Giao thông New York điêu đứng vì 1,5 triệu kiện hàng mua online mỗi ngày
Với trung bình 1,5 triệu kiện hàng giao mỗi ngày, việc mua bán online, nhất là của ông lớn Amazon, đã làm tăng sức ép với tình trạng giao thông vốn đã căng thẳng tại thành phố New York.
Một xe giao hàng của dịch vụ vận chuyển FedEx tại New York, Mỹ
Theo báo New York Times, sự bùng nổ tiện ích của hoạt động mua bán trên mạng đang ngày càng phô bày những tác động tiêu cực tới hoạt động giao thông và môi trường sống của người dân tại các thành phố lớn như New York của Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới.
Cảnh báo về tác động này của báo New York Times được đề cập cụ thể tới thực trạng tại thành phố New York của Mỹ.
Theo đó, với trung bình hơn 1,5 triệu kiện hàng được vận chuyển và giao tới tay người dùng mỗi ngày, các xe tải giao hàng phần lớn thuộc sở hữu của hai hãng vận tải hàng đầu của Mỹ là UPS và FedEx đã liên tục vướng vào các sai phạm như đậu xe sai vị trí quy định trên các tuyến phố.
Riêng trong năm ngoái, số vi phạm về đậu xe tăng vọt lên 471.000 trường hợp, tăng 34% so với năm 2013.
Lối đi chính cho những kiện hàng như vậy từ bang New Jersey, qua cầu George Washington để vào thành phố New York đã khiến nơi này trở thành điểm giao lộ có mật độ giao thông ùn ứ nhất nước Mỹ.
Các xe tải hướng lên cầu chỉ có thể di chuyển với tốc độ 23 dặm/giờ (37km/giờ), giảm đáng kể so với vận tốc trung bình 30 dặm/h (48km/giờ) từ 5 năm trước.
Video đang HOT
Mặc dù việc bùng nổ các dịch vụ chia sẻ phương tiện khác như Uber cũng đã là nguyên nhân không còn bàn cãi khiến tình trạng giao thông căng thẳng hơn, song sự nở rộ của các xe tải giao hàng phục vụ hoạt động mua bán online cũng đã khiến tình hình đã tệ nay còn tệ hơn.
Thực tế này dẫn đến việc các xe hơi khi di chuyển trong những khu vực đông đúc nhất ở Manhattan lúc này chỉ có thể đi nhanh hơn một chút so với tốc độ chạy bộ của một người, tức là khoảng 7 dặm/giờ (11,2km/giờ), chậm hơn 23% so với tốc độ xe hơi tại khu vực này ở thời điểm khoảng 10 năm trước.
Các khu vực kế cận của thành phố New York như Red Hook, Brooklyn, cũng đang được sử dụng làm các trung tâm logistic để giúp vận chuyển hàng hóa tới khách hàng nhanh nhất có thể.
Ít nhất đã có một không gian nhà kho với tổng diện tích khoảng 2 triệu feet vuông (185.806 m2) đang được xây dựng tại New York. Trong đó đã bao gồm một trung tâm kho hàng được cho là lớn nhất nước Mỹ về quy mô. Công ty Amazon trong mùa hè qua cũng đã bổ sung thêm 2 kho hàng nữa tại New York.
Những thay đổi chóng mặt tại New York đã diễn ra từ tác động của các ông lớn công nghệ, nhiều doanh nghiệp tư nhân. Cùng với đó là sự gia tăng của nhiều hãng vận tải độc lập tự phát.
Theo thống kê của Học viện Bách khoa Rensselaer, số hàng hóa chuyển phát hàng ngày tới các hộ gia đình ở thành phố New York trong giai đoạn từ 2009-2017 đã tăng gấp ba, đạt hơn 1,1 triệu lượt.
“Không thể có chuyện tăng gấp ba về số lượng như vậy mà lại không phải trả giá cho những hệ lụy phát sinh”, ông José Holgúin-Veras, giáo sư ngành kỹ thuật của học viện Bách khoa Rensselaer, nhận xét.
Theo Giao Thông Vận Tải
500 học sinh sẽ góp mặt tại Ngày hội Robothon và WeCode 2019
Theo Ban tổ chức Ngày hội Robothon và WeCode 2019, sự kiện năm nay dự kiến sẽ thu hút trên 500 học sinh.
Trong đó có 115 đội thi đấu Robotics và 92 học sinh thi đấu lập trình WeCode - tới từ 4 thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội tham gia tranh tài từ ngày 05-27/10.
Nối tiếp những thành công trước đây, năm nay Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Công ty Cổ phần DTT Eduspec - Học viện STEM và các trường Tiểu học, Trung học cơ sở tiếp tục tổ chức sự kiện Ngày hội Robothon và WeCode 2019 từ ngày 05 - 27/10.
Ngày hội Robothon và WeCode 2019 sẽ có sự góp mặt của khoảng 500 học sinh ở 4 thành phố trên cả nước.
