Giáo viên cần được trang bị kỹ năng giữ gìn nhân phẩm và thoát hiểm
Đó là khẳng định của TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội – liên quan đến vụ việc nữ giáo viên ở Long An bị phụ huynh ép quỳ gối xin lỗi học sinh gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua.
TS Nguyễn Tùng Lâm lo ngại cho sự nguy hiểm của nghề giáo hiện nay
Từng là một nhà giáo nhiều năm đứng trên bục giảng, TS Nguyễn Tùng Lâm cảm thấy xót xa cho tình cảnh của nữ giáo viên ở Long An khi cam chịu để phụ huynh trừng phạt, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự.
“Cô giáo này trước hết có thiếu sót là phạt học sinh. Tuy nhiên tôi cho rằng, việc xử phạt học sinh là điều mà giáo viên hoàn toàn có thể thực thi, phạt để học sinh tâm phục khẩu phục, từ đó thay đổi hành vi và tiến bộ hơn. Điều đáng trách ở đây chính là hành xử của phụ huynh, trong khi giáo viên này lại chấp nhận chịu phạt” – ông phân tích.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, giáo viên, dù bất kể hoàn cảnh nào cũng đều phải có kỹ năng trước hết để tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt trong môi trường giáo dục đầy rẫy phức tạp, nguy hiểm và có những đối tượng manh động như bây giờ, tự bảo vệ sự an toàn cho mình là điều cần được đặt ra đối với giáo viên.
Đã đến lúc nhà trường cần phải có hướng dẫn cho giáo viên giữ nhân phẩm của mình, đồng thời phải có kĩ năng để thoát ra khỏi những tình cảnh gây nguy hiểm cho bản thân.
Video đang HOT
Vấn đề an toàn của nhà giáo trước hết phải được đảm bảo ở nhà trường chứ không phải nơi nào khác. Ông cho rằng, kỷ luật giáo viên là việc của ban giám hiệu nhà trường chứ không phải việc của phụ huynh. Phụ huynh chỉ cộng tác với nhà trường để giáo dục học sinh. Do vậy nhà trường không thể để phụ huynh lộng hành.
Cũng từng tham gia công tác quản lý trong vai trò là một hiệu trưởng, TS Nguyễn Tùng Lâm cũng gay gắt lên tiếng về sự thiếu trách nhiệm của Hiệu trưởng trường tiểu học Bình Chánh. Hành động của vị hiệu trưởng này rất tắc trách, bỏ ra ngoài mà không có bất cứ hành động nào để bảo vệ cho giáo viên của mình là rất đáng lên án.
TS Tùng Lâm cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo trường trước pháp luật chứ không đơn giản khiển trách hay kỷ luật qua loa vị này.
Như thông tin đã đưa, một nữ giáo viên thuộc trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) phạt học sinh quỳ gối trong giờ học khiến các em này không dám đi học. Sự việc khiến một số phụ huynh đến trường để phản ánh vụ việc.
Tại trường, có hiệu trưởng và nhiều giáo viên khác, nữ giáo viên biết mình sai nên chấp nhận xin lỗi. Tuy nhiên, một phụ huynh không chấp nhận và gây sức ép, buộc cô giáo phải quỳ trước mặt các phụ huynh này trong suốt 40 phút.
Sự việc gây phẫn nộ trong dư luận khi giáo viên phải chịu sự trừng phạt vô lý của phụ huynh, trong khi lãnh đạo nhà trường không có bất cứ hành vi nào để bảo vệ giáo viên của trường, để mặc cho phụ huynh lộng hành.
Theo PNVN
Xôn xao đề xuất bỏ cộng điểm thưởng thi nghề khi tuyển sinh lớp 10
Với hơn 100.000 học sinh lớp 9 dự kỳ thi tuyển lớp 10 THPT năm nay, thông tin bỏ cộng điểm thưởng trong kỳ thi nghề sắp tới khiến phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Học sinh cần học nghề thực chất chứ không phải để cộng điểm khuyến khích
Việc học nghề ở bậc phổ thông vốn có ý nghĩa hết sức tốt đẹp. Ngoài học văn hóa, học sinh sẽ được trang bị kỹ năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng phải thừa nhận, theo thời gian, mục tiêu đó dần thay đổi, khi người học xem việc học nghề chỉ để lấy điểm cộng.
