Giáo trình có ‘đường lưỡi bò’: Thừa nhận sốc

Theo dõi VGT trên

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ thừa nhận đơn vị tự ý sử dụng giáo trình có ‘đường lưỡi bò’ khi chưa được thẩm định theo quy định.

Ngày 4/11/2019, Phòng an ninh chính trị nội bộ ( PA03), Công an Hà Nội đã làm việc với lãnh đạo trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để làm rõ việc giáo trình Khoa Trung – Nhật có chứa bản đồ in hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Một số giáo trình liên quan đến sự việc đã được lực lượng Công an TP. Hà Nội lập biên bản, mang về phục vụ cho quá trình điều tra.

Trả lời thêm về sự việc, ông Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ cho biết, cuốn giáo trình này của Khoa Trung – Nhật được phía đối tác phía Trung Quốc tặng.

Theo quy định, với những tài liệu các khoa mua bên ngoài mang về làm giáo trình thì phải được hội đồng khoa học của trường thẩm định, sau đó hội đồng khoa học của trường sẽ quyết định cho phép được sử dụng để giảng dạy trong trường hay không.

Tuy nhiên, với cuốn giáo trình chứa hình “đường lưỡi bò” đơn vị Khoa Trung – Nhật của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tự ý bỏ qua bước này, để cho hội đồng khoa học của khoa tự đánh giá, sau đó photocopy và bán cho sinh viên (với giá 30.000 đồng/cuốn). Tổng số tài liệu cả 2 đầu sách đã được trường photocopy 716 cuốn.

Giáo trình có đường lưỡi bò: Thừa nhận sốc - Hình 1

Video đang HOT

Cuốn giáo trình có “đường lưỡi bò” mà Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng.

Trước đó, khi nói về trách nhiệm trong việc để cuốn giáo trình có “đường lưỡi bò” xuất hiện trong trường, ông Hóa cho rằng, trách nhiệm này thuộc về phía cơ quan nhà nước.

“Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy”, ông Hóa nói.

Còn ông Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay: “Trách nhiệm thuộc về Ban Chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung – Nhật”.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Thanh, Trưởng khoa Trung – Nhật lý giải: Cuốn giáo trình này do Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành, được khoa đưa vào sử dụng từ đầu năm học 2019-2020.

Ông Thanh cho hay, khi tiếp cận với giáo trình này, các giảng viên thấy hay, ngữ pháp và cách đặt câu logic hơn những cuốn giáo trình cũ ở khoa. Vì vậy, Khoa Trung – Nhật quyết định thành lập hội đồng khoa học xem xét, đánh giá để đưa vào sử dụng.

“Khi thành lập hội đồng, tôi có lưu ý điểm quan trọng đầu tiên là nội dung sách không được đi ngược đường lối chính trị, không vi phạm các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo.

Quả thực, nội dung sách không vi phạm điều này, vấn đề biển đảo không được lồng ghép trong bất kỳ câu từ nào. Riêng bản đồ minh họa khá nhỏ là có bất ổn mà chúng tôi không phát hiện ra”, ông Thanh nói.

Tuy nhiên, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, với những ngành học sử dụng giáo trình của nước ngoài, nhà trường phải là đơn vị trực tiếp thẩm định.

Cụ thể, tài liệu muốn trở thành giáo trình của một môn học trước tiên Hội đồng khoa học của khoa/ ngành ấy phải thậm định trước. Sau đó đến cấp trường, nhà trường sẽ giao cho ít nhất hai chuyên gia độc lập để thẩm định. Tiếp theo sẽ trình ra Hội đồng khoa học đào tạo của nhà trường. Như vậy, một cuốn sách muốn đưa vào thành giáo trình phải trải qua ít nhất 3 cấp.

“Việc để lọt hình ảnh đường lưỡi bò vào trong giáo trình trách nhiệm chắc chắn thuộc về nhà trường. Bởi thực tế nhà nước chỉ đưa ra chủ trương, chính sách chứ không can thiệp quá sâu vào hoạt động trường. Trường nói rằng đây là trách nhiệm của nhà nước là đang chối bỏ trách nhiệm của mình” – GS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh.

Ông Ngô Tự Lập – Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng nhìn nhận, để hình ảnh “đường lưỡi bò” len lỏi vào giáo trình, trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà trường.

“Đơn vị nào lựa chọn thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, để sách lọt qua có thể do đơn vị phê duyệt cuốn sách trở thành giáo trình ấy còn hời hợt trong khâu thẩm định, trong khi khâu này vốn phải được thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt” – ông Lập nói.

Theo đất việt

ĐH Kinh doanh và Công nghệ sử dụng giáo trình có bản đồ 'đường lưỡi bò'

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng giáo trình in bản đồ hình đường lưỡi bò làm tài liệu giảng dạy trong một thời gian dài. Khi phát hiện, lãnh đạo nhà trường cho thu hồi và hủy bỏ toàn bộ cuốn giáo trình này.

Theo phản ánh của bạn đọc đến Tiền Phong, trong khoảng thời gian 3 năm qua, cuốn sách giáo trình đọc sơ cấp 1 được sử dụng cho giảng viên, sinh viên Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ làm tài liệu học tập và giảng dạy.

ĐH Kinh doanh và Công nghệ sử dụng giáo trình có bản đồ đường lưỡi bò - Hình 1

Khi nghiên cứu, sinh viên mới phát hiện ra cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 "Developing Chinese" bài 7 in hình bản đồ Trung Quốc có bản đồ "đường lưỡi bò" (sau hình gạch chéo).

