Giáo viên cần thận trọng khi áp dụng hình phạt đối với học sinh
Để dạy dỗ học sinh ngoan ngoãn, học giỏi không chỉ là trách nhiệm của riêng giáo viên mà còn là của nhà trường, gia đình và xã hội.
Khi học sinh học kém, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật thì trách nhiệm này chủ yếu là của giáo viên, phụ huynh và sự nỗ lực khắc phục khuyết điểm, ý chí cầu tiến, vượt khó của chính học sinh.
Nếu phụ huynh không đôn đốc con đi học đúng giờ, không quan tâm việc con làm bài tập về nhà, không thường xuyên kiểm tra sách vở, không phối hợp với giáo viên để giáo dục con… thì năng lực học tập của con không thể khá lên được.
Lâu nay, khi học sinh có kết quả học tập kém thì phụ huynh, kể cả ban giám hiệu nhà trườngthường đổ lỗi trách nhiệm này cho giáo viên. Do đó, giáo viên phải chịu rất nhiều áp lực trong việc dạy học. Để giáo dục các em học sinh có năng lực học tập kém, làm chuyện riêng trong giờ học, không làm bài tập về nhà… thì giáo viên thường áp dụng các hình phạt đối với học sinh.
Ảnh minh họa
Để giáo dục một học sinh biết nghe lời, chấp hành nội quy, quy chế của lớp…thì giáo viên phải có công cụ quản lý đó là hình thức kỷ luật theo quy định. Nhưng trong một số trường hợp việc áp dụng các hình phạt (không phải hình thức kỷ luật) của giáo viên là không phù hợp, phản cảm như bắt học sinh úp mặt vào tường, chép lại bài tập hàng trăm lần, bắt học sinh phải quỳ gối hàng tiếng đồng hồ hoặc véo tai, sử dụng đòn roi…Đây là những hình phạt không phù hợp, cần phải lên án, giáo viên phải bỏ ngay các hình phạt có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể đối với học sinh.
Video đang HOT
Giáo dục học sinh là cả một nghệ thuật và quá trình lâu dài, không phải giáo viên biết được kiến thức là có thể đứng trên bục giảng mà cần phải có nhiều kỹ năng khác, trong đó có khả năng nắm bắt tâm lý của học sinh là hết sức quan trọng, để từ đó có biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn phù hợp, kịp thời.
Học sinh không ngoan là trách nhiệm không chỉ riêng giáo viên. Đối với học sinh ngỗ ngược, khi giáo viên áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định nhưng học sinh không chịu nghe lời thì phải mời phụ huynh lên làm việc và giao cho phụ huynh có trách nhiệm dạy dỗ; có những việc giáo viên không thể làm thay phụ huynh và ngược lại; phải xác định rõ trách nhiệm của các bên mới có thể giáo dục được một học sinh tốt.
Áp dụng hình phạt đối với học sinh, từ xưa đến nay thì người thầy đều sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng hình phạt như thế nào vừa không xúc phạm đến danh dự, thân thể của học sinh, vừa mang tính giáo dục, đó mới là quan trọng.
Khi thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nếu các hình thức xử phạt đối với học sinh phản cảm, thì giáo viên có thể nhận “gạch đá” và “búa rìu” từ dư luận. Khi đó, ai có lỗi sẽ bị xử lý theo quy định nhưng người tổn thương nhất không ai khác chính là học sinh.
Do vậy, giáo viên cần phải hết sức thận trọng trong việc áp dụng hình phạt đối với học sinh, nếu không hình phạt đó sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc mà người trong cuộc không thể lường được hết.
Theo Báo Công lý
Bạo lực, sống ảo và công sự gia đình
Sau vụ nữ sinh ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), nhiều người lên tiếng về trách nhiệm của nhà trường, sau nữa là của ngành giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo cuộc họp sáng 31.3. Ảnh: BGD
Nhà trường đã dạy dỗ như thế nào mà để cho học sinh hư đốn, có hành vi bạo lực như vậy. Và ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về những vụ bạo lực học đường, về hạnh kiểm của học sinh.
Còn nữa, có ý kiến cho rằng, các đoàn thể có vai trò giáo dục đội viên, đoàn viên thanh niên, nhưng đã để cho nhiều trường hợp có hành vi xấu, thậm chí vi phạm pháp luật. Cụ thể là tổng phụ trách đội của Trường THCS Phù Ủng bị đề nghị kỷ luật vì để xảy ra vụ đánh hội đồng nữ sinh H.Y.
Những ý kiến này đúng, nhưng chưa đủ, bởi vì còn có một nơi chịu trách nhiệm cao nhất là gia đình.
Các vị phụ huynh đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo, cho nhà trường khi chính mình không dạy dỗ con cái tốt. Không ít cha mẹ để cho con mình tự do, sống buông thả, muốn làm gì thì làm. Có nhiều người lo làm ăn, kiếm tiền, con học hành sao không biết, giao du với bạn bè xấu tốt không hay. Khi gặp chuyện mới biết con hư, lại trách mắng thầy cô, chửi rủa cả xã hội.
Xin thưa rằng, khi chúng ta không dạy dỗ con mình tử tế, thì không có quyền mắng chửi ai, càng không thể đổ lỗi cho ai. Chưa kể, dạy con không tốt cũng phải chịu trách nhiệm với xã hội, vì đã để cho một thành viên hư hỏng, có thể gây hại cho cộng đồng. Cụ thể, nhóm nữ sinh đánh hội đồng em H.Y đã gây ra một cú sốc cho cộng đồng, ảnh hưởng đến rất nhiều người khác. Các vị phụ huynh của các em này phải thấy trách nhiệm của mình.
Mới đây, xuất hiện một số "anh chị giang hồ", muốn làm "người hùng", xăm mình, đốt xe máy, dương oai với thiên hạ. Nhiều thanh thiếu niên hùa theo tung hô, xem đó là thần tượng, cố xuý cho lối sống ảo. Nếu "mô hình "hảo hán lương sơn" này được nhân rộng, thì không biết bao nhiêu thanh thiếu niên xa rời học hành, tôn thờ thần tượng và muốn trở thành thần tượng, khi đó chỉ có... trời cứu.
Với những gia đình có nền tảng giáo dục tốt, gia đạo tôn nghiêm, gia phong nền nếp, thì con cái chăm chỉ học hành, biết phân định đúng sai, biết đâu là tốt xấu, khẳng định được giá trị. Những thứ giá trị ảo không xâm nhập được vào những gia đình đó vì "công sự" giáo dục gia đình quá vững chắc.
Với những thanh thiếu niên hùa theo lối sống ảo kiểu bầy đàn, cha mẹ phải chịu trách nhiệm trước.
Cha mẹ không dạy con cái tốt thì... trời không cứu nổi, huống chi là thầy cô giáo.
LÊ THANH PHONG
Theo Báo Lao động
So sánh việc học mẫu giáo ở các nước Trường mẫu giáo ngoài trời ngày càng phổ biến ở Đức và Canada, khuyến khích trẻ tương tác với thiên nhiên, bất kể điều kiện thời tiết. Trung Quốc Giống như ở Mỹ, trường mẫu giáo ở Trung Quốc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trường dành cho trẻ em dưới sáu tuổi, dạy đọc và viết tiếng Trung,...