Giáo viên Anh “ít hài lòng nhất” về công việc trong các quốc gia nói tiếng Anh
Một nghiên cứu mới đây cho biết giáo viên ở Anh có sự hài lòng công việc thấp nhất trong số các nước nói tiếng Anh.
Theo nghiên cứu của Viện Giáo dục (IoE) Đại học London (University College London – UCL), trong số 22 nước được khảo sát, giáo viên ở Anh có mức độ hài lòng với công việc ở mức thấp nhất.
Giáo viên ở các nước nói tiếng Anh – chẳng hạn như New Zealand, Canada, Úc và Mỹ – có độ hài lòng hơn nhiều. Báo cáo cũng cho thấy giáo viên ở Latvia, Slovakia và Cộng hòa Séc cũng có sự hài lòng công việc thấp như Anh.
Trong số 15 nước có thể đưa ra sự so sánh hợp lý, bao gồm Israel, Thụy Điển và Hoa Kỳ, sự hài lòng trong công việc của giáo viên cũng cao hơn nhiều so với ở Anh.
Giáo viên trong một giờ học .
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 100.000 giáo viên đã tham gia cuộc Khảo sát Quốc tế về Giảng dạy và Học tập gần đây nhất – bao gồm gần 2.500 giáo viên đến từ Anh.
“Sự hài lòng trong công việc của giáo viên ở Anh thấp hơn ở hầu hết các quốc gia khác có thể đem ra so sánh một cách rõ ràng”, báo cáo kết luận.
Tiến sĩ Sam Sims, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện Giáo dục UCL, gọi đó là một “cuộc gọi thức tỉnh”. Ông nói: “Nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên trở nên không hài lòng với công việc nếu họ không được tự do trong công việc của mình. Nhưng giáo viên ở Anh lại phải đối mặt với sự gia tăng lớn trong công việc giấy tờ và nhập dữ liệu trong những năm gần đây”, ông nói.
Video đang HOT
Giáo viên được hỏi 4 câu hỏi về việc liệu họ có thích công việc của họ hay không, họ có muốn giới thiệu công việc của họ cho người khác hay không, họ muốn rời trường và mức độ hài lòng của họ với công việc của họ như thế nào. Các câu hỏi được kết hợp để tạo ra một mức điểm duy nhất đánh giá độ hài lòng trong công việc.
Dữ liệu được thu thập vào năm 2013 nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ giáo viên ở lại trong nghề giảm kể từ đó cho thấy tình hình có thể sẽ không cải thiện nhiều trong những năm tiếp theo.
Kevin Courtney, Tổng thư ký của Liên đoàn Giáo dục Quốc gia (NEU), cho biết: “Điều này không có gì ngạc nhiên. Khối lượng công việc của giáo viên đơn giản là không thể quản lý được, đặc biệt là do chế độ mà giáo viên phải gánh những trách nhiệm không cần thiết ở trường học.
Dữ liệu này liên quan đến năm 2013 và chúng tôi biết rằng khối lượng công việc và tỷ lệ bỏ việc đã tăng lên nhiều kể từ đó.
Khối lượng công việc, mức lương thấp và một chương trình giảng dạy cứng nhắc và không sáng tạo đang khiến nhiều giáo viên rời bỏ nghề. Vì lợi ích của giáo dục trẻ em, Chính phủ phải giải quyết những vấn đề cơ bản này và làm cho nghề giáo thành một công việc mà mọi người muốn tham gia và gắn bó”.
Geoff Barton, Tổng thư ký của Hiệp hội các Nhà lãnh đạo Trường học và Đại học, cho biết: “Thật đáng thất vọng khi thấy rằng sự hài lòng trong công việc của giáo viên ở Anh thấp hơn so với các quốc gia khác được đem ra so sánh.
Thật không may, điều này phản ánh những gì chúng ta đã biết về tác động của khối lượng công việc quá tải đến tinh thần nhân viên, chủ yếu là do một loạt cải cách không ngừng của chính phủ và các tiêu chuẩn trách nhiệm khắt khe.
“Những áp lực này đồng nghĩa với việc có quá nhiều giáo viên rời bỏ công việc sớm trong sự nghiệp của họ và đây là một yếu tố chính trong sự thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên đang xảy ra trên khắp xứ sở sương mù”, ông Geoff Barton nhấn mạnh.
Thái Hằng
Theo Independent
Áp lực mang tên 'con của giáo viên'
Nhiều bạn trẻ cho biết họ bị ám ảnh một thời gian dài khi được nhớ đến bằng 4 từ 'con của giáo viên'.
Đừng choàng thêm áp lực cho những con em của mình - ẢNH MINH HỌA: QUỲNH HỮU
Có cha hoặc mẹ là giáo viên trong trường vô tình đã gây áp lực không nhỏ với nhiều bạn trẻ. "Mẹ tôi là giáo viên dạy toán, lại dạy chính trong lớp tôi. Lúc nào mẹ tôi cũng nói tôi phải làm gương cho các bạn khác, không thì mẹ nói còn học sinh nào nghe nữa. Người ta quên vở hay không làm bài phải viết bản kiểm điểm một lần, còn tôi ngoài làm bản kiểm điểm phải đứng góc, chép phạt, rồi có lần mẹ thẳng tay tát tôi ngay trước mặt các bạn", N.Q.L, 27 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Dù đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định, N.T.N, 28 tuổi, cựu học sinh Trường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM vẫn cho rằng những năm tháng cấp 3 rất ám ảnh với anh. "Mẹ tôi là giáo viên dạy ngữ văn trong trường, có dạy lớp của tôi. Tôi không bao giờ được bạn bè nghĩ là tôi thật sự là một người có năng khiếu học văn thật sự. Nếu tôi có phát biểu hay và điểm 8, 9 thì bạn bè cũng xì xào nói với nhau 'Nó là con của giáo viên, không điểm cao thì sao' hay 'Con của giáo viên thì phải được ưu tiên chứ'".
