Giáo sư Việt không cần thạo ngoại ngữ
Từ tháng 10 năm nay, các ứng viên cho chức danh GS, PGS không phải đáp ứng quy định sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Đây là điểm thay đổi trong quy trình xét công nhận chức danh GS, PGS được đưa ra theo một thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9.
Cụ thể, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không bắt buộc phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Đồng thời, thông tư mới cũng bỏ quy định hướng dẫn chính hoặc phụ học viên cao học làm luận văn thạc sĩ.
Quy định sửa đổi, bổ sung cũng nêu rõ về thâm niên đào tạo đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng. Cụ thể, thâm niên đào tạo đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là 190 giờ chuẩn, đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS là 170 giờ chuẩn. Trong đó, tối thiểu phải có 50% số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp.
Ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục ĐH phải có đủ 12 điểm công trình khoa học trở lên (gồm có ít nhất 3 điểm được thực hiện trong 3 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ Có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc/và sách chuyên khảo).
Xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS không bắt buộc phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Ứng viên là giảng viên thỉnh giảng của các cơ sở giáo dục ĐH phải có đủ 20 điểm công trình khoa học quy đổi trở lên. Trong đó, điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố phải có ít nhất 10 điểm…
Video đang HOT
Ứng viên thuộc các ngành Giáo dục, Tâm lý, Kinh tế, Luật, Ngôn ngữ, Quân sự, An ninh, Lịch sử, Khảo cổ, Dân tộc học, Triết học, Xã hội học, Chính trị học, Văn học, Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao phải có ít nhất 1 sách chuyên khảo viết một mình và có 1 giáo trình vừa là chủ biên vừa tham gia viết.
Những người đã được bổ nhiệm GS, PGS tại các cơ sở giáo dục ĐH ở nước ngoài, muốn được bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại các cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam thì phải có số điểm công trình khoa học quy đổi ít nhất bằng số điểm quy định đối với ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có ít nhất 1 công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học có uy tín quốc tế. Việc tính quy đổi điểm các công trình khoa học của ứng viên phải được ít nhất 3 GS hoặc PGS cùng ngành chuyên môn xem xét.
Cũng theo thông tư này, thời gian ứng viên làm chuyên gia giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài được tính là thời gian giảng dạy, đào tạo nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy tại trường hoặc có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.
Những GS, PGS đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm, khi thuyên chuyển đến nơi công tác mới thì không phải bổ nhiệm lại. Những người đã được bổ nhiệm chức danh GS, PGS nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định thì bị miễn nhiệm chức danh GS, PGS.
Nhận xét về thay đổi với yêu cầu “năng lực ngoại ngữ”, một tiến sĩ giáo dục cho biết, quy định này hạ thấp năng lực đội ngũ GS, PGS nhưng sẽ giảm bớt được tiêu cực vì hiện tượng chạy chọt.
Theo VNN
Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
Nhất trí cao với đối tượng đưa ra QH lấy phiếu tín nhiệm, song các thành viên Ủy ban TVQH lại chưa đồng nhất quan điểm về tần suất lấy phiếu tín nhiệm, nên định kỳ hằng năm hay chỉ 2 năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ.
Tại phiên họp sáng qua, TVQH cho ý kiến về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Cần bổ sung những quy định mở đường cho những người sau khi lấy phiếu tín nhiệm thấp để từ chức, từ nhiệm, tạo ra văn hóa từ nhiệm, từ chức chứ không phải nhất thiết cứ nặng nề không đạt tín nhiệm là bỏ phiếu bãi nhiệm
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
Đại diện Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, BCĐ đề xuất 2 phương án.
Phương án thứ nhất, QH thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh từ Chủ nhiệm Ủy ban, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và các ủy viên TVQH (17 người) Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ (27 người) Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC, Tổng kiểm toán Nhà nước. Tổng cộng số người dự kiến sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 49 người.
Ở cấp địa phương, HĐND sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt của hội đồng, của UBND với số lượng tối đa là 20 người đối với HĐND cấp tỉnh, 12 người đối với HĐND cấp huyện và 7 người đối với HĐND cấp xã.
