Giáo viên căng thẳng vì đủ kiểu chứng chỉ
Chứng chỉ tin học, tiếng Anh, bồi dưỡng giáo viên là các chứng chỉ cần có để giáo viên đủ điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhưng đó không phải là thước đo năng lực thật sự
Đã 26 năm trôi qua, các chứng chỉ mang tính hình thức, định tính không định lượng, được mặc định để đánh giá năng lực của một giáo viên vẫn tồn tại, đè nặng lên họ. Nếu không có những chứng chỉ này thì giáo viên không thể phát triển được, dẫn đến nhiều hệ lụy, tiêu cực, thậm chí là mua bằng để hợp thức hóa. Bởi không phải giáo viên nào cũng đủ điều kiện kinh tế, thời gian để theo học hiệu quả một lớp đào tạo chứng chỉ.
Bị “trói” bởi giấy tờ
Chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, cô Trần Phong Thiên Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5, TP HCM), cho rằng vẫn phải cần chứng chỉ tin học, tiếng Anh, qua đó nhà trường có thể biết được năng lực của giáo viên đến đâu để kịp thời bồi dưỡng, chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới nhưng không phải nhất thiết gây áp lực cho giáo viên để có được chứng chỉ tin học, tiếng Anh, năng lực thật sự của giáo viên mới là yếu tố quan trọng.
Giáo viên hiện nay cần có kỹ năng thực chất hơn các loại chứng chỉ trên giấy Ảnh: TẤN THẠNH
“Cần hoạch định lại kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để có được các chứng chỉ, cần tạo điều kiện về thời gian nhất định đối với những giáo viên đã có thâm niên trong nghề, họ không thể nào bắt kịp và lĩnh hội kiến thức mới nhanh như các giáo viên trẻ nên cùng một lúc xét thăng hạng cho cả hai đối tượng thì khó tránh khỏi việc xảy ra tiêu cực trong quá trình học, thi lấy chứng chỉ đáp ứng điều kiện thi nâng hạng” – cô Hạnh phân tích.
Công tác trong ngành giáo dục hơn 15 năm, cô Hà Thị Thân – giáo viên Trường Tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) – trải lòng, quy định các chứng chỉ tin học, tiếng Anh để thăng hạng chức danh nghề nghiệp chỉ phù hợp với các giáo viên trẻ, đối với những giáo viên nhiều năm công tác, có thâm niên trong nghề thì chỉ mang tính chất đối phó, không áp dụng được nhiều trong thực tế. Nhưng vì đây là quy định và bắt buộc giáo viên tuân thủ nên nhiều người bị áp lực, căng thẳng do còn phải lo soạn giáo án, tìm tòi phương thức giảng dạy mới, giải quyết các mâu thuẫn học đường, gia đình. “Thực sự, có quá nhiều loại chứng chỉ trói buộc giáo viên, buộc giáo viên phải học hàn lâm, áp dụng thực tiễn cũng hàn lâm, không có hiệu quả” – giáo viên này nói.
Cần kỹ năng thay vì chứng chỉ
Thầy Nguyễn Hồ Anh Vũ, giáo viên Trường THPT Trần Hữu Trang, cho rằng các chứng chỉ tin học, tiếng Anh hay bồi dưỡng nghề nghiệp giáo viên đều cần học thật, thi thật, năng lực thật. Vì vậy đòi hỏi giáo viên có năng lực, có kỹ năng hơn là đòi hỏi giáo viên có chứng chỉ. Tự mỗi giáo viên phải nhận thức được rằng trong thời đại công nghệ 4.0 và sắp đến là chương trình phổ thông mới mà không có kỹ năng tiếng Anh, tin học thì không thể giảng dạy được, nên phải học thật sự để nâng cao kiến thức, không phải vì đối phó.
“Đúng ra, không nên dùng chứng chỉ tin học loại A hay chứng chỉ tiếng Anh loại B mà là kỹ năng sử dụng tin học, tiếng Anh, bởi giáo viên cần kỹ năng để áp dụng thực tế. Nếu có chứng chỉ nhưng lâu không sử dụng, không dùng đến thì kỹ năng cũng sẽ không có” – thầy Vũ nhận định.
Video đang HOT
Thầy Đặng Văn Minh, giáo viên Trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, TP HCM), hy vọng sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những thay đổi cởi mở hơn về quy định hành chính trong thi thăng hạng giáo viên, vì nếu không quy định về chứng chỉ tin học, tiếng Anh thì giáo viên vẫn cần có trình độ tin học, tiếng Anh để bắt kịp xu hướng giáo dục mới, phát triển bản thân, tư duy cấp tiến.
