Giáo viên 4 ngày vừa dạy vừa phải đọc, góp ý 24 cuốn sách giáo khoa?
Bộ Giáo dục cần mở diễn đàn góp ý sách giáo khoa công khai để giáo viên, bạn đọc được tự do trình bày ý kiến của mình một cách nhanh và chính xác nhất.
Ảnh minh họa
4 ngày cho 24 cuốn sách đọc lướt cũng chưa xong
Người viết nhận email của tổ chuyên môn về việc góp ý sách giáo khoa lớp 2 vào ngày thứ 3, ngày hết hạn nộp góp ý vào thứ 7.
Phiếu góp ý và bình chọn sách giáo khoa lớp 2 (Ảnh: Đỗ Quyên)
Được biết, 2 ngày cuối tuần để tổ trưởng chuyên môn tổng hợp gửi về trường. Sau đó, nhà trường lại tổng hợp gửi về Phòng trước ngày thứ 3. Và, chắc chắn Phòng lại tổng hợp gửi ra Sở, từ sở sẽ đến Bộ…nên thời gian mới thần tốc như vậy.
Giáo viên có 4 ngày để hoàn thành cho việc góp ý 24 cuốn sách giáo khoa mới. Nếu cho ngồi ròng rã 4 ngày chỉ để đọc sách và bình chọn cũng chưa dám chắc sẽ đọc hết (đọc và hiểu) 24 cuốn sách.
Đằng này, nói là 4 ngày nhưng suốt ngày giáo viên phải đi dạy, tối về nào hồ sơ sổ sách, ra đề kiểm tra giữa kỳ, học chương trình bồi dưỡng chương trình mới, có thầy cô còn học chứng chỉ nghề nghiệp.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn biết bao công việc phục vụ cho việc mưu sinh để duy trì cuộc sống. Xong xuôi mọi việc, giáo viên mới có thể ngồi vào bàn để đọc sách thì lúc này trời cũng đã khuya.
Người chịu khó cũng chỉ lật chưa hết cuốn sách cũng đã díp mắt lại vì cả ngày đi dạy, tối về còn ôm cả đống việc nên mệt mỏi rã rời.
Thời gian eo hẹp, muốn kịp tiến độ giáo viên chỉ còn cách góp ý bừa, đánh dấu cho xong chuyện?
Đọc 24 cuốn sách giáo khoa trong một thời gian ngắn để nhận xét cho 3 nhóm tiêu chí (Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh; Tiêu chí 2: Thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Tiêu chí 3: Phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội ở địa phương ), mỗi nhóm tiêu chí lại có từ 3 đến 4 yêu cầu, giáo viên quả là siêu nhân mới có thể đáp ứng đúng yêu cầu.
Ngoài việc nhận xét góp ý theo các tiêu chí quy định, giáo viên phải bình chọn bộ sách mình tâm đắc nhất.
Muốn bình chọn sách chính xác, thầy cô phải đọc, phải thấm và phải hiểu. Nhưng thời gian gấp gáp thế, giáo viên chỉ có thể đọc lướt hết 24 cuốn sách đã là một cố gắng lớn thì nói gì đến việc góp ý?
Nếu chỉ lật, giở từng tờ lướt qua cũng chẳng thể tìm ra điều gì để nhận xét góp ý. Chẳng khác gì việc góp ý sách lớp 1 năm học 2020-2021 vừa qua.
Nhiều địa phương tổ chức 2 buổi để góp ý cho 5 bộ sách với hơn 30 cuốn sách giáo khoa. Vậy nên, giáo viên góp ý chẳng thấy chỉ ra được sạn nhưng khi vào giảng dạy lại thấy sạn trong từng bộ sách không hề ít.
Điều lạ rằng, người phát hiện ra sạn trong sách giáo khoa không phải giáo viên (người trực tiếp giảng dạy) mà chính là độc giả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần cũng do giáo viên không có thời gian để đọc sách.
Lệnh trên đã ban, phải góp ý sách mà không cần biết giáo viên có đủ thời gian để thực hiện hay không. Vì thế, không nhận xét góp ý, không bình chọn sẽ không được.
Thế là “cái khó ló cái khôn”, nhiều giáo viên bảo nhau, đọc lướt tìm ra vài lời nhận xét về hình thức, kênh chữ, kênh hình và cứ ghi đồng ý một bộ sách nào đó là được.
Kiến nghị mở kênh góp ý trên các diễn đàn
Hiện, ngành giáo dục đang thực hiện việc góp ý sách giáo khoa theo kiểu giáo viên gửi góp ý về tổ, tổ tổng hợp về trường, trường tổng hợp về Phòng, phòng tổng hợp về Sở và Sở gửi về Bộ.
Vì thế, thời gian góp ý của giáo viên quá ít mà việc tổng hợp các ý kiến chạy lòng vòng cấp này qua cấp khác lại mất quá nhiều thời gian.