Năm nay, chủ đề được Ban tổ chức lựa chọn là Công nghệ Nông - Lương 2050 (FoodEffect 2050) nhằm đề cập tới khả năng thiếu hụt lương thực trong năm 2050. Khi đó, dân số thế giới ngày càng tăng mà đất canh tác không mở rộng. Lúc này, hiệu suất sản xuất chính là lời giải cho bài toán lương thực tương lai và vai trò của ứng dụng tự động hóa, robot vào sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.
Với ý tưởng đó, nội dung Robotics năm nay sẽ tập trung vào Kỹ năng lập trình với mục tiêu giành được số điểm cao nhất bằng cách thu hoạch quả, gieo hạt giống chính xác vào ô, xác định và vận chuyển các máy hỏng tới Trung tâm sửa chữa, vận chuyển các kiện hàng và hoa quả tới khu chưa nông sản hoặc đưa chúng lên kho hàng.
Trong khi đó, ở nội dung lập trình WeCode, các thí sinh sẽ phải đưa ra các giải pháp nhằm kiến tạo một tương lai thực phẩm bền vững đến năm 2050. Thí sinh tham dự có thể viết một trò chơi, một ứng dụng di động, hình hoạt họa hoặc viết một chương trình Windows, trong đó giới thiệu các thách thức của vấn đề lương thực tới năm 2050 và các giải pháp theo 3 hướng: (1) Giảm nhu cầu về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp; (2) Tăng sản lượng lương thực mà không gia tăng đất nông nghiệp và (3) Bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên bền vững.
Căn cứ trên kết quả các đội đạt được tại Ngày hội Robothon và WeCode ở các thành phố, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn, quyết định những đội đủ điều kiện đại diện cho đoàn Việt Nam tham dự Ngày hội Robothon và WeCode quốc tế 2019, dự kiến tổ chức vào ngày 24/11/2019 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
"Với mong muốn tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với giáo dục STEM chuẩn quốc tế, từ năm 2011, Công ty Cổ phần DTT-EDUSPEC đã phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo 4 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng tổ chức hàng ngàn lớp học robot và lập trình. Các lớp học này, ngoài việc dạy cho trẻ những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, còn giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết , thuận lợi cho việc hướng nghiệp ở những bậc học cao như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình và phát huy khả năng sáng tạo ở trẻ".
"Sau gần 10 năm phổ biến Giáo dục STEM, thành quả mà chúng tôi có được là sự nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và lợi ích của phương pháp giáo dục này, là sự tự tin và thành tích cao của học sinh Việt Nam khi tham gia thi đấu như Vô địch Robothon quốc tế các năm 2013, 2015, 2016; Giải Nhất Robothon quốc tế năm 2017; Vô địch Lập trình WeCode quốc tế các năm 2015, 2017, 2018... Chúng tôi tin tưởng Ngày hội Robothon và WeCode 2019 sẽ thành công tốt đẹp để tìm ra những tài năng nhí đại diện cho đoàn Việt Nam tham dự Ngày hội Robothon và WeCode quốc tế 2019 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Quan trọng hơn, chúng tôi kỳ vọng sự kiện sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa phong trào dạy và học STEM ở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở" - bà Bạch Tố Trinh, đại diện Ban tổ chức cho biết.
Những điều cần biết về Ngày hội Robothon và WeCode 2019
Chủ đề : Công nghệ Nông - Lương 2050 (FoodEffect 2050).
Thời gian và địa điểm
Thành phố Cần Thơ : Ngày 05/10/2019 - Từ 7h00 đến 12h00 tại Nhà Thi Đấu đa năng Trường Võ Trường Toản (83 Võ Trường Toản, quận Ninh Kiều).
Thành phố Đà Nẵng : Ngày 13/10/2019 - Từ 7h00 đến 12h00 tại Nhà thi đấu Trường THPT Phan Châu Trinh, TP. Đà Nẵng, 154 Lê Lợi, Thạch Thang, quận Hải Châu).
Thành phố Hồ Chí Minh : Ngày 20/10/2019 - Từ 7h00 đến 12h00 tại Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 8 (302 Phạm Hùng P.5, quận 8).
Thành phố Hà Nội : Ngày 27/10/2019 - Từ 13h00 đến 18h00 tại Nhà thi đấu quận Thanh Xuân (166 Khuất Duy Tiến - quận Thanh Xuân - TP. Hà Nội).
Đơn vị tổ chức : Công ty Cổ phần DTT-EDUSPEC phối hợp với Ban Quản lý khu Công nghệ Cao Hòa Lạc - Bộ Khoa học và Công nghệ và các trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đối tác chuyên môn.
Theo Doanh Nghiệp
Amazon đặt mục tiêu đến năm 2040 giảm lượng khí thải carbon bằng 0 Trong sáng kiến 'Cam kết khí hậu,' Amazon đã đạt thỏa thuận mua 100.000 xe giao hàng chạy bằng điện từ công ty khởi nghiệp Rivivan, qua đó giúp giảm khí phái thải. Biểu tượng của Amazon. Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn Amazon của Mỹ Jeff Bezos cam kết sẽ đưa lượng khí thải carbon của hãng bán lẻ và công...