“Giáo viên cá biệt”, anh là ai mà nhiều người phải sợ?
Đó là “biệt danh” mà một số hiệu trưởng nhà trường, thậm chí cả một số lãnh đạo cấp sở, phòng giáo dục đặt cho những giáo viên dám đấu tranh!
Không phải họ đấu tranh tùy hứng mà luôn mạnh dạn đấu tranh có bài bản, có dẫn luật này luật kia; “nói có sách, mách có chứng”, đúng nơi đúng chỗ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, của bản thân, của đồng nghiệp.
Họ được đồng nghiệp kính nể, khâm phục, nhờ vả bao nhiêu thì họ bị những người có quyền chức trong ngành … “không ưa” bấy nhiêu nên đã đặt “biệt danh” như trên, gọi họ là những “ giáo viên cá biệt”!
Những giáo viên này có năng khiếu viết báo, có người còn có cả thẻ cộng tác viên của các tòa soạn báo nên việc tác nghiệp của họ dễ dàng, thuận tiện. Đó cũng là “nghề tay trái” sau những giờ lên lớp.
Mục đích viết bài phản ánh của họ nhằm mục đích xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, trong sáng, công bằng; không bao giờ mang tính cá nhân ở đây…
Giáo viên đấu tranh là nhằm mục đích xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ: VOV)
Xin thưa: Vì họ dám nói thẳng những việc làm thiếu trong sáng (nói cách khác là những việc làm mờ ám, nhằm trục lợi) của các vị có chức quyền!Vì sao họ không được lãnh đạo các cấp trong ngành giáo dục “không ưa” mà chỉ thấy “luôn mắc ghét”?
Nhớ năm đó, ông giám đốc sở giáo dục tỉnh X. ký giao kết phối hợp cuộc thi tìm hiểu về ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) với bưu điện tỉnh X.
Điều kiện là học sinh làm bài thi (phong bì, tem mua của bưu điện) và phải gửi bài có dán tem qua đường bưu điện…
Video đang HOT
Điều phi lý là những trường học trên địa bàn thành phố, nơi gần bưu điện cũng phải mua tem dán vào phong bì dự thi!
Cả tỉnh có hàng trăm ngàn học sinh từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông (khoảng 200 ngàn).
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, bưu điện sẽ bán được hàng trăm ngàn con tem bưu chính và phong bì (mỗi con tem thời điểm ấy là 2.500 đồng/chiếc, phong bì 500 đồng) thì sẽ nhân lên thành một số tiền rất lớn (khoảng 500 triệu đồng, trong khi đó giải thưởng chỉ hơn 14 triệu đồng)!
Bài báo lập tức được đông đảo phụ huynh, đông đảo các trường hoan nghênh nhiệt liệt và nhiều nơi đề nghị trường nào gần thì mang tới ban tổ chức ở bưu điện. Nếu nhận bài thì nhận, không nhận thì … xù luôn!
Thầy giáo ấy rất dũng cảm và từ đó, thầy được đồng nghiệp, phụ huynh mến phục và các vị có quyền chức trong ngành luôn … cảnh giác!
“ Đừng lại gần mà nói chuyện này chuyện kia với ông ấy! Trong người ông ta luôn có hai máy ghi âm bật sẵn để thu!“.
Đó là lời một nữ hiệu trưởng, lúc đó là chủ tịch hội đồng coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; sau buổi tiếp thầy qua lấy tin của hội đồng thi…
“ Cây ngay không sợ chết đứng“, lời người xưa đã nói như vậy!
Nếu mình luôn thực hiện đúng mọi quy định của ngành; luôn công khai tài chính rõ ràng, minh bạch; không vụ lợi, không vun vén cá nhân thì việc gì phải sợ, phải đề phòng?
Những tiêu cực, những việc làm thiếu minh bạch trong nhà trường, trong ngành giáo dục không thiếu.
Những thầy cô dám viết, dám nói, dám đấu tranh cần được luật pháp bảo vệ; cụ thể là công đoàn cơ sở, là các tổ chức, đoàn thể khác trong trường.
Một khi còn những bất công trong nhà trường, trong ngành giáo dục thì rất cần những “thầy giáo cá biệt” như thế!
Thạch Hoàng Sa
Theo giaoduc.net.vn
Chứng chỉ nghiệp vụ: Học cũng như không?
Để chuẩn nghề nghiệp chức danh trong giáo dục, từ mầm non đến ĐH, các giáo viên, giảng viên đều phải bổ sung nhiều loại chứng chỉ ngoài tấm bằng ĐH, thạc sĩ hay tiến sĩ.
Nhưng vấn đề đặt ra, liệu những loại chứng chỉ này có cần thiết hay chỉ là một hình thức để "nuôi sống" các trường sinh ra nó?
Những chứng chỉ đang có "tác dụng hành" giáo viên, giảng viên?
Thông tin mà Tiền Phong có được, cách đây 3 năm, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức cho toàn bộ giảng viên của mình hoàn thành khóa học bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Theo các giảng viên thì vốn "nhà trồng được" nên việc học này cũng không làm khó các giảng viên về thời gian, đi lại. Nhưng rất nhiều giảng viên băn khoăn tại sao phải học chứng chỉ này.
