Giáo sư Trần Hồng Quân: Nên chuyển mảng đào tạo về Bộ Khoa học- Công nghệ
Việc đề xuất chuyển nhiệm vụ đào tạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Khoa học, Công nghệ là hoàn toàn hợp lý trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Mới đây, tại hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026″ của Bộ Nội Vụ diễn ra ngày 19/2, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ), cho biết cơ cấu Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới có quy mô dân số, nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thường dao động con số dưới 20.
Vì lẽ đó, Tiến sĩ Tuấn đề xuất chuyển nhiệm vụ đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ, đổi tên thành Bộ Khoa học Công nghệ và Đào tạo.
Trước đề xuất này, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc đề xuất chuyển nhiệm vụ đào tạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Khoa học, Công nghệ là hoàn toàn hợp lý trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Bởi bên cạnh việc giảng dạy cử nhân có trình độ tay nghề cao thì cơ sở giáo dục đại học cũng có nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn cuộc sống còn viện khoa học cũng cần tham gia vào quá trình đào tạo.
Do đó, khoa học và đại học phải gắn liền với nhau chứ nếu để như hiện nay 2 hệ thống quản lý là không hợp lý.
Giáo sư Trần Hồng Quân: Nên chuyển mảng đào tạo về Bộ Khoa học- Công nghệ (Ảnh: Ngọc Quang)
Giáo sư Quân chia sẻ thêm, ở nước ngoài, lực lượng nghiên cứu khoa học chủ yếu là ở các cơ sở giáo dục đại học do đó việc chuyển mảng đào tạo về Bộ Khoa học, Công nghệ là đúng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam khuyến cáo, việc điều chuyển mảng đào tạo đại học này không phải sáp nhập cơ học mà lúc đó khoa học và đào tạo phải hòa lại với nhau chứ không phải 2 thành phần riêng biệt nằm trong một Bộ.
“Bộ Khoa học Công nghệ và Đào tạo phải có chức năng vừa đào tạo vừa nghiên cứu và nhiệm vụ quản lý phần lớn dành cho công nghệ của bậc đại học chứ không phải đào tạo đại học là một nhánh phụ của Bộ này”, Giáo sư Trần Hồng Quân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đây chính là hai cản trở lớn làm cho khối các nước kinh tế chuyển đổi có rất ít trường đại học đẳng cấp thế giới. Đồng tình với quan điểm này, Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, sự tách rời giữa hệ thống các trường đại học và các viện nghiên cứu lớn, và việc vắng mặt các trường đại học đa lĩnh vực là hai tàn tích của mô hình Liên Xô cũ.
Về sự tách rời giữa hệ thống các trường đại học và các viện nghiên cứu lớn thì Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho biết, ở Việt Nam, cho đến năm 1992 hệ thống nghiên cứu quan trọng vẫn tồn tại theo mô hình Liên Xô: Cơ quan quản lý nhà nước về nghiên cứu là Ủy ban Khoa học Nhà nước, hai cơ quan nghiên cứu lớn bao trùm (theo kiểu Viện hàn lâm Khoa học ở Liên Xô) là Viện Khoa học Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhận thức được sự cần thiết phải hợp nhất lực lượng nghiên cứu và các trường đại học.
Giáo sư Thiệp thông tin, năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( tương đương với Thủ tướng Chính phủ bây giờ) đã chỉ đạo về việc “tổ chức lại mạng lưới các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”, với ý đồ nêu ra là:
“Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo: coi các trường đại học và các cơ quan khoa học và công nghệ là một hệ thống thống nhất, cần có sự sắp xếp, phân công hợp lý và kết hợp chặt chẽ nhằm phát huy tối đa năng lực của lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ của cả nước, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học”.
Trên cơ sở đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo:
“1) Thành lập hai trung tâm khoa học quốc gia (về khoa học tự nhiên và công nghệ, về khoa học xã hội và nhân văn) và một số trường đại học trọng điểm quốc gia, trên cơ sở sắp xếp lại các viện nghiên cứu quốc gia và một số trường đại học hiện có.
2) Tổ chức lại các bộ môn, khoa, viện trong các trường đại học với sự phân công hợp lý giữa các trường đại học và các cơ quan khoa học và công nghệ khác”.
Tuy nhiên, ý đồ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt thời đó muốn hợp nhất hai hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu đã không thành.
Hai cơ sở nghiên cứu lớn nói trên được đổi tên nhiều lần, nhưng thực chất vẫn như cũ.
Đến năm 2012, chúng lại được đổi tên thành hai viện hàn lâm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Như vậy là ý tưởng hợp nhất hai hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu trước đây của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1992 không được kế thừa, mà sự tách biệt còn trở nên nặng nề hơn, đúng theo mô hình của Liên Xô trước đây.