Giáo viên một trường tiểu học tại quận 6, TP HCM nhìn nhận việc đưa ra các quy định về tiêu chuẩn đánh giá giáo viên thông qua chứng chỉ tin học, tiếng Anh không phải thừa, nó sẽ rất hiệu quả nếu quá trình kiểm soát chất lượng chuyên môn được bảo đảm, các trung tâm đào tạo chứng chỉ cho giáo viên được kiểm tra chặt chẽ từ các cơ quan chức năng chứ không phải tràn lan như hiện nay.
Sẽ sửa quy định để thực chất hơn
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức ngày 7-11 vừa qua, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng việc này chưa rõ ràng, có nhiều bất cập, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Vì yêu cầu đủ thủ tục nên cán bộ công chức, viên chức phải đi học nhưng theo kiểu đối phó, chất lượng chứng chỉ không thực chất.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết những quy định này không phải Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, song đến nay không còn phù hợp. “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức và phải đi vào thực chất” – ông Lê Vĩnh Tân khẳng định.
B.Lâm
NGUYỄN THUẬN
Theo nguoilaodong
4 năm học sư phạm lẽ nào lại cần thêm chứng chỉ nghề chỉ học vài ngày?
"Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Cùng với việc giáo viên phải lo cho được 2 chứng chỉ ngoại ngữ và tin học để "lận lưng", nhiều thầy cô giáo còn phải đi học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp để lấy thêm tấm chứng chỉ thứ ba được chúng tôi gọi vui là "kim bài miễn tử".
Thông báo được gửi cho từng giáo viên để chào mời lớp học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp (Ảnh Phan Tuyết)
Không ít thầy cô bất bình vì: "Chúng tôi học 4 năm sư phạm, có người còn học 6 năm đã có bằng thạc sĩ nhưng tại sao vẫn bắt chúng tôi có cái chứng chỉ nghề nghiệp chỉ học vài buổi là xong?"
Nhiều câu hỏi thắc mắc: "Quy định này làm gì để nhà giáo chúng tôi phải mất thêm một khoản tiền không nhỏ trong quỹ lương vốn eo hẹp của mình?"
Nếu nói có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là để nâng cao nhận thức của giáo viên, giúp cho việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì giáo viên chúng tôi sẽ kịch liệt phản đối.
Bởi vì, những chuyên đề được dạy trong lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đều là những nội dung cũ mèm mà chúng tôi đã được học trong những năm học sư phạm.
Hoặc là những nội dung bồi dưỡng hầu như giáo viên đã biết, hằng tuần hàng tháng giáo viên vẫn đang vận dụng nên dễ trở thành thừa mà không giúp gì nhiều cho công tác giảng dạy.
Đơn cử: những chuyên đề đã học như Lý luận về nhà nước...; Chiến lược về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo;
Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường; Thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường học...
Nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn (có trong Điều lệ trường học);Hay sinh hoạt tổ chuyên môn (nội dung giáo viên làm hàng tuần);
Giáo viên với tư vấn học đường (kiến thức lý thuyết này học nhiều ở trường sư phạm nhưng thực tế vẫn là quan trọng nhất)...
Giáo viên muốn thăng hạng lao đao, giáo viên đã thăng hạng trước đó cũng bị "đòi nợ"
Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV).
Theo đó, giáo viên mỗi cấp học phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng đã được bổ nhiệm; trong đó có tiêu chuẩn "có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp".
Những giáo viên muốn nâng hạng buộc phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Thế nên, dù thấy việc học vài buổi nhưng mất tới vài triệu cũng phải ráng học với hy vọng được nâng mỗi tháng vài trăm nghìn đồng tiền lương.
Nhưng không ít thầy cô giáo đã được thăng hạng từ trước vẫn phải đứng ngồi không yên khi bị buộc đi học lấy chứng chỉ giữ hạng.
Do trước đó, những giáo viên đã được chuyển từ "ngạch" sang "hạng" nhưng chưa có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và được cho nợ.Họ phải "đấu tranh" đi học hay không đi học? vì nó còn liên quan đến tài chính của gia đình có đáp ứng nổi không?
Nay, không ít địa phương tìm mọi cách buộc giáo viên đi học lấy chứng chỉ để giữ hạng. Nhiều thầy cô đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đổi lấy tờ giấy có dấu đỏ chỉ để kẹp hồ sơ cho đủ thủ tục.
Việc làm này có hợp lý không? Câu trả lời nhận được nhiều nhất chắc chắn là không!
Bởi thế, chúng tôi kiến nghị với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ nghiên cứu để bỏ đi những thủ tục hành chính rườm rà, gây lãng phí thời gian, gây tốn tiền bạc cho các thầy cô giáo vốn luôn chịu áp lực trong công việc và có đời sống kinh tế chẳng khá giả gì.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô Thời gian qua, quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để xét thăng hạng, nâng ngạch viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên đã phát sinh nhiều tiêu cực. Các loại "cò bằng cấp", "cò chứng chỉ" đã xuất hiện và có "đất" để trục lợi. Ảnh minh họa Giáo viên đang bị "móc túi" Cho rằng đây là...