Giáo viên chủ động triển khai chương trình phổ thông mới
Chương trình GDPT mới đã “giao quyền” nhiều hơn cho giáo viên trong chủ động tổ chức lớp học. Vì vậy, cần thời gian đánh giá, phụ huynh không nên lo lắng tạo thêm áp lực cho giáo viên.
Ảnh minh họa
Xung quanh phản ánh của phụ huynh về thiết kế môn Tiếng Việt của chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với lớp 1, cô Nguyễn Anh Thụy, Khối trưởng khối 1, Trường Tiểu học Lê Đức Thọ ( quận Gò Vấp) cho biết, chương trình GDPT mới khác biệt lớn so với chương trình cũ là không giới thiệu lần lượt 28 chữ cái rồi mới yêu cầu học sinh ghép vần mà trong từng bài học, sau giới thiệu âm mới sẽ hướng dẫn học sinh ghép vần.
Theo cô Nguyễn Thị Thu Vân, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), ở giai đoạn đầu làm quen môn tiếng Việt, học sinh học 2 âm mới/bài, sau sẽ tăng lên 3-4 âm/bài. Phần lớn giáo viên cho biết, dung lượng kiến thức chương trình GDPT mới không nặng hơn chương trình cũ, nhưng do thực hiện tích hợp kiến thức môn học với thực tế cuộc sống (bài học thiết kế theo chủ đề, liên hệ sự vật, hiện tượng trong cuộc sống) khiến một số giáo viên lúng túng.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 3 giải thích, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên học sinh các cấp không có 1-2 tuần lễ tập trung trước ngày khai giảng. Giáo viên phải dạy cùng lúc cách ngồi học, thao tác cầm bút và nhận diện mặt chữ nên có phần “đuối” hơn.
Chưa kể, có học sinh đã làm quen mặt chữ, có em lần đầu tiếp xúc, giáo viên cùng lúc dạy cho nhiều trình độ khác nhau là thực tế nhiều năm qua chứ không riêng năm học này. Chương trình GDPT mới đã “giao quyền” nhiều hơn cho giáo viên trong chủ động tổ chức lớp học. Vì vậy, cần thời gian đánh giá, phụ huynh không nên lo lắng tạo thêm áp lực cho giáo viên.
'Đừng ép trẻ lớp 1 đọc thông viết thạo càng nhanh càng tốt'
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng trẻ vào lớp 1 đang trong giai đoạn chuyển giao, các em nên "học mà chơi, chơi mà học".
Trao đổi với Zing liên quan câu chuyện nhiều phụ huynh than phiền chương trình Tiếng Việt lớp 1 đổi mới nặng hơn trước, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng trước đây, học sinh không cần biết chữ trước khi vào tiểu học.
Video đang HOT
Tiếng Việt lớp 1 dạy các em từ chữ cái, đánh vần. Đương nhiên, một số phụ huynh ở thành phố vẫn dạy trước cho con, song ông Nhĩ đánh giá đây không phải cách làm hay.
PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không nên để trẻ học chữ trước khi vào lớp 1. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Không phải lúc nào cũng "càng sớm càng tốt"
"Ởđộ tuổi mầm non, trẻ nên được chơi để phát triển năng lực, trí tuệ. Vào lớp 1, nhiều cháu học tốt hơn bạn là do được học trước chương trình", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định.
Ông nói thêm việc tập viết đối với học sinh cũng chỉ ở mức một dòng, tức khoảng 5-6 chữ. Yêu cầu đối với học sinh lớp 1 là viết ngay hàng thẳng lối, chữ viết rõ ràng. Mức độ đẹp đến đâu tùy năng khiếu của các em.
Nói về việc dạy Tiếng Việt ngày nay, đặc biệt khi các phụ huynh, giáo viên than phiền chương trình nặng, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm chính người lớn đặt ra áp lực, giao bài tập khiến việc học nặng và học sinh khổ sở.
"Yêu cầu đặt ra như vậy, chúng ta cứ thực hiện như vậy, đừng ép học sinh đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt, gây căng thẳng. Việc học không phải càng sớm càng tốt. Người lớn muốn nhanh, dạy dồn dập, chuyện học hành mới nặng", ông Nhĩ nêu quan điểm.
GS.TS Lê Phương Nga cho rằng phụ huynh dạy học khi không biết phương pháp là đang tra tấn con. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Đừng so với "con nhà người ta"
Cùng quan điểm trên, GS.TS Lê Phương Nga, giảng viên cao cấp khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng phụ huynh không nên gây áp lực lên con hay can thiệp vào việc dạy học của giáo viên.
Nữ tiến sĩ cho rằng trong bộ 120 chỉ số phát triển của trẻ 5 tuổi do Bộ GD&ĐT đưa ra, mục 91 nêu trẻ cần "nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt".
