Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý

Theo dõi VGT trên

Tôi trả lời trước phụ huynh toàn trường rằng: Tôi muốn chọn những giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng tốt tới các con, đặc biệt là trong xu thế giáo dục hiện nay.

Trong đội ngũ giáo viên thì bao giờ tôi cũng quan tâm và đầu tư vào giáo viên chủ nhiệm, và phải là người như thế nào thì tôi mới phân công làm công tác chủ nhiệm.

“Tại trường Trung học phổ thông Yên Hòa thì ngay từ đầu năm học có rất nhiều phụ huynh thắc mắc hỏi rằng tại sao chủ nhiệm lớp của con tôi lại là cô dạy sinh học, dạy giáo dục công dân, dạy thể chất?

Tôi cũng đã trả lời trước phụ huynh toàn trường rằng: Tôi rất muốn chọn những giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng tốt tới các con, đặc biệt trong xu thế giáo dục hiện nay.

Chính vì vậy người giáo viên chủ nhiệm ngoài việc truyền đạt tri thức thì họ cần phải có nhiều kỹ năng rất tốt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh và đó là điều cực kỳ quan trọng”, cô Nhiếp cho biết.

Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý - Hình 1

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội: Tôi quan tâm và đầu tư vào giáo viên chủ nhiệm, và phải là người như thế nào thì tôi mới phân công làm công tác chủ nhiệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Hòa, Hà Nội, chia sẻ:

“Làm giáo viên chủ nhiệm ngoài việc có chuyên môn tốt thì cần phải hiểu được tâm lý lứa tuổi để mà ứng xử, giao tiếp với học sinh trong các hoạt động giáo dục, trong từng công việc cụ thể và từng hoàn cảnh của các con.

Phải hiểu tâm lý của phụ huynh để giúp họ hiểu được các con bây giờ cần gì, xu hướng giáo dục mới như thế nào…và không phải tất cả phụ huynh đều hiểu được như vậy.

Mỗi giáo viên và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà giáo dục, không đơn thuần là dạy tri thức như thời xưa nữa.

Bản thân tôi thấy rất nhiều thầy cô chưa thật sự xuất sắc nhưng lại rất hiểu tâm lý, biết tổ chức các hoạt động, biết kết nối các con và được các con yêu quý.

Chính từ việc thích như vậy thì các con lại học rất tốt, biết đoàn kết và không vướng vào các vấn đề tiêu cực của xã hội, đó là điều bản thân tôi và các vị phụ huynh rất mong đợi.

Về vấn đề phân công giáo viên chủ nhiệm cho các thầy cô trẻ, thì ngay chính bản thân tôi khi vừa ra trường cũng được phân công làm giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên trẻ có thế mạnh của trẻ, đó là sự say mê, tâm huyết sáng tạo nhưng lại thiếu kinh nghiệm vì vừa ra trường chưa có thực tế.

Trong cái sáng tạo có cả sự bồng bột nông nổi, nhưng đổi lại là tâm lý lứa tuổi rất gần với học sinh, độ bùng nổ kết nối, hiểu ngay được học sinh đang nói gì, cách diễn tả ra sao, từ đó dễ chia sẻ với các em hơn.

Nhưng việc đó ở giáo viên có tuổi thì lại rất khó, và đôi khi là không chấp nhận được rằng tại sao học sinh nói như thế, không phải là các em hư, mà xu hướng hiện nay các em giao tiếp và nói với nhau bằng ngữ điệu như vậy.

Nhưng nếu như giáo viên có tuổi chỉ cần lắng lại một chút nghe để hiểu hơn, và khi đã hiểu được thì việc nắn chỉnh các em sẽ hiệu quả hơn bởi những giáo viên này có độ sâu từ kinh nghiệm cuộc sống, việc này hơn hẳn giáo viên trẻ.

Cũng vì lẽ đó nên tôi không ngại phân công giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm, chỉ cần qua giao tiếp, kiểm tra nếu thấy có năng lực làm được chủ nhiệm thì tôi sẽ giao.

Cách giao việc là bản thân cá nhân tôi, ban giám hiệu, khối chủ nhiệm luôn động viên, đồng hành và hướng dẫn giáo viên trẻ đó, và tôi thấy những giáo viên trẻ chịu khó quan sát, học hỏi thì đều tiến bộ rất nhanh. Đối với tôi vẫn là hiểu quả công việc.

Trong công việc và mỗi hoạt động như vậy thì cách làm ra sao, việc đó luôn mở cho tất cả mọi người thấy rằng mục tiêu của tôi như thế này nhưng cách làm của các giáo viên lại rất khác nhau.