Từ đó, Giáo sư Lâm Quang Thiệp khẳng định: “Sự tách rời giữa hệ thống giáo dục đại học nước ta với hệ thống các tổ chức nghiên cứu quan trọng nhất đất nước đã và đang làm yếu các trường đại học, đặc biệt là các đại học hàng đầu nước ta, gây cản trở lớn đối với quá trình phấn đấu thành đại học đẳng cấp thế giới”.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Lương giáo viên bằng công an, quân đội thì giáo dục năm 2020 sẽ khởi sắc
"Để giáo viên tập trung lo công tác giảng dạy thì hệ số lương của đội ngũ nhà giáo phải bằng hệ số lương của công an, quân đội.", ông Nhĩ nói.
Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam từng đề xuất:
"Tôi đề xuất lương giáo viên được xếp ngang với lương của lực lượng vũ trang chứ không chỉ cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".
Đồng tình với quan điểm này của Giáo sư Trần Hồng Quân, những ngày cuối năm Kỷ Hợi, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, năm 2019 giáo dục phổ thông nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là thông qua 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn.
Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức.
"Để giáo viên tập trung lo công tác giảng dạy thì hệ số lương của đội ngũ nhà giáo phải bằng hệ số lương của công an, quân đội.", ông Nhĩ nói. (Ảnh: Thùy Linh)
Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chính vì vậy, đối với nghề giáo, ngoài giờ lên lớp thì giáo viên phải tìm hiểu nội dung dạy học ở nhiều bộ sách để tham khảo rồi soạn bài, chấm bài thậm chí đến nhà học sinh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con cái họ để thực hiện mối tương tác giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
"Nếu làm đúng chức năng, nhiệm vụ thì toàn bộ thời gian của nhà giáo chỉ làm tốt công tác giáo dục mà thôi", thầy Nhĩ nói.
Cống hiến, tận tâm là vậy nhưng mức lương hiện nay khiến đời sống giáo viên gặp nhiều khó khăn, thầy Nhĩ nêu minh chứng, một giáo viên mầm non, tiểu học tốt nghiệp cao đẳng, đại học ra trường mà thu nhập chỉ vỏn vẹn 3-4 triệu đồng/ tháng.
"Mức lương ấy làm sao giáo viên sống nổi. Chính vì vậy mới có chuyện nhà giáo phải làm nhiều điều mà xã hội gọi là "chân trong, chân ngoài" rồi dạy ở lớp thì lơ là, dạy nhà là chính... khiến giáo dục lộn xộn", thầy Nhĩ nhận định.
Trong khi, đối với giáo viên cần phải luôn luôn thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì học sinh thân yêu", tức là dành hết tâm huyết để dạy dỗ học trò thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Tuy nhiên, muốn giáo viên dành toàn tâm toàn lực cống hiến thì nhà nước phải tạo điều kiện để họ không phải ngày ngày lo "cơm, áo, gạo, tiền".
"Để giáo viên tập trung lo công tác giảng dạy thì hệ số lương của đội ngũ nhà giáo phải bằng hệ số lương của công an, quân đội.", ông Nhĩ nói.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế, ông Nhĩ cho rằng, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, khuyến khích, miễn thuế, tạo điều kiện cho hệ thống giáo dục tư thục phát triển, nhiều nhà đầu tư muốn đứng ra thành lập trường.
"Có được quan tâm như vậy thì tôi tin giáo dục phổ thông nước nhà sẽ khởi sắc trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đặc biệt khi thực hiện sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2020-2021", ông Nhĩ kỳ vọng.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
9X xinh đẹp nhận học bổng thạc sĩ của Đại học Bách khoa Hà Nội Phan Thị Thu Hiền đang theo học thạc sĩ chương trình Kỹ thuật Y sinh của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trước đó, hai năm liền, Hiền là sinh viên giỏi của trường. Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1996) là nữ sinh nổi bật của ĐH Bách khoa Hà Nội. Thu Hiền tham gia nhiều hoạt động đoàn, đội của trường:...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng Torus vào quản trị năng lượng doanh nghiệp
Thế giới số
20:57:38 08/05/2025
Nhìn lại series "Lật mặt" của Lý Hải trong 10 năm
Phim việt
20:56:42 08/05/2025
Diễn viên Quang Sự tuổi 41 kín tiếng đời tư, giấu kín vợ kém 5 tuổi
Hậu trường phim
20:50:40 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
Thế giới
20:28:35 08/05/2025
Diddy tóc bạc gần hết, lo lắng đến mức đi vệ sinh giữa tòa, truyền thông "khịa"?
Sao âu mỹ
20:20:01 08/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi mặc trang phục gây "tức mắt", đọ sắc ra sao với ứng viên số 1 Miss World mà bùng tranh cãi?
Sao việt
19:59:55 08/05/2025
Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp
Lạ vui
19:54:05 08/05/2025
Giám đốc trung tâm đăng kiểm ở Cần Thơ nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng
Pháp luật
18:41:09 08/05/2025
Chuyện tình 'chị ơi anh yêu em' của nữ thần cầu lông lai 7 dòng máu
Netizen
18:33:35 08/05/2025
Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa
Tin nổi bật
18:32:46 08/05/2025