Theo thống kê, hơn 98% học sinh lớp 1 ở nước ta đã học mẫu giáo. Số còn lại là các em ở vùng sâu, vùng xa. Các em có thêm 1-2 tháng học Tiếng Việt tăng cường.
Do đó, trước khi vào lớp 1, học sinh đã biết mặt chữ. Do đó, việc trẻ biết bảng chữ cái sau 3 tuần học lớp 1 là bình thường. Hết lớp 1, các em cần đọc thông, viết thạo. Bà Nga nhấn mạnh nước nào cũng yêu cầu tương tự.
Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội.
GS.TS Nguyễn Phương Nga
Tuy nhiên, bà cho rằng nhiều phụ huynh đang gây áp lực lên con, muốn con đọc nhanh, viết đẹp như "con nhà người ta". Mỗi đứa trẻ có quyền học theo đúng năng lực của mình, không bao giờ bị so sánh với người khác. Thế nhưng, các bà mẹ lại đặt cho trẻ áp lực phải như các bạn.
"Thế giới đang chuyển từ cạnh tranh để thắng lợi sang hợp tác cùng thắng lợi rồi. Nếu tốc độ con học chậm, phụ huynh cứ bình tĩnh. Đến cuối năm, con cũng đạt chuẩn, đừng thấy con nhà hàng xóm học nhanh mà nóng vội", GS Phương Nga nhắn nhủ.
Chuyên gia giáo dục này cũng cho rằng chính áp lực từ phụ huynh khiến giáo viên cũng căng thẳng theo, dẫn đến sức ép lên trẻ. Các bé không cần phải luyện viết đến mấy trang ở nhà, cùng không cần viết đẹp "như viết giấy khen". Bởi vì sau nay, nếu viết không đẹp, trẻ có thể viết bằng máy. Đương nhiên, các bé cũng không nên viết nguệch ngoạc, chữ này lẫn chữ kia.
Với việc giáo viên nhắc nhở do con viết không đẹp, bà Nga khuyên phụ huynh nên nhìn nhận lạc quan hơn, coi như cô quan tâm sát sao con mình. "Cha mẹ đừng áp sĩ diện của người lớn lên trẻ", nữ tiến sĩ nhắn nhủ.
Trong việc học của con, phụ huynh là người đồng hành, không nên trực tiếp dạy con nếu không có nghiệp vụ sư phạm tiểu học. Ngồi cùng con đến hai giờ mà không dạy được, nghĩa là phụ huynh không biết phương pháp và không nên dạy nữa. Dạy như vậy, chính người lớn đang hành hạ, tra tấn con.
Trước những lời than phiền về chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng, GS.TS Lê Phương Nga lý giải số lượng tiết học môn này trong một tuần tăng từ 10 tiết lên 12 tiếng. Đổi lại, số lượng tiết Toán giảm xuống còn 4 tiết. Sự điều chỉnh này là do tiếng Việt được xem là công cụ để các em học tiếp môn khác.
Quỹ thời gian được ưu tiên cho môn Tiếng Việt nhưng không có nghĩa việc học dồn dập, sau 3 tuần, học sinh phải đọc thông viết thạo. Thực tế, ở nhiều nơi, các em học xong lớp 1 vẫn chưa đọc được.
Ngoài ra, với chương trình mới, chú trọng phát triển năng lực, học sinh không chỉ học chữ, mà phải hiểu nghĩa (trước đây, học sinh học chữ không cần hiểu).
Bà Nga nhấn mạnh mục tiêu chính của chương trình là trẻ đọc thông, viết thạo. Phụ huynh, giáo viên không nên tạo áp lực. Ngược lại, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải làm thế nào để trẻ thích học.
Tại họp báo thường kỳ quý III năm 2020 diễn ra chiều 30/9, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT, thông tin gần đây, một số diễn đàn đăng tải thông tin phụ huynh nói về chương trình lớp 1 nặng sau một tháng học. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa nhận được ý kiến chính thức từ giáo viên, cơ sở giáo dục, nhà khoa học về vấn đề này.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học khẳng định chương trình lớp 1 có sự điều chỉnh ở chỗ "trẻ cố gắng đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt", để có điều kiện chọn những môn khác.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Dạy Tiếng Việt cho trẻ lớp 1 không thể nóng vội GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng giáo viên, phụ huynh không nên đặt yêu cầu quá cao đối với trẻ, bắt các em mới đi học phải viết nhanh, viết đẹp. Trong năm đầu tiên triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới, sau 3 tuần, không ít phụ huynh than con gầy, chán, sợ học. Một số giáo viên cũng đánh...