Giáo sư Nobel Vật lý 2016 ‘gợi ý’ giới trẻ Việt Nam cách đoạt giải Nobel
‘Nhiều người hỏi tôi làm thế nào để đoạt được giải Nobel. Tôi trả lời rằng, các bạn không cần phải tài giỏi như Albert Einstein, mà các bạn cần sự may mắn để tìm ra những điều mới mẻ’, GS Duncan Haldane, người đoạt giải Nobel Vật lý 2016 chia sẻ cùng hàng trăm bạn trẻ tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chiều 13-7, Giáo sư (GS) Duncan Haldane (Đại học Princeton, Mỹ, đoạt giải Nobel Vật lý 2016) đã có buổi nói chuyện, trình bày bài giảng đại chúng về chủ đề “Vật chất lượng tử tôpô, vướng víu lượng tử và cuộc cách mạng lượng tử lần thứ 2″ cùng với hàng trăm học sinh, sinh viên và người trẻ đam mê khoa học tại Trường Đại học Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Lãnh đạo tỉnh Bình Định và Trường Đại học Quy Nhơn tặng hoa cho các giáo sư tại sự kiện
Buổi nói chuyện của GS Duncan Haldane kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, được phiên dịch bởi GS Đàm Thanh Sơn (người gốc Việt, đang làm việc tại Trường Đại học Chicago, đoạt giải Dirac 2018) nên vô cùng dễ hiểu, chuyển tải được nhiều thông tin bổ ích đến các bạn trẻ.
Trong bài giảng, GS Haldane đã chia sẻ rất nhiều nội dung khá chuyên sâu về lĩnh vực cơ học lượng tử, trong đó có sáng kiến giúp ông và một số cộng sự đoạt giải Nobel Vật lý năm 2016 là hiện tượng chuyển pha tôpô và pha tôpô ở vật chất.
GS Duncan Haldane, người đoạt giải Nobel Vật lý 2016 trình bày bài giảng đại chúng của mình
Thông qua phiên dịch của GS Đàm Thanh Sơn nên bài giảng rất dễ hiểu và đem lại nhiều kiến thức, thông tin bổ ích cho các bạn trẻ
GS Haldane chia sẻ, công trình nghiên cứu của ông được viết ra từ năm 1988, nhưng nó trải qua một thời gian dài để được giới khoa học thế giới chấp nhận. Ban đầu, công trình này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng khoa học thế giới, thậm chí có người cho rằng nó là điều phi lý.
Tuy nhiên, ông và các cộng sự vẫn bền bỉ giữ vững lập trường, không ngừng cộng tác, phản biện với các cộng đồng khoa học cho đến ngày giới thực nghiệm chứng minh điều đó là đúng.
Đặc biệt, nghiên cứu của ông lại được một nhóm nhà khoa học tại Trường Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc thực nghiệm thành công… “Ở Trung Quốc, họ đã đi rất xa trong ngành vật lý”, GS Haldane nói thêm.
Hàng trăm học sinh, sinh viên, bạn trẻ đam mê khoa học tham dự sự kiện
Từ câu chuyện trên, GS Haldane khuyên các bạn trẻ đam mê khoa học tại Việt Nam rằng, trên con đường nghiên cứu khoa học, khi vấp phải những khó khăn thì chúng ta không nên từ bỏ, mà phải luôn bảo vệ lập trường của mình. Đặc biệt, các bạn phải thường xuyên tương tác với cộng đồng, đồng nghiệp và những người có tư tưởng đối lập chúng ta để nghiên cứu của chúng ta có giá trị cao hơn…
Giáo sư nhấn mạnh thêm, những ý tưởng về mặt lý thuyết vẫn chưa phải là chân lý, mà cần phải có sự tương tác của cộng đồng khoa học, và đặc biệt là phải có tính thực nghiệm như công trình nghiên cứu của ông vấp phải khi chưa được giới thực nghiệm chứng minh…
GS Duncan Haldane nói thêm, nhiều người hỏi tôi làm thế nào để đoạt được giải Nobel. Tôi trả lời rằng, các bạn không cần phải tài giỏi như Albert Einstein, mà các bạn cần sự may mắn để tìm ra được điều gì đó mới mẻ.
Giáo sư dẫn chứng, ví như chúng ta đi trên một con đường bụi bặm đầy sỏi đá, cát. Nhưng lẫn trong đó có những viên kim cương, đó là cơ hội. Việc của các bạn là phải nắm bắt lấy được “viên kim cương” đó. Muốn nắm bắt được thì chúng ta phải chuẩn bị, tận tụy tìm tòi học hỏi và phải bảo vệ những ý tưởng, lập trường của mình…
GS Duncan Haldane đưa ra bằng khen giải thưởng Nobel Vật lý 2016 trong bài giảng để chuyển tại thông tin, truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ
Tại buổi nói chuyện, nhiều học sinh, sinh viên cũng gửi đến GS Duncan Haldane các câu hỏi hết sức thú vị trong lĩnh vực cơ học lượng tử và con đường chinh phục đam mê khoa học. GS Haldane tập trung giải thích, trả lời nhiều vấn đề mang tính tương lai của cuộc cách mạng cơ học lượng tử lần thứ 2.
