Giáo viên Cà Mau dạy 7 năm không được nâng lương: Rà soát, nâng lương cho các đối tượng đủ điều kiện
Phòng GD&ĐT huyện Thới Bình có công văn về việc chuẩn bị hồ sơ để tiếp đoàn kiểm tra, rà soát nâng lương giáo viên, nhân viên hợp đồng.
Ngày 16/8, nguồn tin của PV báo điện tử Người Đưa Tin cho biết, phòng GD&ĐT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã có công văn gửi Hiệu trưởng các trường THCS, tiểu học, mầm non chuẩn bị hồ sơ để tiếp đoàn của UBND huyện này về kiểm tra, rà soát nâng lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện yêu cầu Hiệu trưởng các đơn vị chuẩn bị quyết định phân công của UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện phân công về đơn vị; hợp đồng của giáo viên, nhân viên với nhà trường.
Video đang HOT
Trường tiểu học Phong Tiến, nơi cô Hữu Thị Xanh từng giảng dạy.
Đối tượng rà soát gồm tất cả giáo viên, nhân viên hợp đồng đủ điều kiện nâng lương còn đang công tác hoặc nghỉ việc. Kể cả giáo viên hợp đồng trúng tuyển viên chức năm 2016, 2018 đủ điều kiện nâng lương trong thời gian hợp đồng mà chưa được nâng lương.
Thời gian qua huyện Thới Bình xảy ra nhiều trường hợp giáo viên, nhân viên hợp đồng đủ điều kiện nâng lương nhưng không được xét nâng lương dẫn đến khiếu nại kéo dài.
Trường hợp cô Hữu Thị Xanh, nguyên giáo viên trường tiểu học Phong Tiến, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau là một điển hình. Cô giáo này đã hơn 7 năm công tác kể từ khi có quyết định hưởng lương chính thức (100% lương) nhưng không được nâng thêm 1 bậc lương nào khác.
Theo nguoiduatin
"Dở khóc, dở cười" vì không thể thanh toán tiền lương cho giáo viên hợp đồng
Ngày 28-4, liên quan đến vấn đề xã hội đang gây bức xúc trên địa bàn, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơ quan này sẽ sớm có văn bản tham mưu với UBND tỉnh đề nghị Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán lương cho các giáo viên, nhân viên hợp đồng đến ngày 30-6.
Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ngãi đang rơi vào tình trạng không thể thanh toán lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng. (Ảnh minh họa)
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ngãi đang rơi vào tình trạng không thể thanh toán lương cho số giáo viên, nhân viên hợp đồng trong ngành giáo dục do vướng quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động từ tháng 1-2019. Công văn số 2843 ngày 29-7-2014 của Bộ Nội vụ về thực hiện đúng quy định việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nêu rõ: Không thực hiện việc ký hợp đồng để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính. Thực hiện công văn này, ngày 9-4-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi có Công văn số 2681-CV/TU ngày 9-4-2018, yêu cầu từ năm 2019 trở đi các cơ quan, đơn vị hành chính chấm dứt hợp đồng với người lao động đã ký hợp đồng lao động làm việc chuyên môn, nghiệp vụ có tính chất thường xuyên. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành giáo dục, nhiều trường trên địa bàn tỉnh vẫn phải ký hợp đồng với giáo viên ngoài biên chế trong năm học 2018 - 2019. Nhưng hiện nay các trường này lại đang lâm vào cảnh "dở khóc, dở cười", vì từ tháng 1-2019 đến nay, không thể thanh toán lương cho những giáo viên hợp đồng.
Để đảm bảo hoạt động, Trường Trung học cơ sở Quảng Phú (thành phố Quảng Ngãi) đã ký hợp đồng với hai giáo viên và một nhân viên kế toán ở bên ngoài với mức lương từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Cô Hồ Thị Ngọc Sương, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Quảng Phú cho hay: "Nếu chỉ với số lượng giáo viên đã được biên chế thì trường không đủ giáo viên đứng lớp, không đảm bảo chương trình giảng dạy. Do đó, trường vẫn phải ký hợp đồng với một số giáo viên bên ngoài. Tuy nhiên, do vướng quy định nên gần 4 tháng nay, những giáo viên hợp đồng không được thanh toán lương. Để đảm bảo công tác giảng dạy cũng như hỗ trợ cho đời sống của giáo viên hợp đồng thì trường đang phải tìm những nguồn khác để tạm ứng tiền lương cho họ". Thành phố Quảng Ngãi hiện có gần 200 giáo viên, nhân viên hợp đồng trong ngành giáo dục đang vướng vào quy định trên nên chưa được thanh toán lương đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Quảng Ngãi, chia sẻ: "Nhiều trường của thành phố vẫn còn thiếu giáo viên biên chế nên phải ký hợp đồng để đảm bảo công tác giảng dạy. Tuy vậy, việc không cho thanh toán lương đối với giáo viên, nhân viên hợp đồng như mấy tháng qua thì theo tôi là chưa phù hợp. Do đó, Phòng GD&ĐT thành phố đã có văn bản báo cáo Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi kiến nghị sớm giải quyết tiền lương cho những giáo viên, nhân viên hợp đồng này". Tại một số huyện của tỉnh Quảng Ngãi từ tháng 1 đến tháng 4-2019 những giáo viên, nhân viên hợp đồng đã được nhận lương. Song, các địa phương này vừa nhận được thông báo từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi về việc dừng thanh toán lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng kể từ tháng 5-2019. Ông Phạm Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT H. Tây Trà thông tin: Trong năm học 2018-2019 nhiều trường, điểm trường của huyện vẫn phải ký hợp đồng với giáo viên, nhân viên để đảm bảo hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, vừa qua Phòng GD&ĐT huyện nhận được công văn của Kho bạc về việc từ tháng 5-2019 không được quyết toán lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng. Việc này đang gây khó khăn cho ngành giáo dục H. Tây Trà. Bởi vì nếu áp dụng quy định chấm dứt hợp đồng lao động thì các điểm trường không thể hoàn thành chương trình giảng dạy, nhiều trường mầm non không có cấp dưỡng nấu ăn cho các cháu, thiếu nhân viên thư viện, y tế...
Trao đổi về vấn đề này, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ xác nhận, Sở cũng đã nhận được phản ánh của các Phòng GD&ĐT về khó khăn trong việc quyết toán tiền lương cho giáo viên hợp đồng. Sở Nội vụ đang thực hiện đúng theo Công văn của Bộ Nội vụ và Tỉnh ủy Quảng Ngãi về chấm dứt hợp đồng với người lao động đã ký hợp đồng làm việc chuyên môn, nghiệp vụ có tính chất thường xuyên. Tuy nhiên, giáo dục là ngành đặc thù nên Sở Nội vụ sẽ có văn bản tham mưu với UBND tỉnh đề nghị Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán lương cho số giáo viên, nhân viên hợp đồng đến ngày 30-6. Sau đó, Quảng Ngãi sẽ tổ chức thi tuyển khoảng 700 giáo viên để đảm bảo yêu cầu giảng dạy của các trường.
Theo CAND
Quảng Nam: Vất vả trăm bề của giáo viên vùng cao mang tên "hợp đồng" Giáo viên vùng cao đa số là khổ cực và vất vả; còn đối với những giáo viên chưa vào biên chế mà chỉ mới có "hợp đồng" thì vất vả trăm bề. Xa nhà, lương không đủ sống, đi dạy ở điểm trường xa... là những nỗi niềm của các giáo viên ở huyện miền núi Nam Trà My. Toàn ăn đồ...