Giáo viên chia sẻ cẩm nang duy trì sự tỉnh táo khi thức khuya soạn giáo án
Ban ngày đến trường, ban đêm thức khuya soạn giáo án đã trở thành thói quen nghề nghiệp của nhiều giáo viên.
Để không bị cạn kiệt năng lượng và sự tỉnh táo, họ cần giải pháp để nạp nhanh nguồn năng lượng và sự tỉnh táo tức thì vào mỗi đêm.
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực cốt lõi giúp nuôi dưỡng, phát triển nhân tài cho quốc gia. Đảm nhận công việc này, người làm nghề giáo cần liên tục sáng tạo những tiết học chất lượng nhằm truyền tải tri thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là trong bối cảnh nhiều trường học hiện nay đã và đang áp dụng những mô hình giảng dạy hiện đại, đổi mới. Tiêu chuẩn chung vẫn giữ vững là lấy học sinh làm trung tâm. Do đó việc soạn bài giảng kỹ lưỡng luôn là yêu cầu được các nhà trường đặt ra cho đội ngũ giáo viên.
Giáo án càng được chuẩn bị kỹ càng, nội dung thiết kế bám sát thực tế môn học càng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời gia tăng mức độ tiếp thu của từng học sinh, từ đó tác động đến hiệu quả và kết quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị giáo án luôn đặt ra những áp lực vô hình đối với những người làm nghề giáo. Không đơn giản chỉ là áp lực về sự đổi mới sáng tạo mà còn là sức ép của thời gian khi họ phải liên tục cân đối giữa thời gian cho công việc, gia đình và bản thân. Quỹ thời gian của thầy cô giáo khá eo hẹp khi toàn bộ thời gian ban ngày đã tập trung cho công tác giảng dạy tại trường lớp. Thời gian còn lại vốn dành riêng cho cuộc sống gia đình và bản thân lại phải cân đối dành thêm cho công việc soạn giáo án, xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh của mình.
Công việc của người giáo viên yêu cầu cần soạn giáo án một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy
Để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, nhiều giáo viên đã chọn phương án thức khuya để soạn giáo án. Điều này đồng nghĩa với việc họ chấp nhận thay đổi nhịp sinh học, điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức vốn được lập trình sẵn của cơ thể để đảm bảo hiệu quả công việc. Tuy nhiên, thực tế là không ít giáo viên đã gặp phải thách thức khi thực hiện sự điều chỉnh này. Bởi khi đến chu kỳ thời gian dành cho việc ngủ, cơ thể chúng ta sẽ hoạt động chậm lại, đồng thời hormon melatonin sẽ được giải phóng khiến cơ thể thiếu dần sự tỉnh táo và kích thích cảm giác buồn ngủ.
Chị Nguyễn Mai (32 tuổi), giáo viên của một trường cấp 2 trên địa bàn TP Đà Nẵng tâm sự về áp lực công việc cho những ngày đầu năm học mới. “ Thời điểm bắt đầu năm học mới, mình và đa số các giáo viên đều trong trạng thái quá tải vì khối lượng công việc khá nhiều. Từ soạn giáo án cho đến xây dựng kế hoạch học tập, họp phụ huynh, tổ chức hội thi… đều cần chuẩn bị trước. Tất cả những công việc này, mình đều phải tranh thủ làm vào ban đêm vì ban ngày đã tập trung giảng dạy. Đặc biệt là những thời gian ôn tập cuối kỳ, mình còn phải thức đến 2-3 giờ sáng để chuẩn bị nội dung ôn tập cho học sinh. Dù đã quen nhưng vẫn không tránh khỏi những lần mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, thậm chí là cạn kiệt năng lượng” chị Mai chia sẻ.
Nhiều giáo viên thường rơi vào trạng thái mất tập trung khi phải liên tục thức đêm soạn bài
Video đang HOT
Cũng giống như chị Mai, nhiều giáo viên khác thường xuyên gặp phải rào cản về sự thiếu tỉnh táo, mất tập trung khi làm việc về đêm. Mỗi người có những cách khác nhau để hạn chế tác động của cơn buồn ngủ như rửa mặt, rời khỏi bàn làm việc và vận động, sử dụng các đồ ăn nhẹ…Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều thừa nhận các giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và họ lại nhanh chóng quay lại trạng thái buồn ngủ, thiếu tỉnh táo như lúc ban đầu.