Các giáo viên phải được sáng tạo, được phát huy thế mạnh của bản thân và không dập khuôn, tôi chỉ đưa ra một hướng như thế và mục tiêu cần đạt của tôi là thế này, tôi có thể gợi ý một vài cách.

Trong quá trình theo sát tôi vẫn thường nói em có thể gặp cô này để hỏi, gặp thầy kia để tham khảo, có những việc tôi trực tiếp góp ý rằng như vậy thì không nên và hầu hết các giáo viên trẻ đều nhận ra ngay.

Video đang HOT

Tôi thấy bồi dưỡng thực tế trong công việc thì rất hiệu quả, trong khi làm sẽ có va vấp và đó là bài học thực tế với giáo viên trẻ vừa ra trường”.

Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý - Hình 2

Trong mọi hoạt động của học sinh đều có sự tham gia của cô Hiệu trưởng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Phụ huynh thắc mắc

Vào đầu năm học mới thì bản thân tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường đều ra chào đón các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh vào trường.

“Phụ huynh cũng có thắc mắc rằng giáo viên chủ nhiệm trẻ quá, tại sao không phải là những môn như Toán, Văn, Anh? Nhưng tôi cũng khẳng định rằng giáo viên chủ nhiệm quan trọng như thế nào để các bậc phụ huynh hiểu.

Giáo viên chủ nhiệm là những người không chỉ có dạy kiến thức, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm khác, là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh.

Trong nhiều tình huống còn như người cha, người mẹ, người bạn, chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, những giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt được những hiệu quả.

Một nhiệm vụ không thể thiếu của người giáo viên chủ nhiệm là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho các em thích học. Muốn thế, giáo viên chủ nhiệm phải mất rất nhiều công sức và thời gian trong việc giáo dục nhận thức của các em.

Trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, các buổi dã ngoại… giáo viên chủ nhiệm phải phân tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được

Giáo viên chủ nhiệm là người tác động rất lớn đến các con về tư duy, phương pháp học, phong cách làm việc, lời ăn tiếng nói…

Chính vì thế mà tôi muốn những người có tác động đến học sinh như vậy sẽ làm công tác chủ nhiệm.

Sau khi nghe tôi phân tích cộng với những thành tích mà các thầy cô đạt được trong công tác giảng dạy thì tất cả phụ huynh đều ủng hộ”, cô Nhiếp, nói.

Giáo viên chủ nhiệm ngoài chuyên môn thì cần phải giỏi kỹ năng tâm lý - Hình 3

Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc truyền đạt tri thức thì họ cần phải có nhiều kỹ năng rất tốt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh và đó là điều cực kỳ quan trọng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Giáo viên chủ nhiệm trẻ có gì

“Giáo viên trẻ rất sáng tạo, thích cái mới, tâm huyết cống hiến, giỏi công nghệ thông tin, biết ngoại ngữ, có rất nhiều ý tưởng đổi mới phù hợp với xu thế hiện nay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

Nhưng họ chưa đủ kinh nghiệm, cách xử lý còn bồng bột, đối với các giáo viên trẻ và nhất là những thế hệ về sau này thì họ thường tự đánh giá bản thân rất cao, sự kiềm chế bản thân chưa tốt.

Tôi nhận thấy sức mạnh của lớp trẻ là vô cùng lớn, dám làm dám chịu trách nhiệm, nhưng người lãnh đạo thực sự phải nhìn được điều đó, phải thực sự bao dung, không nên cho rằng các giáo viên trẻ khi có thất bại là một con người hỏng.

Nhìn lại từ chính bản thân thì tôi đã trưởng thành từ những thất bại đó, tôi từ một giáo viên chủ nhiệm đã được bổ nhiệm lãnh đạo khi còn trẻ kinh qua công tác phó hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng. Nếu không có những lần thất bại đó thì không có con người tôi như ngày hôm nay.

Chính vì vậy mỗi khi giáo viên trẻ thất bại thì tôi phải chỉ ra cho em đó thấy rằng nếu là tôi thì tôi sẽ xử lý thế này, em chỉ cần như thế này một chút thôi thì mọi việc sẽ khác và tốt hơn.

Cái sửa của các em đó sẽ hiệu quả khi mà người hướng dẫn trân thành chỉ bảo, mình trao đổi và các em cầu thị thì các giáo viên trẻ tiến bộ rất nhanh”, cô Nhiếp nêu quan điểm.

