Giáo sư trẻ nhất năm 2022 là ai?
Ứng viên đạt chuẩn giáo sư trẻ nhất năm nay sinh ngày 11/11/1979, vừa tròn 43 tuổi.
Sáng nay (1/11), Hội đồng giáo sư nhà nước công bố danh sách 383 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022.
Không tính ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh (do không công khai thông tin), ứng viên giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2022 có tên trong danh sách sau vòng xét duyệt cuối cùng này là TS Lê Văn Cảnh, ngành Cơ học, hiện công tác tại Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ứng viên giáo sư Lê Văn Cảnh quê ở Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam.
Ông từng là giảng viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 2. Khi Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ – tiến sĩ của Thành ủy TP.HCM khởi động, Lê Văn Cảnh đã được nhận học bổng toàn phần để học tiến sĩ tại Trường ĐH Sheffield (Anh) và được ĐH Sheffield giữ lại để nghiên cứu sau tiến sĩ.
Từ năm 2011, TS Lê Văn Cảnh về công tác tại Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM. Năm 2014, TS Cảnh từng nhận giải thưởng Quả cầu vàng.
Hiện nay, ông là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2022 (Ảnh: Trường ĐH Quốc tế)
Ngoài ra, có 2 ứng viên được xét đạt chuẩn giáo sư năm nay cũng sinh năm 1979, đó là TS Chu Mạnh Hoàng, sinh ngày 13/7/1979, ngành Vật lý, hiện công tác Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và TS Nguyễn Ngọc Minh, sinh ngày 5/1/1979, ngành Khoa học Trái đất, hiện công tác tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Video đang HOT
Trong khi đó, ứng viên giáo sư lớn tuổi nhất là TS Nguyễn Văn Chính, sinh ngày 28/10/1956, ngành Sử học, hiện công tác tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đối với phó giáo sư, ứng viên trẻ nhất sinh năm 1989 là TS Đoàn Văn Trường sinh 14/4/1989, ngành Xã hội học, hiện công tác tại Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
Ngoài ra, có một ứng viên cũng sinh năm 1989 là TS Phạm Minh Quân, sinh ngày 5/4/1989, ngành Hóa học, hiện công tác tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Sáng nay (1/11), Hội đồng giáo sư nhà nước công bố danh sách 383 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2022.
Ở đợt xét năm nay có 102 Hội đồng giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh với 82 ứng viên giáo sư, 541 ứng viên phó giáo sư.
Tuy nhiên, sau đợt tập huấn, một số ứng viên nhận thấy chưa đáp ứng tiêu chuẩn nên đã rút không nộp hồ sơ, còn lại 553 ứng viên nộp hồ sơ tại 98 Hội đồng cơ sở, trong đó có 60 ứng viên giáo sư, 493 ứng viên phó giáo sư.
Hội đồng Giáo sư cơ sở đã đề nghị Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư cho 490 ứng viên, trong đó có 53 ứng viên Giáo sư, 437 ứng viên Phó giáo sư.
Trong quá trình rà soát hồ sơ ứng viên cho đến khi các Hội đồng ngành, liên ngành họp, Văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước đã nhận được đơn xin rút của 11 ứng viên (2 ứng viên giáo sư và 9 ứng viên phó giáo sư) và còn 479 hồ sơ ứng viên được xét tại 28 Hội đồng ngành, liên ngành.
Hội đồng ngành, liên ngành đã đề nghị Hội đồng nhà nước công nhận đạt chuẩn cho 394 ứng viên, trong đó có 36 ứng viên giáo sư và 358 ứng viên phó giáo sư.
Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị cho phiên họp lần thứ 10 của Hội đồng giáo sư nhà nước, có 3 ứng viên phó giáo sư có đơn xin rút hồ sơ.
Sau vòng xét của Hội đồng giáo sư nhà nước, như vậy năm 2022 có 383 ứng viên đạt chuẩn giáo sư và phó giáo sư, trong đó 34 ứng viên giáo sư, 349 ứng viên phó giáo sư. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các Hội đồng giáo sư cơ sở là 69,3%.
Trường nào có số ứng viên được đề nghị xét GS, PGS nhiều nhất?
Trường Đại học Cần Thơ dẫn đầu danh sách sơ sở đào tạo đại học có số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất năm 2022.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 394 ứng viên đủ điều kiện xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được 28 Hội đồng Giáo sư ngành/ liên ngành thông qua. Trong đó có 36 ứng viên giáo sư và 358 ứng viên phó giáo sư.