Mai Trang (28 tuổi) – một giáo viên tại Hà Nội chia sẻ bí quyết giúp cô vượt qua khủng hoảng mất tập trung, thiếu sự tỉnh táo khi phải liên tục thức khuya soạn giáo. “Sau khi thử qua nhiều cách truyền thông nhưng không hiệu quả, mình được các đồng nghiệp chia sẻ về thức uống tăng lực Number 1 nên đã trải nghiệm. Bất ngờ là thức uống này mang lại sự tỉnh táo gần như tức thì, giúp mình vượt qua cơn buồn ngủ và lấy lại sự tập trung một cách nhanh chóng” Mai Trang chia sẻ.
Theo Mai Trang, loại nước tăng lực này đáp ứng tiêu chí mang lại sự tỉnh táo tức thì và nạp năng lượng hiệu quả, thích hợp cho các giáo viên với đặc thù công việc hay phải thức khuya. Đặc biệt hương vị dễ uống, chỉ cần một chai là có thể thoải mái thức khuya hơn để hoàn thành công việc. Cũng như chị Mai Trang, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu giải pháp phù hợp cho đặc thù công việc, chị Nguyễn Mai cũng tin tưởng lựa chọn nước tăng lực Number 1 để duy trì sự tỉnh táo, tái tạo nguồn năng lượng cho những đêm thức khuya soạn bài, xây dựng kế hoạch học tập.
Nước tăng lực Number 1 được nhiều giáo viên tin tưởng lựa chọn để duy trì sự tỉnh táo, tập trung về đêm
Nước tăng lực Number 1 có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ trên thị trường đồ uống. Loại thức uống này gần như trở thành người bạn đồng hành với những đối tượng lao động có tính chất công việc đặc thù cần phải thức khuya, làm việc xuyên đêm như các lái xe đường dài, giáo viên, nhân viên IT… Bởi vậy, dù đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường, loại nước này vẫn luôn nổi bật giữa các sản phẩm cùng phân khúc và có được lòng tin của người tiêu dùng.
Đối với các thầy cô giáo hay những ngành nghề bắt buộc làm việc về đêm, việc giữ tỉnh táo và tập trung có thể là một thách thức cần phải vượt qua nhằm đảm bảo chất lượng công việc. Chìa khóa để làm được điều này chính là đảm bảo sức khỏe của bản thân thông qua thói quen sống lành mạnh như uống đủ nước, ăn đủ bữa… Ngoài ra, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp sử dụng một loại thức uống bổ sung năng lượng như Number 1 để lấy lại sự tỉnh táo, đánh bại cơn buồn ngủ và hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Giáo viên mong 'giải' chuyện tiền lương, đổi mới soạn giáo án
Các giáo viên chia sẻ những nguyện vọng tại cuộc gặp mặt 'Chia sẻ cùng thầy cô' năm 2022 do TƯ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và tập đoàn Thiên Long tổ chức hôm nay.
Đây được coi như diễn đàn để các thầy cô giáo trao đổi về những vấn đề còn trăn trở, khó khăn.
Thầy Kim Thành Phong (Trường THPT Trà Cú, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) chia sẻ, ngôi trường mình đang dạy học đóng ở địa bàn vùng sâu vùng xa, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao.
Thầy Phong nêu bất cập về chế độ tiền lương khi dù các thầy ở vùng khó khăn, nhưng trường lại không thuộc diện xã đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách.
"Mức lương của giáo viên trẻ như tôi phần nào mới chỉ đáp ứng được cuộc sống của bản thân. Còn nếu để nuôi sống gia đình cũng như có con đi học thì chưa thể đảm bảo", thầy tâm sự.
Thầy Kim Thành Phong, Trường THPT Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
"Hy vọng Nhà nước sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa hơn nữa. Tôi không mong mỏi được tăng lương ngay, nhưng mong có nhiều những chương trình hỗ trợ để các thầy cô an tâm công tác và hạn chế thấp nhất tình trạng giáo viên xin thôi việc vì không đảm bảo điều kiện về kinh tế".