Tùng Dương

Theo giaoduc.net

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải "thi" suốt đời lại không được chú trọng

Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải "thi" suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng.

Đó là ý kiến của Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa - Hà Nội tại phiên họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chiều 26/7 về công tác dạy đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.

Nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt sẽ không có trò tốt

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa - Hà Nội cho rằng, ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh nhưng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và coi trọng. Mỗi khi có sự vụ thì các văn bản lại được quan tâm hơn, song "chỉ như cơn mưa rào, ào lên một lúc".

Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh chưa gắn, chưa tương đồng với thi cử hiện nay. Vì thế các nhà trường rất quan tâm cũng khó triển khai, khó lan tỏa tới học sinh, giáo viên và tới cha mẹ học sinh vì tính ít thực dụng của nó.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 1

Nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa- Hà Nội

Theo cô Nhiếp, không ít cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thiếu định hướng và thiếu động lực làm việc. Thiếu định hướng bởi không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào, nhỡ sai thì làm sao, có được bảo vệ không? nên chọn cách an toàn là làm cầm chừng hoặc không làm cho yên tâm.

Thiếu động lực từ chính tâm thế mỗi cán bộ quản lý, mỗi giáo viên chưa ý thức về sự "thân giáo" cũng như bổn phận và trách nhiệm của nghề mà mình đã chọn. Thiếu định hướng và động lực bởi chính cơ chế, chính sách hiện nay.

Cô Nhiếp đề xuất, hoạt động đổi mới giáo dục, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh phải gắn và tương đồng với thi cử ở các khối lớp.

Thực tế, các môn học - dạy chữ đều có tổ chức kiểm tra, có thi cử để vào đời, nhưng có môn cần như dạy người ta luôn phải "thi" suốt đời là lối sống lại chưa được chú trọng.

Cô Nhiếp khẳng định: "Giáo dục con người thành công sẽ tạo được kết quả trước cả kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra. Còn giáo dục bất thành công là khi học trò đỗ với tấm bằng tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn ngơ ngác, bơ vơ và nông cạn trước nhiều cảnh huống. Ấy là vì các em bị thiếu hụt, không có những kỹ năng sống tốt cuộc sống của mỗi con người".

"Mọi người thường nói, "học chữ song song với học làm người' hoặc "dạy người thông qua dạy chữ' chứ chưa tiếp cận theo hướng đạo đức là nền tảng của mọi môn học, không phải là môn học tách biệt. Học làm người mà chỉ đợi "cài theo", "cõng cùng" các nội dung kiến thức thì dù quý nhưng chưa đủ" - cô Nhiếp nói.

Theo cô Nhiếp, cần có sự chỉ đạo, bắt đầu ngay và ở tất cả các lớp ở nhà trường hiện nay. Giáo dục lối sống không thể làm ngay kết quả, nó cần có quá trình và cần sự tham gia của nhiều lực lượng. Quan niệm chỉ học đạo đức, lối sống khi chương trình sẵn sàng, chờ đồng bộ... là quan niệm sai lầm bởi mỗi một lứa học sinh là mất đi một thế hệ con người Việt Nam bị khuyết thiếu về đạo đức lối sống.

Một vấn đề quan trọng cô Nhiếp đề xuất là bắt đầu từ những người thầy. Nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như "5 điều Bác Hồ dạy", "tiên học lễ, hậu học văn", "thi đua dạy tốt - học tốt", "tất cả vì học sinh thân yêu", "mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo".... thiết nghĩ đến 5 vấn đề giáo dục phổ thông mới là "yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm". Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên.

"Chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày. Việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn" - cô Nhiếp nhấn mạnh.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 2

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Phải dạy trẻ có tính thiện

Trên quan điểm của nhà nghiên cứu giáo dục, GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, khái niệm giáo dục đạo đức là giáo dục tính cách tức dạy thái độ sống cho con người.

Với trẻ em, chúng ta nên chọn 3 vấn đề cốt lõi để dạy theo mô hình vòng tròn đồng tâm trong các năm học là: "Dạy trẻ có tính thiện, không tham lam và có trách nhiệm".

"Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần sự chung tay của tất cả mọi người nhưng trước hết phải làm sao phải "trường ra trường", "thầy ra thầy" thì mới có "trò ra trò" - GS Dong nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, dạy giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh cần bắt đầu từ chữ "thiện". Từ chữ "thiện" đó, đã tạo ra nhiều nhân cách tốt, nhiều danh nhân nổi tiếng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Tạ Quang Bửu, GS Phạm Ngọc Thạch, GS Tôn Thất Tùng.... Chữ "thiện" tưởng đơn giản nhưng lại là cái gốc của phát triển.

