Giáo viên chia sẻ: Làm mới tiết sinh hoạt lớp
Ban giám hiệu cùng giáo viên trường tôi đã tìm cách làm mới, thay đổi nội dung trong tiết sinh hoạt lớp trong phạm vi toàn trường.
Qua nhiều năm thực hiện và cải tiến, có thể nói tiết sinh hoạt lớp giờ đây ở trường của tôi học sinh trở nên thích thú, thậm chí các em còn trông mong đến tiết sinh hoạt lớp.
Ảnh minh họa
Xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo đề ra từ hơn mười năm nay. Từ đó đã xuất hiện những mô hình hoạt động mới, lạ trong các nhà trường nhằm hướng đến mục tiêu trên. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ về hoạt động tại trường mình trong việc thực hiện “ Trường học thân thiện” trong chính tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
Tiết sinh hoạt lớp, theo điều lệ trường phổ thông chính là một tiết học chính khóa trong tuần, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Nhưng từ lâu hầu như tiết sinh hoạt lớp đối với học sinh có cái gì đó nặng nề, không thích thú, có khi tiết này nhìn giống như một… phiên tòa, vì ở đó có người thưa, người kiện, người khiếu nại, người thắc mắc… rồi xử, rồi phạt và có cả cãi vã. Giáo viên chủ nhiệm nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ dễ gây sự mất đoàn kết trong lớp học qua việc giải quyết các tình huống xảy ra ở lớp của mình trong một tuần. Đặc biệt tiết sinh hoạt lớp hình như là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, nhất là những học sinh thường hay vi phạm nội quy. Nhiều em còn ví von tiết sinh hoạt lớp là giờ bị “hành tội” nên lo sợ, căng thẳng.
Xuất phát từ những thực tế đó, ban giám hiệu cùng giáo viên trường tôi đã tìm cách làm mới, thay đổi nội dung trong tiết sinh hoạt lớp trong phạm vi toàn trường. Qua nhiều năm thực hiện và mỗi lúc mỗi rút kinh nghiệm, bổ sung cái hay, cái lạ và có thể nói tiết sinh hoạt lớp giờ đây ở trường của tôi học sinh trở nên thích thú, thậm chí các em còn trông mong đến tiết sinh hoạt lớp. Điều mà trước đây chưa từng có!
Trong thời lượng 45 phút của một tiết sinh hoạt lớp, phân nửa thời gian đầu giáo viên chủ nhiệm sẽ dành cho việc tổng kết tuần và đưa ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. Những hoạt động trong một tuần của lớp được tái hiện lại thông qua bảng tổng kết của các tổ, những nhận xét của ban cán bộ lớp về tình hình học tập và thực hiện nội quy, những ý kiến, thắc mắc của các em học sinh trong lớp được giáo viên chủ nhiệm giải đáp cặn kẽ, công bằng… sau đó chọn ra tổ và các cá nhân, tiến bộ, xuất sắc trong tuần để khen và thưởng, phần thưởng là những quyển tập, bút… được trích từ quỹ của lớp để mua.
Video đang HOT
Chính việc làm kịp thời này là nguồn động viên những học sinh có tiến bộ trong tuần đồng thời cũng nhằm nhắc nhở những em chưa thực hiện tốt nội quy khắc phục trong tuần sau. Giáo viên chủ nhiệm cũng được hướng dẫn điều này: đó là những em sai phạm các lỗi lớn, thường xuyên, ít sửa chữa thì giáo viên chủ nhiệm làm việc riêng với những em này sau giờ sinh hoạt lớp hay vào dịp khác, chứ không làm ngay tại lớp.
Phần còn lại của tiết sinh hoạt lớp mang tên “Tiết mục thân thiện”. Ban đầu, do giáo viên chủ nhiệm tổ chức, để tập dần cho các em làm quen. Theo đó giáo viên tổ chức cho các em chơi những trò chơi dân gian, hay là những câu hỏi đố vui, các tiết mục văn nghệ trên tinh thần vui tươi, thoải mái, thân thiện. Có thể nói chính trong những hoạt động thân thiện này giúp các em bớt căng thẳng sau một tuần học tập, qua đó giáo viên còn có điều kiện nắm bắt năng lực, năng khiếu nhằm phát huy năng khiếu của các em.