Theo đó, tại trang 36 của cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 "Developing Chinese" bài 7 in hình bản đồ Trung Quốc có "đường lưỡi bò". Khi nghiên cứu, sinh viên mới phát hiện ra. Vụ việc sau đó đã được báo lên Ban giám hiệu nhà trường.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Đức Trụ, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, sau khi có thông tin về cuốn giáo trình có bản đồ "hình lưỡi bò", Ban giám hiệu nhà trường đã họp ngày 22/10 và yêu cầu Khoa Tiếng Trung và tiếng Nhật có phương án thu hồi toàn bộ số sách này.

"Ai mua thì chúng tôi chưa làm rõ, nhưng trách nhiệm thuộc về ban Chủ nhiệm Khoa Tiếng Trung và tiếng Nhật. Quan điểm của nhà trường là phải nhanh chóng thu hồi và hủy bỏ toàn bộ tài liệu có in bản đồ "hình lưỡi bò"", ông Trụ nói.

Mới đây, nhà trường đã cho gọi những sinh viên của khoa này mang tài liệu này lên và yêu cầu cắt hủy trang có hình bản đồ "đường lưỡi bò". Được biết, mỗi năm trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội tuyển sinh hàng nghìn sinh viên Khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật.

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

1 sao nam thay thế MC Quyền Linh ở gameshow vì các hoàn cảnh khó khăn
06:31:44 09/11/2024
Diễn viên Anh Thư: "Tôi là người mẹ không biết dạy con"
06:03:26 09/11/2024
Cô bạn thân báo tin có bầu, ngay tối hôm đấy tôi và chồng quyết định ly hôn
07:52:37 09/11/2024
Phim Hoa ngữ bị mỉa mai khắp MXH vì cái kết như đấm vào mặt khán giả: Nữ chính đẹp hiếm có mà diễn đơ không chịu nổi
06:01:30 09/11/2024
Hoa hậu Vbiz và "tình tin đồn" hẹn hò tại nước ngoài, ngày công khai không còn xa?
06:43:09 09/11/2024
Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy'
06:54:01 09/11/2024
Động thái mới của Hiền Hồ sau ồn ào đùng đùng bỏ về vì bị hỏi tin đồn cặp đại gia
06:53:47 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vô tình thấy cô đồng nghiệp "du lịch nước ngoài 6 lần/năm" đang rửa bát ở quán ăn lề đường mà tôi ngã ngửa

Góc tâm tình

08:46:20 09/11/2024
Thấy tôi, cô đồng nghiệp cũng hoảng hốt, vội rút khẩu trang đeo vào mặt. Thư, cô đồng nghiệp nhỏ tuổi nhất ở công ty tôi, cũng là cô gái có lối sống sang - xịn nhất.

Đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng dịch vụ chuyển phát, bưu chính vận chuyển ma tuý

Pháp luật

08:29:20 09/11/2024
Theo lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hà Nội, tội phạm lợi dụng hình thức chuyển phát, bưu chính, ký gửi hàng hóa để mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ nước ngoài về Việt Nam

Thí sinh bị ghét nhất Rap Việt mùa 4, làm "phí cả nón vàng của B Ray" là ai?

Tv show

08:17:00 09/11/2024
Trong nhiều group, fanpage về rap, hàng trăm bình luận tỏ rõ sự thất vọng khi Tiêu Minh Phụng nhận nón vàng từ B Ray.

Một nơi ở Việt Nam đẹp siêu thực tựa như "thế giới khác", có hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng, vẫn hoang sơ chưa nhiều người biết đến

Du lịch

08:12:52 09/11/2024
Hành trình khám phá địa điểm này sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và có cả những trải nghiệm mạo hiểm khó quên.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu

Nhạc quốc tế

08:12:44 09/11/2024
Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu AI for Good, dự kiến diễn ra vào tháng 7/2025 tại Geneva.

Ngoại hình gây sốc của Cao Thái Sơn

Nhạc việt

08:10:49 09/11/2024
Cao Thái Sơn ở thời điểm hiện tại tăng cân thấy rõ, gương mặt cũng bầu bĩnh hơn khác hẳn khoảng thời gian anh sở hữu gương mặt góc cạnh, body 6 múi với mệnh danh hoàng tử ballad năm nào.

Ba tựa game siêu phẩm lấy bối cảnh Trung Quốc, Black Myth: Wukong vẫn phải xếp sau một bom tấn

Mọt game

07:19:54 09/11/2024
Black Myth: Wukong là một hit lớn của năm 2024. Sự thành công của bom tấn này cũng đã mang tới những hệ quả tích cực khi nhiều người dần dần tìm đọc cũng như xem lại Tây Du Ký hơn.

Cận cảnh nhan sắc nữ streamer có màn cosplay Đát Kỷ "gây bão", fan ruột không nhận ra

Cosplay

07:02:52 09/11/2024
YuGi - tên thật là Nguyễn Hữu Kiều Oanh, một trong những cái tên thành công trong xây dựng hình ảnh cá nhân với gần nửa triệu người theo dõi.

Chủ tịch Quảng Nam: 'Có dấu hiệu thông đồng đấu giá khoáng sản, nhiễu loạn thị trường'

Tin nổi bật

06:56:30 09/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnhQuảng Nam, ông Lê Văn Dũng, cho rằng hiện nay có một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kinh doanhkhoáng sản.