Hai vấn đề nhức nhối xã hội hiện nay là bạo lực và giả dối, đều có thể giải quyết bằng chữ "thiện" này". Do vậy, phải coi trọng thực hành và phát triển chữ "thiện" này bằng phong trào mỗi ngày làm một việc thiện.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 3

Nhà sử học Dương Trung Quốc

Tuy nhiên, theo ông Quốc khi đưa nội dung này vào giáo dục trong nhà trường cần đơn giản hoá nó để học sinh dễ hiểu, dễ hình dung, dễ ngấm và dễ áp dụng.

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, trong chương trình mới giáo dục phổ thông mới, cụ thể, môn Giáo dục công dân (ở cấp Tiểu học là môn Đạo đức, THCS là Giáo dục công dân, THPT là Giáo dục kinh tế và pháp luật) yêu cầu học sinh hình thành, phát triển 5 phẩm chất cơ bản là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong đó, "nhân ái" chính là tính "Thiện"; "trung thực" chính là không tham lam...

Để việc dạy đạo đức lối sống trong chương trình GDPT mới đạt hiệu quả, chương trình sẽ áp dụng phương pháp: dạy học phân hoá - không giáo dục "cào bằng" tất cả học sinh; dạy học tích hợp; giáo dục thông qua hành động.

"Trong tất cả các môn học, Giáo dục công dân phải là đặc biệt được giáo dục thông qua hành động, kết quả thể hiện qua hành động. Học sinh học xong nói lý thuyết hay nhưng không hành động thực tế được thì giáo dục như thế cũng không thành công", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 4

GS Nguyễn Minh Thuyết

GS Thuyết cho hay, khi người lớn gương mẫu, văn hoá ứng xử tốt thì tự khắc trẻ con nhìn vào cũng sẽ học hỏi và ứng xử tốt hơn. Thầy cô dạy học sinh không vi phạm Luật giao thông nhưng thực tế bố mẹ chở các em đến trường lại vi phạm Luật thì giáo dục nhà trường khó đạt được hiệu quả.

Những vi phạm đạo đức lối sống trong nhà trường của giáo viên và cả học sinh, được GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức - ĐHQG Hà Nội cho rằng, lâu nay việc dạy người cho các em học sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đã đến lúc Bộ GD&ĐT phải quan tâm thực sự đến khoa học về giáo dục đạo đức, lối sống để tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tất cả các môn học.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối giữa gia đình với nhà trường khắc phục tình trạng "khoán trắng cho nhà trường", phát động phong trào "thầy trò học cùng nhau"...

"Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò"

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi nghe các ý kiến phát biểu thảo luận tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, chuyển biến từ những việc nhỏ như hát quốc ca khi chào cờ, vệ sinh trường lớp,... Nhưng trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới, nhà trường phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm...

Theo Phó Thủ tướng, các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống vẫn phải duy trì và hực hiện đúng như "5 điều Bác Hồ dạy", "Thi đua dạy tốt, học tốt", "Tất cả vì học sinh thân yêu"... Các chỉ đạo, phát động, phong trào của ngành giáo dục đi ngược lại thì kiên quyết bỏ. Năm học tới Bộ GD&ĐT phải siết chặt hơn nữa. Các phong trào phải thiết thực, tránh hình thức.

Đạo đức lối sống học sinh: Môn học phải thi suốt đời lại không được chú trọng - Hình 5

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận phiên họp Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục đổi mới phương thức quản trị của cơ sở giáo dục phổ thông, phát huy dân chủ trong trường học với ý nghĩa đây là một thiết chế công cộng có sự tham gia của ban giám hiệu, tập thể giáo viên, cộng đồng, phụ huynh và học sinh, chính quyền địa phương.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng "đặt hàng" Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng Hệ Tri thức Việt số hoá để huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động nhất là cấp mầm non, tiểu học; tổ chức cuộc thi "em yêu trường em", phản ánh người tốt việc tốt từ các em học sinh bằng clip, hình ảnh; phong trào cô trò cùng học...