Các trường sư phạm là nơi bồi dưỡng, cấp chứng chỉ này nhưng bản thân các giảng viên đều phải đi học. Ai là người có đủ năng lực để bồi dưỡng họ? Thế mới có chuyện có "thầy giáo" đến bồi dưỡng cho các giảng viên sư phạm "run bần bật" khi thấy học viên ở dưới chính là các giáo sư từng dạy mình trong trường. Không những, thế điều vô lý nữa là hiệu trưởng của chính các trường sư phạm là người ký chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhưng các hiệu trưởng cũng phải đi học để chuẩn theo quy định. Vậy họ có được ký chứng chỉ cho mình?
Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Khắc Thạc, giảng viên của trường ĐH Thủy lợi cho biết, đến giờ không nhớ đã phải học bao nhiêu loại chứng chỉ. Khi có thông tư quy định về nghiệp vụ sư phạm, trường ĐH Thủy lợi đã tổ chức toàn trường đi học, từ giáo sư đến thạc sĩ, tiến sĩ.
Sau đó, mỗi một giảng viên ở một vị trí sẽ phải học một số loại chứng chỉ bắt buộc khác. Ở vai trò quản lý, Tiến sĩ Thạc sẽ học chứng chỉ quản lý giáo dục, rồi chứng chỉ giảng viên hạng 3. Cho đến giờ, ông Thạc cũng chưa lên được giảng viên chính vì thiếu một số điều kiện. Trong đó có điều kiện chứng chỉ giảng viên bồi dưỡng giảng viên hạng II.
Tìm hiểu của phóng viên cho thấy, đối với quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp từ giáo viên mầm non đến giảng viên ĐH, chứng chỉ bắt buộc phải có là ngoại ngữ và chứng chỉ tin học. Để chạy theo chuẩn, nhiều giáo viên, giảng viên phải tìm mọi cách để có những chứng chỉ này. Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã buộc 55 đơn vị (gồm các trường ĐH, các trung tâm) dừng việc tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Hồ sơ giảng viên chính kì công gần như hồ sơ giáo sư
Trả lời báo chí về vấn đề này ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết, Luật Giáo dục ban hành năm 2005 quy định (tại điều 77): giảng viên giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Sở dĩ có quy định như vậy vì trong một giai đoạn rất dài, hầu hết giảng viên đại học vốn là sinh viên khá, giỏi được giữ lại trường, chưa có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm. Và thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có những giảng viên, trong đó nhiều người là giáo sư, phó giáo sư, chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Sau 14 năm thực hiện luật, trong quá trình hội nhập quốc tế, có nhiều tình huống nảy sinh nên Bộ GD&ĐT thấy không thể đồng loạt quy định tất cả giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Vì thế trong quá trình thực hiện dự án xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo cần phải rà soát để xem xét bỏ đi những bất cập, trong đó chỉ yêu cầu có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ ĐH (có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ), mà không đưa yêu cầu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vào luật. Yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên đại học sẽ được đưa vào các văn bản dưới luật, như quy định về phát triển nghề nghiệp hay chuẩn giảng viên... Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư liên bộ số 36 giữa Bộ GD&ĐT và Nội vụ thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên cao cấp là: Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên cao cấp (hạng I), trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2), trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định.
Với tiêu chuẩn giảng viên chính, ngoài chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng giảng viên chính thì trình độ ngoại ngữ phải bậc 3, trình độ công nghệ thông tin theo quy định. Với giảng viên thì không cần chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên hạng 3 nhưng vẫn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2, chứng chỉ tin học.
Một giảng viên than thở, chuẩn bị hồ sơ giảng viên chính cũng kỳ công, đầy đủ tương đương với hồ sơ xin xét duyệt giáo sư, chỉ khác là không yêu cầu bài báo quốc tế. Chính vì vậy, dù biết sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi lương bậc sau này nhưng vị này vẫn lần khần chưa làm hồ sơ lên giảng viên chính.
Các trường sư phạm là nơi bồi dưỡng, cấp chứng chỉ này nhưng bản thân các giảng viên đều phải đi học. Ai là người có đủ năng lực để bồi dưỡng họ? Thế mới có chuyện có "thầy giáo" đến bồi dưỡng cho các giảng viên sư phạm "run bần bật" khi thấy học viên ở dưới chính là các giáo sư từng dạy mình trong trường. Không những thế, điều vô lý nữa là hiệu trưởng của chính các trường sư phạm là người ký chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhưng các hiệu trưởng cũng phải đi học để chuẩn theo quy định. Vậy họ có được ký chứng chỉ cho mình?
Theo Tiền phong
Giáo dục Thủ đô: Dấu ấn 65 năm phát triển và hội nhập Ngay sau thời khắc Thủ đô được giải phóng là sự ra đời của ngành GD-ĐT Hà Nội. Sự kiện đã mở ra một trang sử mới, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô ngày một lớn mạnh và phát triển. Dấu ấn 65 năm Giáo dục Thủ đô Ngày 9/10/1954, Thành phố Hà Nội quyết định thành lập...