GS Duncan Haldane cho biết, con người trong tương lai có thể sẽ đối diện với nhiều thay đổi, nhất là về biến đổi khí hậu. Vì vậy, những nghiên cứu mới mẻ có tính thực nghiệm cao của các nhà khoa học sẽ đóng góp rất lớn, có thể mang tính quyết định cho cả tương lai.
Em Lê Doãn Thịnh (học sinh chuyên Vật lý, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Quy Nhơn) đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng cơ học lượng tử lần thứ 2 sẽ ảnh hưởng, đóng góp gì đến cuộc sống con người trong tương lai?
Em Lê Doãn Thịnh đặt câu hỏi
GS Haldane cho biết, 90 năm trước, cách mạng lượng tử lần thứ 1 đã xảy ra. Nhiều vấn đến mà các nhà khoa học, vật lý lý thuyết đã nghiên cứu ra nhưng rất khó để được thế giới công nhận. Nó như là các vấn đề của triết học, thậm chí nhiều người nghi ngờ cho rằng liệu có làm được không, phải làm như thế nào.
Lúc đó, các vấn đề cách mạng lượng tử 1 đưa ra khiến ai nấy nghĩ đến cũng rất đau đầu… Tuy nhiên, đến nay, chúng ta có thể nhìn nhận các vấn đề của cách mạng lượng tử 1 mới mẻ hơn, nhiều lý thuyết có thực nghiệm hiệu quả.
Giáo sư cho rằng, tương lai cơ học lượng tử đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Hiện nay, ở các nước tiên tiến, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, họ đã rất quan tâm đến kỹ thuật lượng tử, có thể xem đây là mũi nhọn để hướng tới…
Cách mạng cơ học lượng tử sẽ sớm được ứng dụng, nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cho con người; trong đó, có thể giúp ứng phó biến đổi khí hậu, tạo ra vaccine, ứng phó đại dịch…
Em Võ Tuấn Minh mạnh dạn đặt câu hỏi với GS Duncan Haldane
Đặc biệt, trả lời câu hỏi của em Võ Tuấn Minh (học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Kim Đồng, TP Quy Nhơn), GS Duncan Haldane nói: Bạn trẻ, các bạn sẽ còn tiếp tục cuộc sống mới với nhiều hứa hẹn tương lai. Còn tôi có thể sẽ rời đi khỏi thế giới này sớm hơn. Nhưng những điều chúng tôi và các nhà khoa học thế giới đang làm, đang nghiên cứu sẽ giúp ích cho cuộc sống của các bạn trong tương lai…
>>> Một số hình ảnh tại sự kiện:
Ca khúc làm cộng đồng TikTok Việt chao đảo vì giai điệu vô cùng tích cực nhưng tựa đề lại trái ngược hẳn
Dù tựa đề buồn thấu gan nhưng giai điệu bài hát lại khiến giới trẻ vui vẻ lạ thường.
Mới đây, một ca khúc nhạc Trung đang làm 'chao đảo' giới trẻ Việt Nam trên nền tảng TikTok. Điểm đặc biệt của bài hát này chính là tuy giai điệu vô cùng tươi vui, cuốn hút người nghe nhưng lại có một tựa đề 'buồn thấu gan' - Bài Hát Ca Tụng Sự Cô Đơn. Đoạn clip cover ca khúc này của cô nàng Đới Vũ Đồng đã thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng.
Bài Hát Ca Tụng Sự Cô Đơn - Đới Vũ Đồng
Tựa đề ca khúc khiến người nghe ấn tượng mạnh khi ca tụng sự cô đơn. Sự cô đơn có lẽ cũng không đáng sợ như mọi người nghĩ nếu biết cách dung hòa nó. Đôi khi cô đơn chỉ là lựa chọn của mỗi người nên cứ việc tận hưởng.
'Người đừng hỏi nữa. Muốn biết đáp án hãy tự mình thử đi. Hỡi những người cô đơn kia. Cậu vẫn muốn về nhà vào tối muộn sao? Hỡi những linh hồn đã sớm không còn lối về. Phải lang thang đến tận chân trời'. Ca khúc nói về sự cô đơn nhưng lại mang một giai điệu vô cùng tích cực nên đây cũng chính là lời động viên, một nguồn năng lượng tích cực.
Chính bởi giai điệu vui vẻ và lười hát ý nghĩa này, ca khúc đã nhanh chóng nhận được nhiều lượt cover và 'bắt trend' trên TikTok. Ngoài ra, #baihatcatungsucodon cùng với giai điệu Bài Hát Ca Tụng Sự Cô Đơn đã đạt 3,1 triệu lượt xem trên TikTok.
20 đại học danh tiếng nhất thế giới năm 2021 Đại học Harvard 11 năm liên tiếp dẫn đầu thế giới; châu Á có ba trường trong top 20, theo xếp hạng của THE. Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học năm 2021 do Times Higher Education (THE) ghi nhận lần thứ 11 liên tiếp Đại học Harvard của Mỹ dẫn đầu. Thành lập năm 1636, trường gặt hái được...