Giáo viên chủ nhiệm, muôn việc phải ‘ôm’
Gánh nặng sổ sách, báo cáo và những công việc không tên đang khiến cho nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cảm thấy áp lực, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn.
Giáo viên Trường tiểu học Phan Bội Châu (H.Thống Nhất) ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học. Ảnh: C.Nghĩa
Muốn giải quyết được vấn đề này cho giáo viên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, phải mạnh dạn cắt bỏ những phần việc không cần thiết, những nội dung mang tính hình thức, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục thay cho phương pháp quản lý bằng sổ sách truyền thống.
* Áp lực giáo viên chủ nhiệm
Cô Phạm Thị Huyền là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp tại một trường THCS của TP.Long Khánh, dù vậy chưa khi nào cô cảm thấy mình bớt áp lực với công việc này. Cô Huyền chia sẻ: “Làm giáo viên chủ nhiệm thu nhập không hơn giáo viên bình thường, nhưng công việc phải làm luôn nhiều hơn giáo viên khác, thậm chí có những việc không tên, không có trong kế hoạch hay trong giáo án”.
Hằng ngày, dù có tiết dạy hay không cô Huyền vẫn phải đến trường để kiểm tra tình hình sinh hoạt và học tập của lớp, nhắc nhở, uốn nắn những trường hợp học sinh vi phạm quy định của nhà trường, học sinh học yếu mà giáo viên bộ môn khác phản ảnh. Thời gian còn lại, cô dành để chấm bài vở, làm báo cáo, ghi chép sổ chủ nhiệm… Không chỉ có vậy, hằng tuần cô Huyền còn phải dự ít nhất 2 tiết dạy của giáo viên khác, tính chung một năm học cô phải dự giờ tới 55 tiết.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ: Xây dựng trường học thông minh để giảm áp lực cho giáo viên
Hiện nay, Sở GD-ĐT đã tổng kết đề án Trường học tiên tiến hiện đại giai đoạn 2015-2020 và đang tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh nhân rộng đề án. Theo đó, khi đề án được nhân rộng, giáo viên sẽ được tiếp cận với nhiều phần mềm quản lý giáo dục mới, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao tính tương tác trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, Sở cũng quyết liệt cải tiến, đổi mới, nâng cao trình độ kỹ năng quản lý cho không chỉ đội ngũ cán bộ trong ban giám hiệu mà cả đội ngũ là cán bộ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm…
Còn cô Phạm Thị Thương, giáo viên một trường tiểu học tại TT.Định Quán (H.Định Quán) chia sẻ: “Ngoài công tác chủ nhiệm và chuyên môn, nhiều khi tôi cảm thấy mình bị áp lực và “quay cuồng” với sổ sách, báo cáo, dự giờ và bồi dưỡng… Thu nhập của giáo viên còn thấp, nhưng khối lượng công việc phải làm thì lại quá lớn, do đó rất mong ngành sẽ giảm bớt một số đầu việc cho giáo viên chủ nhiệm. Trong đó, nên giảm bớt số tiết phải dự giờ của đồng nghiệp trong một năm học để giáo viên có điều kiện tập trung sâu hơn cho chuyên môn”.
Theo nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm, vài năm gần đây dù các đầu việc đã bớt đi khá nhiều nhưng vẫn còn đó những việc có thể tiếp tục đơn giản hóa, giúp giáo viên có nhiều thời gian tập trung cho chuyên môn hơn. Đơn cử như chuyện giáo viên phải đứng ra giúp nhà trường thu các khoản tiền đóng góp của phụ huynh học sinh hay tham gia một số hội thi còn mang nặng tính hình thức, tốn nhiều thời gian.
“Khi có đợt kiểm tra chuyên môn, sổ sách, giáo viên chủ nhiệm thường ngồi viết lại cả chục trang giấy để đối phó, tránh bị đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hoặc với quy định hằng năm giáo viên phải viết sáng kiến, kinh nghiệm chuyên môn, giờ chuyển sang hình thức viết giải pháp, tuy ngắn gọn, đơn giản hơn nhưng nhiều giáo viên cũng vẫn dừng lại ở mức độ làm cho có vì phần nhiều những giải pháp này không thể áp dụng vào thực tế” – một giáo viên chủ nhiệm bậc THCS ở TP.Biên Hòa bộc bạch.
* Giảm tải cho giáo viên chủ nhiệm
Nhằm giúp giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp tập trung cho công tác chuyên môn nhiều hơn, thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã có những cải cách khá mạnh mẽ, hướng ưu tiên đến những đầu việc phục vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phát huy được năng lực và sở trường của giáo viên. Chẳng hạn như Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định hằng năm giáo viên phải viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, nhiều giấy tờ sổ sách không cần thiết cũng được loại bỏ. Bộ cũng yêu cầu các địa phương, các nhà trường không được tự đặt ra những hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, gây khó khăn cho giáo viên. Những nỗ lực đổi mới nhằm giảm áp lực cho giáo viên đã được các nhà trường đánh giá cao.
PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, năm học 2020-2021 là năm đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, do đó để hạn chế gánh nặng sổ sách cho giáo viên, Bộ đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS-THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, điều lệ trường học mới đã giúp giáo viên cởi bỏ được nhiều áp lực, tăng tính tự chủ, phát huy tính dân chủ trong nhà trường tốt hơn. Nhà trường có thể tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hằng năm, còn giáo viên cũng có quyền tự chủ xây dựng kế hoạch dạy và học của mình để đăng ký với nhà trường. Với điều lệ trường học mới dành cho các bậc học phổ thông, Bộ GD-ĐT kỳ vọng sẽ giảm được nhiều sổ sách không cần thiết, những đầu việc hình thức, kém thực chất.