Trần Như Tuệ Anh, học sinh lớp 8 Trường THCS Colette, quận 3, TP.HCM cho biết, mẹ em là giáo viên một trung tâm tiếng Anh tại TP.HCM, do đó, bạn bè luôn mặc định Tuệ Anh sẽ phải là một học sinh có trình độ tiếng Anh rất siêu. "Em cũng cảm thấy áp lực, tuy nhiên cảm giác này không tiêu cực mà khiến cho em càng phải cố gắng nhiều để giỏi tiếng Anh hơn. Điều này là tốt với bản thân em".
Đừng choàng thêm áp lực cho con
Cô Trịnh Thị Bích Vân, giáo viên dạy Toán, Trường THPT chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), cho biết cả con gái và con trai của cô đều từng là học sinh của chính mái trường cô dạy, tuy nhiên, cô không có áp lực, đồng thời các con của cô cũng thoải mái học tập, cả hai đều đã thành đạt, con trai cô giành học bổng toàn phần tới Trường ĐH Minerva Mỹ năm 2017.
Cách giáo dục con của cô Vân là nghiêm khắc, kỷ luật nhưng cũng linh hoạt, nhiều tình yêu thương, cho con được tự do sáng tạo trong sự kiểm soát.
Cô Vân từ chối không trực tiếp dạy trong lớp học của cả hai con với lý do "Sợ các con sốc khi thấy mẹ ở nhà thì la mắng, còn trên lớp thì dịu dàng". Cô cũng ký sẵn một tập giấy kiểm điểm, để khi các con mắc lỗi với các giáo viên thì tự động ghi lỗi vào đó, đã có sẵn chữ ký của mẹ.
"Tôi hiểu các con của mình, chúng không hoàn hảo, không là những trò ngoan tuyệt đối, tuy nhiên có những lỗi tôi chấp nhận được cho con nên ký sẵn các bản kiểm điểm. Tôi chỉ không chấp nhận nếu con hỗn, láo", cô Trịnh Thị Bích Vân nói.
Cô Vân và các học trò Trường THPT chuyên Bắc Ninh - ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP
"Các con của tôi rất thông minh nhưng cá tính, nhiều khi tôi trách mắng con nhưng rồi xuôi theo con vì con nói lý lẽ đúng quá. Từ đó, tôi luôn đặt mình vào vị trí của con để hiểu con hơn, mình không thể áp đặt những suy nghĩ của con. Tôi học được nhiều từ các con và tự rút kinh nghiệm cho chính mình khi ứng xử với các học sinh", cô Vân chia sẻ.
Ông Phạm Cao Sơn, Trưởng bộ môn bắn súng, Trung tâm đào tạo vận động viên thể dục thể thao Hải Phòng, có con trai đang là vận động viên bắn súng, trực tiếp do ông giảng dạy chia sẻ: Các bạn trẻ có áp lực riêng khi là con của giáo viên, con của huấn luyện viên. Còn chúng tôi, vừa là cha mẹ, vừa là thầy giáo của các con, cũng có những áp lực riêng. Vì nếu con mình không ngoan, thành tích không tốt, thì mình sẽ không uy tín trước các học trò khác và đồng nghiệp khác. Nhiều người còn có tâm lý "con thầy còn không giỏi, thầy dạy được ai".
Tuy nhiên, theo ông Sơn, nếu mỗi phụ huynh đồng thời là giáo viên của các con thì không nên khoác thêm áp lực cho các con của mình.
Ông Sơn nói: "Đừng la mắng hay phê bình thậm tệ hoặc thậm chí đánh con mình trước mặt các bạn khác. Ai cũng có lòng tự trọng, các con sẽ càng tổn thương. Cha mẹ cũng không nên chọn những giờ như bữa cơm gia đình, trước giờ đi ngủ của con để la mắng, nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của con vì sẽ khiến con ngày càng bị ám ảnh rằng mình là người kém cỏi. Nên động viên và nhìn vào những điểm tích cực của con để ngợi khen".
Theo thanhnien
Cứ tưởng chỉ có ở miền núi Việt Nam học sinh mới phải chui túi nilon vượt suối nào ngờ có nơi giáo viên còn thả trôi theo dòng nước đến trường Đây là những gì đang diễn ra hàng ngày đối với giáo viên một ngôi trường ở Libacao, khu vực Aklan, Philippines. Các giáo viên ở đây cho biết, nước chảy rất mạnh dù là ngày mưa hay nắng. Ở khu vực này không hề có một cây cầu. Muốn tới trường, 2 giáo viên kết hợp thành 1 cặp, cầm theo một...