Trước đó, danh sách ứng viên giáo sư, phó giáo sư được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét tại Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành là 479 ứng viên, trong đó có 51 ứng viên giáo sư và 428 ứng viên phó giáo sư.
Tuy nhiên, sau khi Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét duyệt thì số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư không đạt là 85 ứng viên, trong đó có 15 ứng viên giáo sư và 70 ứng viên phó giáo sư.
Để đánh giá tổng quan, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có thống kê về danh sách các trường đại học có số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất năm 2022 (căn cứ trên số liệu công bố của Hội đồng Giáo sư Nhà nước).
Theo đó, năm 2022, Trường Đại học Cần Thơ có số lượng ứng viên đủ điều kiện xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư nhiều nhất.
Cụ thể, trường có tổng số 23 ứng viên, trong đó có 3 ứng viên giáo sư, 20 ứng viên phó giáo sư. Trường cũng có số lượng ứng viên giáo sư bằng với Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Đứng vị trí thứ 2 trong danh sách là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trong tổng số 16 ứng viên của trường có 2 ứng viên giáo sư và 14 ứng viên phó giáo sư.
Tiếp đến là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) gồm 12 ứng viên, trong đó có 3 ứng viên giáo sư, 9 ứng viên phó giáo sư.
Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Thủy lợi có tổng số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư bằng nhau là 11 người. Phân tách riêng các chức danh thì số ứng viên giáo sư, phó giáo sư của hai đơn vị này chênh lệch nhau không đáng kể. Cụ thể, Trường Đại học Y Hà Nội có 2 ứng viên giáo sư và 9 ứng viên phó giáo sư. Trường Đại học Thủy lợi có 1 ứng viên giáo sư và 10 ứng viên phó giáo sư.
3 trường đại học có số lượng ứng viên bằng nhau - 8 ứng viên - đó là: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng theo phân tích biểu đồ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh... không có ứng viên giáo sư nào.
Bàn về số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm nay, Tiến sĩ Lê Thị Thùy Vinh, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chia sẻ, số lượng ứng viên được đề nghị xét công nhận tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước năm nay phản ánh đúng quy trình công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và được thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả và minh bạch.
Trên thực tế, các trường đại học luôn có những chính sách để tăng tính cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học và có trình độ cao. Trình độ cao này thường được đo bằng chức danh học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ, hoặc tốt nghiệp xuất sắc tại các trường đại học uy tín, nổi tiếng ở nước ngoài.
Tiến sĩ Vinh cho rằng, nhìn vào thực tế hiện nay, với quy mô trường đại học và số lượng sinh viên ngày càng có xu hướng tăng lên thì số lượng giảng viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục còn ít, khó đáp ứng nhu cầu thực tế.
Tiến sĩ Lê Thị Thùy Vinh, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. (Ảnh: NVCC).
Cũng theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, cả nước có hơn 1.450 người được công nhận giáo sư. Độ tuổi ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư ngày càng trẻ hơn là từ 45- 55 tuổi. Song, số lượng giáo sư tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay chưa đến một nửa.
Bàn về sự sụt giảm số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư của vài năm nay gần đây so với các năm trước, Tiến sĩ Vinh chia sẻ: "Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến số lượng giảng viên là giáo sư, phó giáo sư giảm là do kể từ khi Hội đồng Giáo sư Nhà nước triển khai thực hiện Quyết định số 37/2018/QĐ - TTg về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, thủ tục xét hủy công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Theo quy luật, khi những tiêu chí xét duyệt thay đổi, thì cũng đồng thời kéo theo những biến động về số lượng giáo sư, phó giáo sư. Hay nói cách khác, tiêu chí xét duyệt cao hơn thì yêu cầu chuẩn chất lượng tăng; số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận chuẩn chức danh sẽ có xu hướng giảm".
Gần 200 ứng viên 8x được đề nghị xét công nhận chức danh Phó Giáo sư Trong số 394 ứng viên được đề nghị xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, có 198 ứng viên sinh năm từ 1980 đến 1989. Số lượng ứng viên GS, PGS cụ thể của 28 ngành sau khi qua vòng xét duyệt của HĐGS ngành/liên ngành (Nguồn: Hội đồng Giáo sư Nhà nước) Ngày 17/10, Hội đồng Giáo sư Nhà...