Theo Sở GD-ĐT, để giáo viên bớt đi gánh nặng hồ sơ, sổ sách, giáo án, Sở đang từng bước hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ chuyên môn, quản lý học sinh. Nhiều hồ sơ, sổ sách trước đây phải viết tay, in ra giấy, đóng thành tập… sẽ được nhập bằng máy tính để dễ tra cứu, chia sẻ. Đối với giáo án, giáo viên có thể linh hoạt dùng cả giáo án truyền thống và giáo án điện tử để nâng cao chất lượng dạy và học. Các hình thức ứng dụng công nghệ này có thể được áp dụng linh hoạt, tùy vào điều kiện của từng trường.
Bà Lưu Thị Ngọc Quế, Trưởng phòng GD-ĐT H.Trảng Bom cho biết, ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang “giải phóng” công sức rất lớn cho giáo viên chủ nhiệm. Đơn cử như việc ứng dụng mạng xã hội vào trao đổi với phụ huynh về quá trình học tập của con em hằng ngày, không để chuyện đã rồi giáo viên mới trao đổi với phụ huynh. Hay như sổ liên lạc điện tử, cơ sở dữ liệu kết quả học tập của học sinh được giáo viên cập nhật, lưu trữ để giáo viên và phụ huynh cùng sử dụng, giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn…
Video đang HOT
Sắp tới chỉ giáo viên chủ nhiệm mới phải dự giờ, thăm lớp?
Nhiều giáo viên thở phào nhẹ nhõm, chờ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực để thoát khỏi cảnh phải ... dự giờ thăm lớp.
Ngày 15/9/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, thay thế Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2020. Như vậy chỉ còn hơn một tuần nữa Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành.
Nhiều giáo viên thở phào nhẹ nhõm, chờ Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực để thoát khỏi cảnh phải ... dự giờ thăm lớp.
Tại sao có thông tin giáo viên thoát khỏi cảnh phải... dự giờ thăm lớp?
Khoản 3 Điều 27 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT có ghi rõ: "Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục
3. Đối với giáo viên:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
c) Sổ điểm cá nhân;
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp)."
Như vậy khi Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT còn hiệu lực, giáo viên phải ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, minh chứng trong sổ sách quy định. Hay nói cách khác giáo viên phải dự giờ, thăm lớp.
Khoản 3 Điều 21, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: "Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Như vậy trong Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT không còn quy định giáo viên phải có Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp.(1)
Mặt khác tại điểm a Khoản 2 Điều Điều 29 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có ghi rõ: "Quyền của giáo viên, nhân viên.
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:
a.Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm".
Điều này có nghĩa chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới được dự các giờ học hoạt động giáo dục khác của học sinh.(2)
Từ (1) và (2) rõ ràng giáo viên không phải ... dự giờ thăm lớp nữa sau khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực vào ngày 01/11/2020.
Mặt khác trong Luật Giáo dục 2019 cũng không có quy định giáo viên phải dự giờ, thăm lớp.
Ảnh chụp màn hình Website của một trường học đang áp dụng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT quy định số tiết dự giờ cho giáo viên
Một số địa phương đang vận dụng sai thông tư!
Một số địa phương đang áp dụng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT quy định số tiết dự giờ cho giáo viên.
Điểm a Khoản 2 Điều 7 Tiêu chuẩn 4 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở ghi rõ:
"Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục
2. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy / giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy / giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường"
Thế nhưng Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT đã được thay thế bằng Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT.
Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT đã được thay thế bằng Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT. Trong Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT không hề đề cập đến các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Nói cách khác không còn văn bản pháp lý quy định số tiết dự giờ, thăm lớp của giáo viên.
Dự giờ là cách học tập nâng cao chuyên môn hiệu quả, đơn giản quả nhất.
Thực tế, là giáo viên có ý thức trau dồi chuyên môn ai cũng thấy rõ dự giờ đồng nghiệp là cách học tập nâng cao chuyên môn hiệu quả, đơn giản nhất.
Dự giờ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, người dự dễ dàng học tập kinh nghiệm. Nếu dự người dạy có chuyên môn chưa tốt, người dự cũng dễ dàng thấy "sạn" để mình tránh.
Dự giờ chỉ có tác dụng tốt khi giáo viên cầu thị, thực sự muốn học hỏi. Nếu quy định cứng nhắc, giáo viên sinh tâm lý đối phó, dự cho có, vô tác dụng.
Dự giờ số giáo viên đông (hàng chục giáo viên), tiết dạy đã được nhào nặn, giáo viên "diễn", học sinh "diễn" chỉ phản tác dụng, lây bệnh thành tích.
Vì vậy, dù không quy định phải dự giờ, song các cơ sở giáo dục vẫn nên có quy chế để giáo viên được dự giờ đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
https://thukyluat.vn/vb/thong-tu-12-2011-tt-bgddt-dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-pho-thong-va-truong-1d823.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/luat-giao-duc-2019-175003-d1.html
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=87939
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-42-2012-TT-BGDDT-tieu-chuan-danh-gia-chat-luong-giao-duc-152161.aspx
https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1294
https://thcs-huongvinh-hatinh.violet.vn/entry/show/entry_id/4141927
Mùa thu... và những khoản thu Chừng hơn nửa tháng nay tôi liên tục nhận được điện thoại của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và vài người làm công tác quản lý trường học. Tất cả đều xoay quanh việc thực hiện thu xã hội hóa ở một số trường học. (Ảnh minh họa) Chủ đề là thế, chỉ có điều là mục đích hỏi với từng đối...