Phản ứng của Belarus và Nga sau khi EU ban bố lệnh trừng phạt Minsk
Belarus đang ban bố một danh sách các biện pháp trừng phạt trả đũa, còn Nga coi lệnh trừng phạt đó là dấu hiệu yếu kém chính trị của EU.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại cuộc gặp ở Sochi, Nga ngày 14/9/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 2/10, Belarus cho biết nước này đang ban bố các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm vào Liên minh châu Âu (EU) sau khi các nhà lãnh đạo khối này thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức của chính quyền Belarus.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Belarus nêu rõ: “Liên quan tới các biện pháp trừng phạt đi lại mà EU thông qua đối với một số quan chức Belarus, từ ngày hôm nay, Belarus ban bố một danh sách các biện pháp trừng phạt trả đũa.”
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Belarus không tiết lộ quan chức EU nào nằm trong lệnh trừng phạt này, đồng thời cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu EU mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
Trong khi đó, Nga, đồng minh của Belarus, cũng đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của EU, coi đây là dấu hiệu yếu kém chính trị của khối này.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra sau khi trước đó, cùng ngày, tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt EU, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt Belarus, theo đó sẽ mở đường cho các lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với khoảng 40 thành viên thuộc chính quyền của Tổng thống Alexander Lukashenko.
Tuy nhiên, ông Lukashenko không nằm trong danh sách bị trừng phạt.
Tình hình Belarus bất ổn kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8.
Tổng thống Alexander Lukashenko đã tái đắc cử với 80,1% số phiếu ủng hộ, trong khi ứng cử viên đối lập Tikhanovkskaya chỉ được 10,12%. Nữ chính khách này đã không công nhận kết quả bầu cử.
Sau đó nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ diễn ra tại nhiều thành phố đã biến thành xô xát với cảnh sát.
Hôm 23/9 vừa qua, Tổng thống Lukashenko đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới, tuy nhiên EU từ chối công nhận ông Lukashenko là Tổng thống hợp pháp của Belarus./.
Tổng thống Belarus bất ngờ tuyên thệ nhậm chức
Alexander Lukashenko tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu tại buổi lễ không được thông báo trước tại Minsk.
"Ông Alexander Lukashenko nhậm chức tổng thống Belarus hôm nay trong buổi lễ tại Dinh Độc lập", hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta ngày 23/9 đưa tin.
Lukashenko, 66 tuổi, đặt tay phải lên cuốn hiến pháp và tuyên thệ trước hàng trăm người tham dự. Ông cho biết đất nước cần sự an toàn và đồng thuận "trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng toàn cầu", ám chỉ Covid-19. "Tôi không thể và không có quyền bỏ rơi người Belarus", ông nói.
AlexanderLukashenko tuyên thệ nhậm chức tổng thống Belarus ở Minsk ngày 23/9. Ảnh: Belta.
Lễ nhậm chức của tổng thống vốn thường được công bố rộng rãi như một dịp trọng đại của đất nước. Tuy nhiên, trang web chính thức của Lukashenko không đưa ra bất kỳ thông báo nào và buổi lễ cũng không được truyền hình trực tiếp.
Phe đối lập chỉ trích lễ nhậm chức là "bất hợp pháp". Người biểu tình mang cờ tụ tập thành các nhóm nhỏ ở thủ đô, bao gồm bên ngoài ít nhất ba trường đại học. Họ kêu gọi mọi người xuống đường phản đối Lukashenko vào buổi tối. Một số người hô "hãy ra đây, chúng tôi sẽ chúc mừng ông!".
Những cuộc biểu tình ở Belarus đã tiếp diễn hơn 6 tuần sau khi Lukashenko, người cầm quyền 26 năm qua, hồi đầu tháng 8 tuyên bố tái đắc cử với hơn 80% phiếu bầu. Phe đối lập ở Belarus và EU không công nhận kết quả bầu cử, cho rằng cuộc bỏ phiếu bị gian lận.
Khi áp lực từ phương Tây với Lukashenko gia tăng, ông tìm kiếm sự ủng hộ từ đồng minh thân thiết Nga và đã thường xuyên điện đàm với Putin. Lukashenko hôm 16/9 cho biết ông đã yêu cầu Nga cung cấp vũ khí, sau khi được nước này đồng ý cho vay 1,5 tỷ USD.
Các ngoại trưởng EU hôm 21/9 không thống nhất được việc áp biện pháp trừng phạt với các quan chức bị cáo buộc liên quan đến gian lận bầu cử ở Belarus. Cyprus, quốc gia có quan hệ tốt với Nga, đã phủ quyết đề xuất trừng phạt của EU.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lính dù Nga hôm nay nhảy dù xuống Belarus trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung có sự tham gia của 900 lính Nga và khoảng 100 khí tài.
Quan hệ Nga-Belarus : Đỡ người, giúp mình Cuộc gặp cấp cao giữa hai Tổng thống Nga-Belarus cho thấy kế sách vượt khó và thoát hiểm của Tổng thống Alexander Lukashenko trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận. Cuộc gặp cấp cao Nga-Belarus diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đang chịu thách thức từ nhiều phía. (Nguồn: Reuters/TTXVN) Chỉ...