Việc tổng hợp các ý kiến góp ý còn mang đến điều bất cập như việc có những góp ý thẳng thắn, trung thực biết đâu đó được nằm lại bên dưới mà không được xuất hiện lên trên vì khá nhiều lý do.
Bởi thế, chúng tôi nghĩ, Bộ Giáo dục cần mở diễn đàn góp ý sách giáo khoa công khai để giáo viên, bạn đọc được tự do trình bày ý kiến của mình một cách nhanh và chính xác nhất.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.
Phải quan tâm đến đặc thù cấp học
Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT), cho rằng: Lựa chọn sách giáo khoa (SGK) là công đoạn quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Cần xác định đặc thù của từng cấp học để đưa ra quyết định lựa chọn SGK phù hợp.
Ông Đặng Tự Ân.
Theo đó, việc lựa chọn SGK ở tiểu học sẽ khác lựa chọn SGK ở THCS và THPT. Nhấn mạnh điều này, Giám đốc Quỹ VIGEF làm rõ: Ở tiểu học, giáo viên dạy theo lớp, nên một giáo viên sử dụng cả bộ SGK của một lớp, do được phân công dạy.
Ngược lại, ở THCS và THPT, giáo viên phân công dạy theo môn, nên một giáo viên chủ yếu sử dụng nhiều SGK của cùng một môn và nhiều lớp khác nhau. Giáo viên các cấp học có hình thức tác nghiệp khác nhau nên khác nhau về cách lựa chọn công cụ tác nghiệp, ở đây chính là SGK.
Theo Luật Giáo dục 2019, UBND tỉnh, thành phố quyết định lựa chọn SGK. Tuy nhiên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, nên hiểu cấp có thẩm quyền ra quyết định là UBND tỉnh, thành phố; còn trong quá trình lựa chọn SGK để trình UBND quyết định, phải dựa trên cơ sở các trường, giáo viên được trực tiếp thực hiện các khâu trong quá trình lựa chọn. Nghĩa là chỉ thay đổi cấp ra quyết định còn quy trình và cách làm là giống nhau.
Từ quan điểm trên, ông Đặng Tự Ân cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Thông tư cần ghi rõ là hướng dẫn việc lựa chọn SGK lớp 1 bậc tiểu học. Về nguyên tắc lựa chọn SGK (Điều 2), nên quy định lựa chọn một SGK chủ đạo (chính). Các bộ SGK trong danh mục Bộ GDĐT duyệt cho lưu hành là bình đẳng và giáo viên vẫn cần các SGK khác để hiểu biết đầy đủ cách tiếp cận của từng SGK, qua đó xây dựng kế hoạch lên lớp có chất lượng hơn, sát đối tượng.
Mặt khác, sẽ hạn chế giáo viên chỉ quan tâm tới SGK được chọn mà bỏ qua các SGK khác. "Quy định mỗi trường (trong thư viện) có đầy đủ các bộ SGK đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Điều này giúp giáo viên có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu các cách tiếp cận bài học từ nhiều SGK khác nhau", ông Đặng Tự Ân nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề biên soạn các bộ SGK mới tiếp theo đây, ông Ân phân tích: Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc về bộ SGK lớp 1 và tổ chức cho các cấp giáo dục đánh giá qua một học kỳ thay SGK mới. SGK mới, quả thực quá "lùm xùm", nhiều chê bai thời gian qua. Người ta nói "Thất bại nhiều lần là lý do của thành công".
Bộ GDĐT mới đây công bố 72 đầu sách của lớp 2 và lớp 6. Đây là cơ hội tốt để các địa phương sớm tiếp cận và tham giai góp ý, giúp Bộ sớm có quyết định ban hành bộ SGK chính thức, trước 5 tháng so với ngày khai giảng năm học mới 2021-2022. Ngoài Hội đồng Thẩm định của nhà nước, Bộ GDĐT còn tiến hành mời các chuyên gia giáo dục, chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực để đọc thẩm định, phản biện độc lập SGK.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GDĐT có nhắc lại: "Không buông lỏng, mà hãy giám sát chặt chẽ hơn quá trình làm SGK trong cơ chế thị trường" là những tín hiệu rất đáng mừng, chờ đợi cho sự ra đời những bộ sách có chất lượng tiếp theo.
SGK lớp 3,7 "tựa tựa" như SGK lớp 2, 6, vì cùng thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản. Tuy nhiên SGK lớp 10 lại khác cơ bản. Đây là bộ SGK đầu tiên của giai đoạn giáo dục nghề ở phổ thông. Mong muốn của những người tâm huyết với giáo dục nước nhà, sớm có bản thảo thô SGK lớp 3,7,10 để có thể dạy thực nghiệm 8 tháng, chí ít nhất là được một học kỳ của năm học 2021-2022.
10 ngày để giáo viên góp ý sách giáo khoa không công, xin chớ làm cho qua chuyện Không thể để chất lượng sách giáo khoa không có người chịu trách nhiệm, không thể "đẽo cày giữa đường" với nội dung sách giáo khoa. Ngày 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo về việc tổ chức góp ý các bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 biên...