Giáo sư, Tiến sỹ đi đâu?
Nhiều Tiến sỹ, Giáo sư, phó giáo sư, nhưng việc sử dụng họ thế nào, là một vấn đề hết sức quan trọng. Và đã dùng, thì đối xử với họ như thế nào, lại còn quan trọng hơn.
Tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 do Bộ kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) tổ chức mới đây, Giám đốc sở KH&ĐT thành phố Hồ Chí Minh Sử Ngọc Anh đã kêu than: “Đội ngũ làm quy hoạch của TP Hồ Chí Minh không nhiều. Vừa qua, chúng tôi làm hai, ba quy hoạch nhưng đều thất bại. Đội ngũ giáo sư, tiến sỹ làm về quy hoạch rất ít. Nếu địa phương phải làm quy hoạch của tỉnh phù hợp với quy hoạch của quốc gia, của vùng thì lấy đâu nhân sự để làm?”.
Trước đó, tại cuộc họp bàn về việc sửa chữa cầu Thăng Long, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đã phải thốt lên “Nếu không sửa được cầu Thăng Long thì ngành Giao thông xấu hổ với dân. Chúng ta có rất nhiều Giáo sư, Tiến sỹ, Kỹ sư ở các viện, các đơn vị, mà có một cái cầu, sửa mãi không xong”.
Mặt cầu Thăng Long sau nhiều lần sửa chữa vẫn tiếp tục hằn lún. (Ảnh: VietNamNet)
Hai lời than thở của hai vị lãnh đạo trên, đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải chúng ta thiếu Giáo sư, Tiến sỹ thật không? Con số 24.500 Tiến sỹ, trong đó 16.500 Tiến sỹ đang làm việc tại các trường đại học. 574 Giáo sư và 4.113 phó giáo sư đang làm việc ở các trường đại học, là con số ít ư? Có một đội ngũ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ hùng hậu như vậy, lẽ nào không chọn ra được vài ba chục người đủ tầm làm quy hoạch cho một thành phố, dù thành phố đó là đầu tàu kinh tế của cả nước, hay một vài chục vị đủ khả năng để sửa chữa một cây cầu? Để đến nỗi làm đến hai, ba quy hoạch mà thất bại vẫn hoàn thất bại, và có mỗi một cái mặt cầu mà sửa đi sửa lại vẫn không xong?
Vậy phải chăng trình độ của các Tiến sỹ, các Phó giáo sư, các giáo sư của chúng ta quá yếu? Trong hàng vạn Tiến sỹ đó, có bao nhiêu là Tiến sỹ giả, hay là Tiến sỹ học giả bằng thật, những Tiến sỹ 17.000 USD, những Tiến sỹ làm và bảo vệ luận án ở nước ngoài nhưng một từ tiếng Anh không biết? Bao nhiêu là giáo sư, Phó giáo sư “chạy”? Những bằng cấp và học hàm cao chót vót của các vị chỉ để “giải quyết khâu oai”, chứ thực lực thì thấp lè tè, khi đến việc thì “ngậm hạt thị”.
Hay phải chăng vì bị đối xử không ra gì, thù lao công việc quá thấp nên chẳng ai dại gì chường mặt ra mà “ôm rơm cho rặm bụng” ?
Nhiều Tiến sỹ, Giáo sư, Phó giáo sư, nhưng việc sử dụng họ thế nào, là một vấn đề hết sức quan trọng. Và đã dùng, thì đối xử với họ như thế nào, lại còn quan trọng hơn. Ngày xưa, Lưu Bang chỉ là một người thất học, nhưng lại có tài dùng được những nhân tài kiệt xuất như Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà…Để cuối cùng xây dựng nên triều Hán kéo dài tới 400 năm. Bài học đó, đến nay, vẫn còn nguyên giá trị đối với những người lãnh đạo.
VŨ HỮU SỰ
Video đang HOT
Theo nongnghiep
Những chính sách giáo dục nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 10
Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế; Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí hay bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ ngày 10/10.
Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế
Từ ngày 15/10/2018, Quyết định 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực.
Theo đó, tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư mới đặc biệt chú trọng việc ứng viên phải có công bố khoa học quốc tế.
Cụ thể, ứng viên giáo sư phải là tác giả chính đã công bố được ít nhất 3 bài báo khoa học hoặc bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.
Trong đó, bài báo là công trình khoa học của tác giả đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN, thể hiện rõ ý tưởng khoa học, nội dung cần thiết của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế...
Trường hợp ứng viên không đủ công trình khoa học như quy định trên có thể thay thế bằng tối thiểu hai bài báo khoa học và một chương sách phục vụ đào tạo do nhà xuất bản uy tín thế giới xuất bản, hoặc hai bài báo quốc tế và một sách chuyển khảo do nhà xuất bản có uy tín xuất bản.
Với chức danh phó giáo sư, tiêu chuẩn về số lượng bài báo khoa học tối thiểu cần đạt ít hơn ứng viên giáo sư một bài. Trong quy định số điểm tối thiểu công trình khoa học quy đổi, ứng viên phó giáo sư thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên phải có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học, bằng độc quyền sáng chế...; ứng viên lĩnh vực khoa học xã hội có ít nhất 4 điểm.
Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí
Bộ G&ĐT vừa ra thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cùng đó làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
Theo đó, chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông gồm 05 tiêu chuẩn, cụ thể: Phẩm chất nhà giáo; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
Theo đó, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia khi đáp ứng một số điều kiện như:
- Có hòm thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh;
- Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực và vi phạm pháp luật về bình đẳng giới;
- 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và ít nhất 95% giáo viên chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên;
- Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, bàn ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh;
- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt ít nhất 70%; tỷ lệ học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 65%.
Bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học
Ngày 24/8, Bộ GD&ĐTđã ban hành Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Điểm nổi bật của Thông tư này là bỏ quy định giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học phải không quá 65 tuổi. Theo đó, giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học cần đáp ứng các tiêu chuẩn như: Có thân nhân tốt; Có năng lực quản lý; Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ;
Tốt nghiệp đại học tin học hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản đối với giám đốc trung tâm tin học; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cũng theo Thông tư này, Giám đốc trung tâm là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là 5 năm.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định trách nhiệm thực hiện đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm thành lập Trung tâm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập Trung tâm; và Trách nhiệm của Trung tâm trong việc thực hiện Quy chế này.
Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018, thay thế Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011.
Theo Tiền phong
Vì sao công nghệ giáo dục gây tranh cãi? Dù cố tình thờ ơ, thì hầu như ai cũng biết câu chuyện gây sóng gió dư luận ngay dịp khai giảng năm học 2018-2019 chính là bộ sách Tiếng Việt lớp 1 được biên soạn theo công nghệ giáo dục. Ý thức khoa học cải tiến hay... cải lùi luôn đáng ủng hộ, quan niệm giáo dục chiều sâu hay chiều rộng...