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Truy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túyTruy tố nữ DJ ở TPHCM cầm đầu đường dây mua bán hơn 100kg ma túy
09:01:20 06/02/2025
Chồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xeChồng cũ lái siêu xe hơn 12 tỷ đến viếng Từ Hy Viên và câu chuyện xót xa đằng sau chiếc xe
06:34:34 06/02/2025
Con gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long AnCon gái đánh chết chồng, cha tới công an nhận tội thay ở Long An
08:31:34 06/02/2025
Bà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không saiBà ngoại hot nhất Việt Nam mặc áo dài quá đẹp, gọi là "người đẹp không tuổi" cũng không sai
07:19:03 06/02/2025
Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?Dậy sóng MXH: Từ Hy Viên chưa đăng ký kết hôn với chồng hiện tại, nam ca sĩ Hàn không được thừa kế 1 xu?
10:16:39 06/02/2025
Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"Gây sốc xứ tỷ dân: "Từ Hy Viên có thể đã sống nếu ở bên chồng cũ?"
06:24:01 06/02/2025
Hé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gáiHé lộ thông tin lễ thành đôi của Vũ Cát Tường và bạn gái
06:28:56 06/02/2025
Tôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đóTôi quyết định ly hôn sau một lần ngã xe, cả 2 bên nội ngoại đều chỉ trích nhưng không ai hiểu thâm ý sâu xa trong đó
05:50:03 06/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Bắt giữ đối tượng phóng hỏa tại sân bay ở Rome

Thế giới

11:38:54 06/02/2025
Theo truyền thông địa phương, hai người bị thương là nhân viên sân bay. Đối tượng bị bắt giữ là người vừa nhập cư vào Italy vài ngày trước.
Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc

Sao châu á

11:27:45 06/02/2025
Thông tin Từ Hy Viên qua đời với nhiều vết tiêm bất thường trên tay, nghi có uẩn khúc đang nhận được sự chú ý lớn từ công chúng.
Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Được vía Thần Tài, 4 con giáp mở cửa gặp quý nhân, tài lộc ùn ùn kéo đến

Trắc nghiệm

11:24:01 06/02/2025
Theo các chuyên gia phong thuỷ, 4 con giáp này sẽ đón lộc trời cho, gặp nhiều may mắn sau ngày vía Thần tài năm nay.
Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Phản ứng của Bằng Kiều khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo

Sao việt

11:23:43 06/02/2025
Bằng Kiều đã có phản ứng ngay lập tức khi nghe Quốc Thiên nói Duy Khánh là người giả tạo. Chia sẻ của đàn anh khiến Duy Khánh cảm ơn rối rít.
Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim Hàn chiếm top 1 toàn cầu: Tuyệt phẩm được cả cõi mạng tung hô, nam chính "mỏ hỗn" siêu giàu ai cũng si mê

Phim châu á

11:20:59 06/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương thực sự là một tác phẩm có chất lượng tốt khiến phim nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu.
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"

Sao thể thao

11:07:44 06/02/2025
Dịp đầu năm giới trẻ thích thú với trào lưu dự đoán năm 2025. Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Khi Văn Toàn xe túi mù thì bị dự đoán Năm 2025, bạn sẽ bị cắm chiếc sừng .
Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Hơn 2,8 tỷ đồng quay lại với chủ sau 8 tháng bị bỏ quên ở bãi đỗ xe

Lạ vui

11:04:51 06/02/2025
Một vali đầy tiền mặt trị giá khoảng 2,8 tỷ đồng đã được trả lại cho chủ nhân sau 8 tháng được tìm thấy tại bãi đỗ xe.
Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Bom tấn zombie mang tính biểu tượng bất ngờ sale sập sàn, xuống mức thấp nhất lịch sử cho game thủ

Mọt game

11:02:22 06/02/2025
Các game thủ còn khoảng một tuần để hưởng mức giá ưu đãi này. Có vô số các tựa game lấy chủ đề zombie xuất sắc trong lịch sử, và bản thân chúng cũng đã tạo được những dấu ấn riêng nhất định.
Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Dù giàu đến mấy cũng đừng lắp 6 thứ này trong phòng khách, đó không phải mê tín mà có cơ sở cả

Sáng tạo

10:16:56 06/02/2025
Khi bắt tay vào việc trang trí nhà cửa, sự chuẩn bị kỹ lưỡng là điều vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn có thể gặp phải nhiều rắc rối trong quá trình thi công và sử dụng.
Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Gần 600 cây rừng bị đốn hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Pháp luật

09:52:41 06/02/2025
Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Nông phát hiện dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp có 569 cây rừng bị cưa hạ.
Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Bánh kẹo, đồ ăn nhanh chất cao "như núi" ở bãi rác xã La Phù

Tin nổi bật

09:42:28 06/02/2025
Tại bãi rác tự phát của xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, hàng tấn bánh kẹo, đồ ăn nhanh bị vứt bỏ, chất cao như núi , làm ảnh hưởng đến môi trường và việc đi lại của người dân.