Giao tranh tại Cộng hòa Dân chủ Congo khiến 11 người thiệt mạng
Trong vụ đụng độ đêm 30/9 tại tỉnh Ituri, 3 binh sỹ, 6 phiến quân và 2 dân thường đã thiệt mạng. Ngoài ra, còn 10 trường hợp bị thương nặng, trong đó có 4 binh sỹ và 6 phiến quân.
Bạo lực ở tỉnh Ituri của Cộng hòa Dân chủ Congo tái diễn vào năm 2017. (Nguồn: aljazeera.com)
Các nguồn tin Liên hợp quốc cho biết giao tranh giữa quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo và một nhóm tay súng phiến quân đã khiến 11 người thiệt mạng, đồng thời vi phạm thỏa thuận hòa bình tại vùng Đông Bắc đầy bất ổn của quốc gia châu Phi này.
Đài phát thanh Okapi ngày 1/10 đưa tin trong vụ đụng độ đêm 30/9 tại tỉnh Ituri, 3 binh sỹ, 6 phiến quân và 2 dân thường đã thiệt mạng. Ngoài ra, còn 10 trường hợp bị thương nặng, trong đó có 4 binh sỹ và 6 phiến quân.
Ngày 28/2/2020, nhóm vũ trang mang tên “Mặt trận Kháng chiến yêu nước tại Ituri” (FRPI), một trong nhiều phong trào phiến quân tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đã ký kết thỏa thuận hòa bình với chính phủ nước này trước sự chứng kiến của Liên hợp quốc.
Theo thỏa thuận, hai bên cam kết ngừng bắn, tạo điều kiện cho các tay súng FRPI gia nhập quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo thông qua lệnh ân xá các tay súng này, ngoại trừ các trường hợp là tội phạm chiến tranh hoặc phạm tội ác chống lại loài người.
Căn cứ theo thỏa thuận, các tay súng phiến quân – khoảng vài trăm người – từ đó đến nay không được ra khỏi khu vực để chờ để chuyển giao cho các lực lượng vũ trang (FARDC).
Video đang HOT
Do vậy, cuộc giao tranh vào đêm 30/9 nói trên được cho là đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi các binh sỹ thuộc FARDC nổ súng đáp trả các tay súng FRPI đang tìm cách tấn công một đồn chỉ huy quân sự.
FRPI vẫn duy trì hoạt động kể từ khi nổ ra xung đột sắc tộc khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng tại Ituri trong giai đoạn 1999-2003 cho tới khi lực lượng quân sự của châu Âu mang tên Operation Artemis tiến hành can thiệp dưới sự lãnh đạo của Pháp.
Ituri là vùng đất sở hữu nhiều mỏ vàng, nằm ở biên giới với Uganda và Nam Sudan.
Kể từ cuối năm 2017 tới đầu năm 2018, khu vực Djugu cũng thuộc Ituri từng chấn động bởi vụ xung đột giữa các cộng đồng, khiến khoảng 1.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa để trốn chạy sang Uganda./.
Nhân viên WHO bị tố lạm dụng tình dục phụ nữ châu Phi
51 phụ nữ cáo buộc nhân viên cứu trợ từ WHO và các tổ chức phi chính phủ lạm dụng tình dục khi chống đại dịch Ebola ở Congo.
Trong các cuộc phỏng vấn, 51 phụ nữ trên kể lại nhiều vụ lạm dụng, chủ yếu do những người đàn ông mà họ cáo buộc là các nhân viên quốc tế, diễn ra trong đại dịch Ebola 2018-2020, theo cuộc điều tra của hãng tin độc lập New Humanitarian và Quỹ Thomson Reuters.
Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng một năm, trong đó phát hiện ít nhất 30 vụ lạm dụng của những nam nhân viên nhận là làm việc cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổ chức này đã triển khai 1.500 người hỗ trợ chiến dịch do chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo dẫn đầu nhằm kiểm soát đại dịch Ebola.
Các nhân viên y tế chôn một bệnh nhân Ebola ở Beni, Congo hôm 14/7/2019. Ảnh: AP.
Phần lớn phụ nữ cho biết họ bị gạ tình, ép quan hệ tình dục để đổi lấy công việc hoặc chấm dứt hợp đồng nếu họ từ chối. Một số nạn nhân kể họ đã bị chuốc rượu, số khác nói bị phục kích trong các văn phòng và bệnh viện, một số bị khóa trái trong phòng bởi những người hứa hẹn giúp họ tìm việc hoặc dọa sa thải họ nếu không nghe lời.
Một số phụ nữ là đầu bếp, nhân viên quét dọn và nhân viên tiếp cận cộng đồng được thuê theo hợp đồng ngắn hạn, kiếm 50-100 USD/tháng, cao gấp đôi mức lương bình thường ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Có một người sống sót sau đại dịch Ebola đang tìm kiếm sự giúp đỡ về tâm lý. Ít nhất hai người nói họ đã mang thai. Nhiều phụ nữ cho biết đến nay họ vẫn chưa trình báo sự việc vì sợ bị trả thù hoặc mất việc. Hầu hết đều thấy xấu hổ.
Số nạn nhân và lời kể tương tự từ những phụ nữ ở thành phố Beni, phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, cho thấy tình trạng này diễn ra rộng khắp. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres kêu gọi điều tra đầy đủ các cáo buộc trên.
"Quá nhiều người bị ảnh hưởng", một phụ nữ 44 tuổi nói, kể rằng cô đã quan hệ với một người đàn ông xưng là nhân viên WHO để có việc làm. Cô và những phụ nữ khác chia sẻ sự việc trong tình trạng giấu tên vì sợ bị trả thù.
"Tôi nghĩ không có ai làm việc mà không phải đánh đổi thứ gì đó", cô nói thêm.
WHO cho biết đang điều tra cáo buộc.
"Hành động của những cá nhân tự nhận làm việc cho WHO này là không thể chấp nhận được và sẽ bị điều tra đến cùng", thông cáo của WHO cho hay. "Sự phản bội những người trong cộng đồng mà chúng tôi phục vụ là đáng trách. Chúng tôi không dung thứ cho hành vi như vậy với bất kỳ nhân viên, nhà thầu hoặc đối tác nào của mình".
WHO nhấn mạnh tổ chức này có "chính sách không khoan nhượng với những sự việc liên quan đến lạm dụng tình dục" và "bất kỳ ai được xác định liên quan đều phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng, bao gồm sa thải ngay lập tức".
Bất chấp các chính sách "không khoan nhượng", nhân viên của Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức phi chính phủ từng đối mặt nhiều cáo buộc về hành vi lạm dụng tình dục. Hồi tháng 12, một báo cáo của các học giả Anh cáo buộc các nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Haiti đã có"hàng trăm con rơi" với những thiếu nữ địa phương.
Năm ngoái, có 175 cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan tới các nhân viên của UN, 16 vụ trong số đó đã được xác thực, 15 vụ không có căn cứ, số còn lại đang được điều tra. Tổng thư ký Guterres cam kết không dung thứ cho những hành vi tình dục sai trái trong các cơ quan của UN.
Hàn Quốc 'nghe lén khi Triều Tiên lệnh bắn chết quan chức' Quân đội Hàn Quốc được cho là nghe lén suốt nhiều giờ từ lúc Triều Tiên phát hiện quan chức trôi dạt trên biển đến lúc ra lệnh bắn chết người này. Theo các nguồn tin từ ủy ban quốc phòng, tình báo thuộc quốc hội Hàn Quốc hôm nay, thông qua các hoạt động nghe lén liên lạc nội bộ của quân...