Rồi dần dần giáo viên chủ nhiệm giao cho các tổ luân phiên tổ chức các “tiết mục thân thiện” này. Các tổ rất thích thú vì có điều kiện để giới thiệu những trò chơi, câu đố, ngâm thơ, kể chuyện… trước tập thể. Đặc biệt, tiết sinh hoạt lớp cuối mỗi tháng sẽ được lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội dung “dạy học làm người”. Nội dung dạy học làm người được thực hiện dưới hình thức các câu chuyện do giáo viên chủ nhiệm chọn lọc, sưu tầm và kể cho học sinh nghe. Mỗi câu chuyện đem đến một thông điệp, một ý nghĩa nhân văn nào đó. Từ đó giúp cho các em có dịp tự cảm nhận, tự soi rọi lại bản thân mình mà nghĩ suy, sửa đổi.
Với cách làm mới tiết sinh hoạt lớp này ở ngôi trường của tôi, tất nhiên đòi hỏi nhiều vào sự đầu tư của giáo viên chủ nhiệm. Và kết quả không thể thấy ngay ngày một ngày hai. Nhưng điều mà tôi tâm đắc nhất chính là đã thổi một luồng gió mới, thân thiện vào những tiết sinh hoạt lớp, và tôi cũng đã thăm dò những phản hồi của học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi đều ghi nhận sự thích thú, hưng phấn của học sinh khi kể về tiết sinh hoạt lớp của lớp mình. Với tôi đó đã là niềm vui của mình trong cuộc đời dạy học.
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
(Giáo viên trường THCS Tân Ân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
Theo Dân trí
Thi giáo viên dạy giỏi: Không bỏ, không áp lực thành tích
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết sau khi xin ý kiến và bàn thảo, phần lớn giáo viên vẫn muốn giữ cuộc thi giáo viên dạy giỏi.
Trước những ý kiến phản ứng về cách thi và kết quả kỳ thi giáo viên dạy giỏi, Bộ GD-ĐT đang trong quá trình cân nhắc soạn thảo Thông tư quy định công nhận giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp học.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: Bộ GD-ĐT cũng rất cầu thị tìm cách để có những phương án điều chỉnh những lệch lạc, áp lực thành tích và qua thăm dò ý kiến, mong đợi của các thầy cô là vẫn giữ cuộc thi này.
"Trong tất cả những mong đợi, thầy cô vẫn muốn có ghi nhận về tay nghề ở cuộc thi mang tính chất đặc thù của ngành; một hình thức thi đua lành mạnh và ghi nhận xứng đáng về độ giỏi của nghề. Việc này cũng đã được tổ chức mấy chục năm nay, chỉ có điều thời gian qua ở một số nơi, một số tổ chức làm khó trong việc tạo nên sức ép về bệnh thành tích".
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT)
Theo ông Minh, Bộ cũng đưa ra 2 phương án có thể là thi hoặc xét để công nhận giáo viên dạy giỏi. Kết quả đều có những thông điệp ban đầu là không thể không có cách thức để xác định.
"Phương án xét cũng được đưa ra. Điều này khiến hiện tượng hồ sơ sổ sách tăng lên để làm minh chứng. Nhưng quan trọng là dù thi hay xét đều phải đảm bảo được hiệu quả, giảm tải nhất những áp lực vô hình có thể gây ra.
Qua quá trình bàn thảo, rất nhiều những phương án, với những quan điểm đã được tiếp cận, trao đổi với các chuyên gia, thầy cô cùng các thông tin trong suốt hơn 1 năm qua thì hiện nay đang nghiêng về phương án vẫn giữ hội thi. Để qua đó giáo viên vẫn có giờ thể hiện tay nghề trong lĩnh vực làm việc của mình thông qua các trao đổi trong công việc và hội giảng. Hội thi vẫn giữ những yếu tố tinh hoa và cốt lõi tốt, nhưng sẽ không có những áp lực vô hình nếu như giáo viên không làm tốt", ông Minh nói.
