất. ...", Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo giaoduc.net.vn
Những lớp học đặc biệt Việc dạy học cho những học sinh bình thường khó khăn bao nhiêu, thì đối với những học sinh khuyết tật lại càng trở nên vất vả gấp bội. Vẫn có những lớp học đặc biệt tồn tại với lòng đam mê của các thầy cô. Tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh (cơ...