Giáo viên cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ
Sở GD&ĐT Sóc Trăng ban hành kế hoạch triển khai phát triển văn hóa đọc trong trường học năm 2020. Trong đó một trong những nhiệm vụ, giải pháp là xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị tổ chức hướng dẫn xây dựng nguồn học liệu, phát động các sự kiện, giao lưu, mở các lớp giáo dục về kỹ năng, phương pháp đọc, phương pháp thu thập và xử lý thông tin cho học sinh, sinh viên (HSSV).
Đối với các trường mầm non, giáo viên cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cho trẻ, đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cha mẹ học sinh đọc sách, kể chuyện cho con nghe tại gia đình.
Tăng cường vận động, khuyến khích HSSV, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của từng đối tượng.
Huy động sự tham gia, phối hợp triển khai đồng bộ có hiệu quả của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói quen đọc. Đề cao vai trò của gia đình trong việc hình thành thói quen đọc và văn hóa đọc.
Hướng dẫn các kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với HSSV; định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh trong xã hội.
Trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà, trong đó có thời gian cha mẹ đọc sách cùng con; giới thiệu, lựa chọn những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Video đang HOT
Ngoài xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc, Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp thông tin tuyên truyền; thực hiện xã hội hóa trong hoạt động thư viện trường học; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, tăng cường ứng dụng CNTT; mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa đọc.
Một số chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch triển khai phát triển văn hóa đọc trong trường học năm 2020 của Sở GD&ĐT Sóc Trăng năm 2020: 80% HSSV được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện của các cơ sở giáo dục; 100% cơ sở giáo dục phổ thông có thư viện với vốn tài liệu phù hợp; 80% các thư viện có vốn tài liệu chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy và sách tham khảo cho HSSV; 90% thư viện có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ HSSV trong đơn vị…
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
TP.HCM: Hấp dẫn chung kết Hội thi Lớn lên cùng sách
Sáng 3/1, tại thư viện Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) đã diễn ra chung kết hội thi Lớn lên cùng sách lần thứ 5 năm học 2019-2020.
Học sinh thích thú tham gia hoạt động tại chung kết hội thi Lớn lên cùng sách.
Hội thi có sự tham gia của gần 150 học sinh đến từ 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Trước đó, tại các Phòng GD&ĐT đều tổ chức Ngày hội đóc sách hoặc hội thi Lớn lên cùng sách và lựa chọn 6 học sinh khối THCS để dự thi chung kết cấp TP.
Tham gia hội thi, tất cả các em học sinh đều được nhận phần quà từ Ban tổ chức.
Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, hội thi Lớn lên cùng sách hướng đến sự trưởng thành của học sinh qua quá trình đọc sách; sự phát triển bền vững của thói quen đọc sách và kỹ năng đọc ở học sinh; sự lan tỏa của niềm đam mê đọc sách và văn hóa đọc trong môi trường học đường.
Các em đang "thiết kế" sách mini giới thiệu về cuốn sách mà mình đọc được.
Từ hội thi, giúp các em học sinh có được tình yêu và sự quan tâm đối với sách. Có phương pháp, kĩ năng đọc sách, có thói quen đọc sách mỗi ngày. Đưa việc đọc sách trở thành văn hóa đọc.
Qua quá trình đọc sách, học sinh có sự thay đổi tốt đẹp về tâm hồn, kiến thức và tư duy, kỹ năng sống; nâng cao tinh thần tự học, sáng tạo; biết vận dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học.
Chung kết hội thi tổ chức tại thư viện thông minh của Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa với không gian đọc mở, đầu sách phong phú.
Tại hội thi, các em học sinh sẽ tham gia các hoạt động vui chơi, giao lưu gồm Bữa tiệc sách (Ai đọc sách nhanh hơn? Ai đọc sách nhiều hơn). Cụ thể, các em có 80 phút để đi đến các khu vực bữa tiệc mà ban tổ chức cuộc thi đã chuẩn bị những món ăn đặc biệt đó là những cuốn sách với đa dạng thể loại.
Sau đó, khi đọc xong cuốn sách, các em sẽ tiến hành thực hiện, thiết kế 1 cuốn sách mini. Nội dung cuốn sách mini có thể là phần tóm tắt nội dung cuốn sách, có thể là giới thiệu về các chương mục của sách...
Các em tham gia hoạt động 2 của hội thi.
Trong quá trình tham gia bữa tiệc sách, các em có thể nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo khi đọc nội dung nào đó. Các em có thể thể hiện ý tưởng của mình như làm thơ, kể chuyện, vẽ, sáng tác nhạc... vào trong cuốn sách mini của mình.
Ở hoạt động 2 các em sẽ tham gia phần Ai đọc hiểu nhanh hơn? Ai đọc hiểu sâu hơn với mục đích chọn lọc ra các em học sinh có khả năng đọc hiểu văn bản ở các cấp độ tư duy khác nhau;
Các em trải nghiệm tại đường sách, để tìm sách theo chủ để và mua cuốn sách mà em yêu thích với phiếu mua sách được ban tổ chức hỗ trợ
Học sinh cũng rất hào hứng với hoạt động 3 gồm phần trao đổi về 5 lợi ích từ sách, tham quan đường sách, tìm sách theo yêu cầu và mua cuốn sách mà các em yêu thích. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải hội thi vào ngày 15/1 tới.
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai
Lan tỏa văn hoá đọc trong nhà trường Thư viện trường học đã và đang góp phần lan toả văn hoá đọc trong các nhà trường ở tỉnh Nam Định. Tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh, thư viện nhà trường được đầu tư xây dựng để tạo hứng thú với việc đọc sách của học sinh. Học sinh và GV Trường THCS Hải Lý cùng đọc sách trong thư...