Theo ông Minh, đây là một hướng mà đến thời điểm này được xem là khả quan nhất. "Tất nhiên có thể có nhiều quan điểm. Bởi thực tiễn, bất cứ một phương án nào đi vào thực tiễn triển khai thì quan trọng nhất vẫn là việc thực hiện và người thực thi. Quan điểm của Bộ là giảm thiểu tất cả những áp lực không đáng có nhưng đây không phải là áp lực mà là sân chơi tự nguyện, không để thành thành tích của tập thể, không có những yêu cầu hình thức. Giáo viên tự nguyện, muốn khẳng định nghề nghiệp thì vào sân chơi, còn nếu không thì cũng không sao, vẫn có thể được ghi nhận bằng những hoạt động khác. Như vậy có nghĩa không áp lực, không yêu cầu, đòi hỏi và nhà trường cũng không có cớ để bắt buộc bởi không phải là thành tích của nhà trường nữa".
Theo ông Minh, tinh thần sẽ bỏ bài thi năng lực, không lấy giờ giảng của thầy cô làm thành tích của tập thể của nhà trường, không yêu cầu viết sáng kiến kinh nghiệm theo hình thức giấy tờ để mang tính chất hình thức nếu có,... và giảm tải số giờ dạy tối đa, lấy chuẩn nghề nghiệp làm căn cốt.
"Nếu có xu hướng vô hình áp đặt của cơ sở thì đó là lỗi của việc thực thi. Nếu phương án mới được đưa ra với những ràng buộc vô hình không còn nữa, mà vẫn còn nặng thành tích, thì việc thực thi ở đâu có lỗi cần phải chấn chỉnh.
Bộ muốn tạo ra những điều tốt nhất cho các thầy cô khi có sân chơi lành mạnh, phù hợp để khẳng định nghề nghiệp. Không chỉ riêng ngành giáo dục mà tất cả các ngành khác như y, lao động, đầu tư xã hội đều có những cuộc thi tương tự.
Phần lớn các thầy cô vẫn muốn giữ hoạt động nghề nghiệp này để làm nơi tôn vinh chính tay nghề và cũng rất nhiều người trưởng thành và được ghi nhận ở cơ sở thông qua hoạt động này. Không thể vừa muốn được ghi nhận vừa không muốn có bất cứ một ràng buộc nào vì đã vào một chơi sân thì phải theo luật và phải chấp nhận một áp lực thì mới bứt phá để khẳng định. Không có sân chơi nào không áp lực, không muốn áp lực thì không vào", ông Minh nói.
Ông Minh cũng cho biết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đang rất cầu thị và thận trọng để lấy thông tin từ các thầy cô. "Bởi mong muốn tới các thầy cô, mà thầy cô không ủng hộ thì cũng phải cân nhắc".
Dự kiến, đầu năm học mới, dự thảo thông tư này sẽ được công bố theo hướng vẫn giữ cuộc thi với những thay đổi để xin ý kiến xã hội nhằm hoàn chỉnh. Nếu có thể kịp, Bộ sẽ ban hành luôn trong học kỳ 1 năm học này để các thầy cô có phương án tham gia.
Theo viet nam net
Giáo viên trị học sinh quay cóp bằng cách đội thùng carton lên đầu gây xôn xao mạng xã hội Hình ảnh sinh viên ở Mexico đội thùng carton lên đầu để làm bài kiểm tra được lan truyền lên mạng xã hội gây nhiều tranh cãi. Hình ảnh học sinh đội thùng carton lên đầu gây tranh cãi. Mới đây, một người đàn ông có tên là Luis Júarez Texis (Giám đốc trường Campus 01 "El Sabinal" thuộc đại học Bachelors, bang...