Giáo viên chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới
Sau hơn một tháng Bộ GD&ĐT thông qua 5 bộ sách giáo khoa mới, hiện nhiều trường tiểu học vẫn chưa tiếp cận bản mẫu. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT quy định, hết tháng 3/2020, các trường phải chốt việc lựa chọn bộ sách học.
Bộ sách giáo khoa mới.
Chia sẻ với Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền giáo viên có nhiều năm dạy lớp 1, Trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này, việc chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đối với giáo viên lớp 1 dừng lại ở việc tập huấn chương trình khung, chưa được tiếp cận bất kỳ bản mẫu sách giáo khoa nào.
Theo cô Huyền, sách giáo khoa phải được phát tận tay từ hè năm trước để giáo viên có thời gian nghiên cứu từng bộ, sau đó mới có đánh giá, so sánh. Có tới 32 đầu sách mà không nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc thì việc lựa chọn bộ sách phù hợp cũng rất khó.
Cô Trần Thị Thu Hồng, giáo viên một trường tiểu học khác ở Hà Nội cho hay, ngoài việc giáo viên được giao quyền lựa chọn sách giáo khoa thì trách nhiệm chính vẫn là nghiên cứu sự đổi mới, quan điểm cốt lõi, phương pháp tổ chức bài học của từng bộ sách. “Thậm chí, trước khi lựa chọn, các bộ sách cần được dạy thực nghiệm, có hội đồng đánh giá mới khách quan”, cô Hồng nói. Cũng theo cô Hồng, thời điểm này, giáo viên lớp 1 của trường vẫn chưa ai được tiếp cận các bản mẫu sách giáo khoa.
Bà Phạm Thị Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành công B, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, nhà trường vẫn đang chờ Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa vì Bộ GD&ĐT vẫn mới chỉ có bản dự thảo lấy ý kiến rộng rãi về việc này. “Tuy nhiên, thời điểm này, các nhà trường cũng chưa tiếp cận Bộ SGK nào để giao cho giáo viên nghiên cứu. Vì thế, nếu trong thời gian ngắn mà yêu cầu giáo viên nghiên cứu, đánh giá và đưa ra lựa chọn sẽ rất vội vàng”, bà Yến nói.
Video đang HOT
Liên quan đến việc tiếp cận sách giáo khoa mới, báo Nhân dân đưa tin, ngày 28/12/2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông, đại diện Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cho biết, với 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho thấy có một sự đa dạng hóa trong việc cung cấp sách, giúp giáo viên có cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho việc hướng dẫn dạy và học triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các cuốn sách có sự kết nối dọc giữa các chương trình của các lớp học và kết nối ngang giữa các môn học trong cùng một khối lớp 1. Tuy nhiên, hiện nay, giáo viên chưa được tiếp cận đầy đủ 32 đầu sách do Bộ GD&ĐT phê duyệt. Vì vậy, mong muốn dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông sớm được Bộ GD&ĐT ban hành.
Đồng thời, có các bộ sách cho từng đơn vị trường triển khai sớm để giáo viên tiếp cận nội dung sách giáo khoa một cách tốt nhất để có hướng đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả.
THANH HÒA (tổng hợp)
Theo baodansinh
Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí
Nhà trường, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, việc lựa chọn SGK thuộc UBND tỉnh khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực.
Theo các nhà quản lý giáo dục, điều này sẽ gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh và lãng phí sách.
Giáo viên, chuyên gia cho rằng việc lựa chọn SGK nên giao cho giáo viên. Ảnh: Ngọc Châu
Giáo viên sốt ruột chờ bản mẫu SGK
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) có 15 năm dạy lớp 1 cho rằng, giáo viên mới là người hiểu SGK thế nào, phù hợp với học sinh hay không, học sinh thích cách trình bày nào. Nếu được lựa chọn, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để ban giám hiệu lựa chọn. Mọi băn khoăn, khúc mắc giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi với tác giả trong quá trình tập huấn.
Tuy nhiên, cô Huyền cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, giáo viên dạy lớp 1 chưa được tiếp cận bản mẫu. Trong năm tới việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/TP, có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập cho giáo viên vì sẽ phải tập huấn lại từ đầu.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn sớm để các trường chủ động trong lựa chọn SGK và việc năm nay trường chọn, năm sau tỉnh chọn SGK sẽ gây ra bất cập, lãng phí. "Học sinh năm sau không học được sách của học sinh năm trước.
Bộ GD&ĐT cho rằng, kể cả UBND tỉnh chọn và hướng dẫn sẽ có sự kế thừa, tôn trọng ý kiến các trường. Nhưng tôn trọng làm sao khi địa phương rộng, mỗi trường chọn một kiểu để dạy?", vị này đặt câu hỏi. Vì thế, bà mong nên có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.
Có thể xảy ra tiêu cực
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, trong cùng một địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, căn cứ tình hình thực tế, có thể chọn 2-3 bộ phù hợp. Đồng thời, việc lựa chọn SGK nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn còn giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở.
"Trong Luật Giáo dục sửa đổi quy định "UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn". Do đó, sau một năm thực hiện, UBND có thể làm văn bản giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ phù hợp hơn, không nên để xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác", GS Nguyễn Minh Thuyết
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, nếu năm nay việc lựa chọn SGK thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sang năm lại thực hiện theo Luật Giáo dục sửa đổi không cẩn thận sẽ gây xáo trộn trong các trường học. Theo ông Khuyến, một chương trình chỉ có 5 bộ sách vẫn là hơi ít để lựa chọn. Sắp tới, Bộ GD&ĐT nên tập trung hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các bộ sách như thế nào.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội. "Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 đã bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.
Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc", ông Thuyết nhìn nhận.
GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện "đi đêm", "cạnh tranh không lành mạnh" giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần cầm trịch việc này để đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.
Theo Tiền phong
Một vài suy nghĩ về chương trình, sách giáo khoa, người thầy Chương trình và sách giáo khoa của một đất nước là những văn kiện nền tảng, chính thức, nhằm mục đích hình thành nhân cách cả một thế hệ trong giai đoạn nó còn giá trị sử dụng. Bởi thế, chương trình, sách giáo khoa, người thầy, phải đạt được tối thiểu ba điều sau: Ảnh minh họa/INT 1. Phải hình thành niềm...