Giáo viên bị áp lực đè nặng, ai tư vấn cho họ?
Thời gian qua, nhiều giáo viên đã có cư xử, lời nói, hành động thiếu sư phạm bị xã hội lên án. Thế nhưng có bao nhiêu người hiểu được chúng tôi chịu quá nhiều áp lực và cũng cần tư vấn tâm lý?
Vừa qua, tôi được tham dự lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn trong trường học. Lớp học do Sở Giáo dục – đào tạo TP.HCM kết hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.
Khóa học hết sức bổ ích khi rất nhiều trường hợp tư vấn được đưa ra bàn thảo, rút kinh nghiệm, chọn giải pháp tốt nhất. Qua đó, chúng tôi nhận thấy học sinh hiện nay chịu rất nhiều áp lực.
Các em không chỉ chịu áp lực từ việc học tập mà còn rất nhiều vấn đề khác như cha mẹ ly hôn, tình cảm nam nữ tuổi học trò, bị bắt nạt, bị cô lập, mặc cảm ngoại hình, gia đình có kinh tế khó khăn…
Điều đáng nói là các em có vấn đề lo âu, stress, thậm chí trầm cảm nhưng không chia sẻ được với người thân, thầy cô, bạn bè. Dù trường có giáo viên tư vấn, các em cũng ít khi tìm đến các thầy cô tư vấn mà giáo viên tư vấn thường phải tìm đến các em khi được biết những vấn đề về học sinh ấy.
Nếu được tư vấn sớm, các em sẽ tránh được những hành vi, hành động tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân và người khác.
Video đang HOT
Nhưng một câu hỏi được giảng viên đặt ra làm cả lớp học chúng tôi sôi nổi hẳn lên: “Giáo viên có cần tư vấn tâm lý không?”, và giảng viên của lớp đã cho chúng tôi làm trắc nghiệm DASS 21 (Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress).
Kết quả bất ngờ: tất cả giáo viên đang theo học như tôi đều rơi vào ít nhất một vấn đề là trầm cảm, lo âu hay stress ở mức độ nhẹ, vừa, thậm chí có người nặng.
Thời gian vừa qua, khá nhiều giáo viên chúng tôi đã có cư xử, lời nói, hành động, giải quyết các tình huống thiếu sư phạm, không kiềm chế bản thân và bị xã hội lên án.
Thế nhưng, có bao nhiêu người hiểu được giáo viên chúng tôi chịu quá nhiều áp lực từ học sinh chưa ngoan, lười học đến phụ huynh “cá biệt”; rồi chỉ tiêu, thành tích của nhà trường, chuyện gia đình, con cái đến chuyện lương bổng không đủ chi tiêu, chuyện học tập nâng cao trình độ…
Chúng tôi luôn ở trong trạng thái căng thẳng và không biết lúc nào chúng tôi sẽ “bùng nổ” cùng những lời nói, những hành vi, hành động thiếu chuẩn mực của người thầy.
Giảng viên lớp học và những người bạn trong lớp bồi dưỡng của tôi đều cùng chung suy nghĩ: các thầy cô giáo cũng chính là đối tượng cần tư vấn tâm lý. Nếu được tư vấn sớm, chúng tôi cũng như các em học sinh sẽ tránh được các hành vi, hành động tiêu cực.
Nhưng đáng tiếc rằng hiện nay chưa có bộ phận, tổ chức nào tìm đến các thầy cô giáo chúng tôi để chia sẻ, tư vấn – giúp chúng tôi giải tỏa những bức xúc, lo âu, áp lực… trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày.
Theo tuoitre.vn
Khảo sát: Gần một nửa sinh viên Sư phạm lo lắng về sự an toàn của công việc
Trước câu hỏi "Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?", có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai
Ảnh minh họa
Khảo sát sát liên quan đến ngành Sư phạm của một nhóm tác giả là giảng viên tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM vừa được thông tin tại buổi tọa đàm "Kỹ sư tâm hồn - giữ vững lòng tin" tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM.
Khảo sát được thực hiện với hơn 250 sinh viên, giáo viên, nhân viên trong trường phổ thông.
Trước câu hỏi "Tâm trạng của bạn với những sự kiện giáo dục đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua?", kết quả khảo sát chỉ ra có đến 46,5% sinh viên cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của công việc liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai; có 11% sinh viên "cảm thấy mất tự tin, xấu hổ khi đang học ngành Sư phạm.
Nhóm tác giả cho biết, một số sinh viên tâm sự các em không dám giới thiệu mình đang học trường Sư phạm, chỉ trả lời chung chung là học đại học. Như vậy, có thể thấy không ít sinh viên có cảm xúc tiêu cực trước những sự việc xảy ra vừa qua ở trường phổ thông. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến động cơ phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực trong trương lai, gây khó khăn cho việc đào tạo...
Một con số cũng đáng chú ý là có tới 26,5% sinh viên lại "Cảm thấy bình thường vì những việc này tồn tại từ rất lâu". Các em giải thích, trước đây từng bị giáo viên cư xử tệ và hiện nay em của các em vẫn tiếp tục chịu đựng thái độ không đúng mực của thầy cô ở phổ thông. Vì thế trước những thông tin trên báo đài họ không có gì bất ngờ.
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, một trong 3 tác giả của khảo sát cho rằng đây là suy nghĩ rất đáng ngại, phản ánh sự thất vọng của chính bộ phận sinh viên Sư phạm về tư cách, tác phong người thầy. Nhưng cũng phải nhắc đến, phần lớn sinh viên (85%) vẫn mong muốn cải tiến ngành giáo dục để điều chỉnh nhận thức xã hội về nghề giáo.
Cũng với câu hỏi trên dành cho giáo viên, nhân viên ở trường phổ thông, có đến gần 55% cảm thấy lo lắng, hoang mang về sự an toàn của bản thân trong công tác giáo dục. Có 8 phiếu trả lời cảm thấy tự tin, xấu hổ khi công tác trong ngành giáo dục.
Từ thực trạng này, nhóm tác giả nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử cho giáo viên phổ thông từ hoạt động đào tạo của trường Sư phạm là rất cần thiết. Được biết, từ năm học 2015-2016 trở về trước, môn "Giao tiếp ứng xử sư phạm" chỉ được xếp vào các môn tự chọn ở Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Nhưng sau đó, môn học này đã chính thức trở thành môn học bắt buộc chung trong toàn trường.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Trầm cảm ở giới trẻ: 'Nới lỏng dây cương để con được thở' Áp lực vừa phải sẽ trở thành động lực, nhưng nếu áp lực quá lớn sẽ trở thành phản lực và phản tác dụng khôn lường. Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - Ảnh do nhân vật cung cấp "Con cần sống hơn cần điểm 10" - đó là câu nói thốt lên của một người mẹ của hai đứa trẻ...