Còn thầy Nguyễn Duy Khánh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) nhắc đến việc làm sao để người giáo viên cảm thấy được trân trọng, được bảo vệ, chia sẻ sau rất nhiều câu chuyện trên mạng xã hội và vị thế không còn được như xưa.
Trong công cuộc chuyển đổi số, thầy Khánh mong rằng sẽ được áp dụng ở các cấp quản lý từ bộ, sở đến trường để số hóa các tài nguyên trên nền tảng số.
"Thay vì những giáo án hàng trăm trang giấy phải in ra hằng năm, có thể không cần phải in ra nữa, vừa tiết kiệm thời gian cho các thầy cô, vừa tiết kiệm nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, các cấp quản lý chỉ cần quản lý trên máy tính, trên phần mềm là đủ. Không chỉ vậy, khi có giáo án online, bài giảng điện tử thì các giáo viên có thể tiếp tục cập nhật thông tin liên tục", thầy Khánh nói.
"Cũng nhiều giáo viên chia sẻ với tôi về chuyện thi đua, khen thưởng. Cứ mỗi lần các thầy cô muốn đạt được một thành tích nào đó thì phải in một loạt bằng khen, giấy khen, minh chứng sáng kiến kinh nghiệm, công trình nghiên cứu... Trong khi những việc đó hoàn toàn có thể được quản lý trên không gian mạng, thậm chí còn đảm bảo tính chính xác hơn", thầy Khánh nói. Thầy mong rằng chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở việc "hô khẩu hiệu" mà biến thành những hoạt động thực tế trong thời gian tới.
Thầy Nguyễn Duy Khánh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ).
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, lãnh đạo Bộ thấu hiểu những khó khăn, những chia sẻ của các thầy cô.
"Ngành giáo dục tác động đến từng gia đình, đến mọi thành phần trong xã hội, tác động rất lớn. Vì vậy, kỳ vọng của người dân, xã hội, của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ngày càng lớn. Trong khi ngành giáo dục phải gánh vác một trách nhiệm, nhất là trong thời kỳ đổi mới chương trình khi thiếu nhiều thứ về đội ngũ, cơ sở vật chất, chế độ nhà giáo, phương pháp giảng dạy...
Đổi mới đã là khó khăn, đổi mới ngành giáo dục càng khó hơn nữa. Đổi mới ngành giáo dục trong lúc các nguồn lực hạn hẹp như vậy thì càng đặc biệt khó...
Chính vì vậy, chúng tôi rất chia sẻ với tất cả các thầy cô, đặc biệt với những thầy cô đến từ vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn
Theo ông Sơn, trong điều kiện của Nhà nước và từng địa phương, Bộ GD-ĐT luôn cố gắng đề ra những cơ chế chính sách để đề xuất với Đảng và Chính phủ cũng như đề nghị các địa phương quan tâm giáo dục.
Về chế độ chính sách đối với nhà giáo, ông Sơn cho hay, Bộ trưởng GD-ĐT đã nhiều lần có ý kiến về việc này và đề xuất với Quốc hội, Chính phủ. "Chắc chắn trong thời gian tới, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học sẽ có những chế độ theo hướng tốt hơn, ngoài việc tăng mức lương cơ bản chung của toàn quốc. Đây là một nỗ lực lớn của ngành", ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ghi nhận tất cả các ý kiến của các thầy cô và sẽ có những hành động cụ thể.
"Bản thân tôi trước khi là cán bộ quản lý cũng từng là nhà giáo. Cả hai bên gia đình tôi đều là nhà giáo, vợ tôi cũng đang dạy tiểu học. Cho nên những khó khăn của thầy cô, không chỉ những khó khăn được trình bày tại đây mà những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân tôi rất thấu hiểu".
Giáo viên Úc 'chìm nghỉm' trong việc soạn giáo án Một báo cáo mới cho biết việc soạn giáo án của các giáo viên Úc tiêu tốn khoảng thời gian tương đương một năm làm việc, dẫn đến tình trạng giáo viên bị kiệt sức trên diện rộng. Áp lực soạn bài vở Nghiên cứu mới của Viện Grattan (Úc) khảo sát 2.000 giáo viên và lãnh đạo các trường học cho thấy...