Còn đang lấy ý kiến
Mới đây, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó, việc cộng điểm khuyến khích tuyển sinh vào lớp 10 sẽ bị bãi bỏ, bao gồm cả điểm thi nghề. Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) giải thích, do chính sách cộng điểm khuyến khích khiến nhiều học sinh đi học nghề chỉ với mục đích lấy điểm cộng khi tuyển sinh vào lớp 10.
Điều này gây khó khăn trong công tác hướng nghiệp tại địa phương và làm cho việc tổ chức các cuộc thi tốt nghiệp nghề hết sức cồng kềnh, tốn kém trong khi hiệu quả không cao. Vì thế, Bộ đang lấy ý kiến cơ sở, tiến tới bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh đầu cấp.
Do chính sách cộng điểm khuyến khích khiến nhiều học sinh đi học nghề chỉ với mục đích lấy điểm cộng khi tuyển sinh vào lớp 10. Điều này gây khó khăn trong công tác hướng nghiệp tại địa phương và làm cho việc tổ chức các cuộc thi tốt nghiệp nghề hết sức cồng kềnh, tốn kém trong khi hiệu quả không cao. Vì thế, Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cơ sở, tiến tới bỏ tiêu chí cộng điểm khuyến khích trong tuyển sinh đầu cấp.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT)Nguyễn Xuân Thành
Trước thông tin này, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng vì đang ở thời điểm nước rút, các con đang ôn thi để chuẩn bị bước vào kỳ thi nghề sắp tới với hy vọng "gỡ" được 0,5-1,5 điểm. Tuy nhiên, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, quy định bỏ điểm cộng thêm cho học sinh thi vào lớp 10 mới chỉ là dự thảo, xin ý kiến cơ sở. Do đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay vẫn giữ nguyên quy định cũ. Học sinh vẫn được cộng điểm ưu tiên từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi nghề.
Ủng hộ bỏ cộng điểm khuyến khích
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, bỏ cộng điểm khuyến khích sẽ giúp trả các cuộc thi về đúng nghĩa. Việc cộng điểm không thể khuyến khích học trò cố gắng học tập để lấy kiến thức, kỹ năng mà chỉ khiến các em quan tâm mình xếp loại gì, được cộng bao nhiêu điểm. Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng cho học nghề, các thầy cô giáo phải thay đổi tư tưởng, thay đổi những hướng đi để học nghề cuốn hút học trò và các em học với tinh thần tự nguyện chứ không phải là học vì điểm cộng.
Nhiều giáo viên THCS tại Hà Nội cũng cho rằng, việc học nghề lâu nay không hiệu quả nhưng vẫn có 100% học sinh đăng ký học nghề. Đây không phải là do học nghề có tác dụng định hướng nghề như mục tiêu đặt ra cho việc học nghề ở bậc học này mà là vì học sinh thấy lấy được 1,5 điểm cộng dễ hơn rất nhiều so với ôn luyện Văn, Toán để thi. Các trường tuyển sinh chênh nhau 0,5 điểm đã là khó khăn nên việc đăng ký thi nghề để được cộng 1,5 điểm là điều ai cũng muốn làm.
Được biết, nhiều trường học đã áp dụng mô hình STEM - nhà trường đưa kỹ thuật, công nghệ vào để học sinh vừa học, vừa trải nghiệm, sáng tạo. Các em được ứng dụng lý thuyết vào thực hành, tự hình thành ý tưởng và triển khai. Điều này kích thích các em đam mê khám phá, ứng dụng theo đúng định hướng nghề thay vì việc cộng điểm thưởng như hiện nay.
Theo ANTĐ
"Không thể lấy cớ giảm biên chế phòng Giáo dục để tăng lương cho giáo viên" Đề xuất xóa bỏ phòng GD&ĐT quận, huyện để tinh giản biên chế, góp phần tăng lương cho giáo viên của thầy giáo Bùi Nam mới đây đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Hiện tại, Phòng GD&ĐT các quận vẫn đang quản lý các trường từ mầm non lên tới THCS. Vai trò của các phòng Giáo dục quận, huyện...