Phương án 2 được đưa ra là sẽ lấy phiếu tín nhiệm với toàn bộ chức danh do QH bầu và phê chuẩn với tổng số 430 người những người giữ các chức vụ do HĐND bầu với số lượng lên tới hàng trăm người.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý, đa số ý kiến trong BCĐ và ý kiến của các cơ quan được tham khảo tán thành phương án 1, bởi đối tượng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm chỉ tập trung vào một số người giữ chức vụ chủ chốt, phù hợp với yêu cầu tổng quát của Nghị quyết Trung ương 4 là tập trung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.
Ngoài đối tượng lấy phiếu, đề án cũng đưa ra 2 phương án về tần suất bỏ phiếu: định kỳ hằng năm sẽ lấy phiếu với các chức danh hoặc 2 năm một lần mới tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Sau hai lần lấy phiếu tín nhiệm không đạt quá bán (50%), sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được phân chia thành 3 mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Mở ra văn hóa từ chức
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhất trí với phương án 1 về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, song lại đề nghị không nên lấy định kỳ hằng năm mà chỉ nên lấy phiếu 3 lần trong nhiệm kỳ 5 năm, bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, sau 2 lần không đạt tín nhiệm thì bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Ông Phan Trung Lý trình bày Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm - Ảnh: Quang Khánh
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng băn khoăn: "Có nên năm nào cũng lấy không?". Theo ông Hiển, nếu năm nào cũng lấy phiếu tín nhiệm, bản thân người được lấy phiếu nhiều có khi giảm sút tính quyết đoán, kiên định trong điều hành, thực thi nhiệm vụ. "Chúng ta phải lấy phiếu tín nhiệm, nhưng nên 2 năm một lần, thế là đã khiếp rồi, chứ không nên năm nào cũng làm", ông Hiển đề nghị và cho rằng: "Cái quan trọng nhất là sau khi lấy tín nhiệm sẽ thế nào? Ông đạt tín nhiệm thì không sao, ông không được tín nhiệm thì sẽ thế nào? Nếu vẫn tiếp tục nhiệm vụ thì phải báo cáo QH xin hứa sửa chữa, nếu thấy không thể tiếp tục thì nên có văn hóa từ chức".
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lại cho rằng, nên coi việc lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm là vấn đề bình thường trong công tác đánh giá cán bộ. "Bây giờ cứ sợ ảnh hưởng đến tính quyết đoán, kiên định của người được lấy phiếu thì không hẳn. Ban đầu có thể thấy ảnh hưởng ít nhiều, nhưng làm dần sẽ thấy bình thường", bà Ngân nói.
Cũng theo bà Ngân, nếu chỉ để 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm như đề xuất của nhiều ủy viên TVQH thì khi lấy phiếu sẽ hết sức phức tạp, vì không đạt tín nhiệm lại liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm. Tán thành 3 mức độ tín nhiệm như đề xuất của BCĐ đề án, bà đề nghị: "Cần bổ sung những quy định mở đường cho những người sau khi lấy phiếu tín nhiệm thấp để từ chức, từ nhiệm, tạo ra văn hóa từ nhiệm, từ chức chứ không phải nhất thiết cứ nặng nề không đạt tín nhiệm là bỏ phiếu bãi nhiệm".
Cuối phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng "chốt" lại: Sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm định kỳ với các chức danh theo phương án 1 mà BCĐ đề xuất, bổ sung thêm đối tượng là các phó chủ nhiệm và các ủy viên thường trực của các ủy ban, hội đồng dân tộc để tiến hành lấy phiếu trong phạm vi ủy ban đó.
Trước lo ngại đánh giá tín nhiệm theo cảm tính mà nhiều ủy viên TVQH đặt ra, Chủ tịch QH nhấn mạnh việc đánh giá sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, tiêu chuẩn ĐBQH, nhiệm vụ quyền hạn được giao tương ứng với mỗi chức danh. "Chúng ta phải tin tưởng vào ĐBQH, người ta sẽ đánh giá được", Chủ tịch quả quyết.
Theo TNO
In cơ quan trên thiệp mời giỗ mẹ Khoảng 200 thiếp mời ăn giỗ mẹ gửi tới bạn bè, đồng nghiệp... của ông Lý đều ghi rõ: "Nguyễn Công Lý - UBKT Thị uỷ Đồng Xoài". Nhân dip 2 năm ngay mât cua me, trưa 10/2, ông Nguyễn Công Lý, Uy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Đồng Xoài (Bình Phước) đã mời khoảng 200...