Giáo sư Nhật chuyển giao nghiên cứu biến đổi khí hậu cho Việt Nam
Giám đốc ĐH Ibaraki hy vọng thế hệ người Việt trẻ sẽ chủ động với mọi thay đổi, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Việt Nam là một trong những nước đang phải đối mặt với nhiều hệ quả của biến đổi khí hậu, đặc biệt là từ phát thải khí nhà kính”, Giáo sư Nobuo Mimura, Giám đốc Đại học Ibaraki (Nhật Bản) nhận định trong chuyến đi tới Việt Nam vào ngày 9, 10/9.
Đại học Ibaraki hợp tác với Trường Đại học Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) đối phó với biến đổi khí hậu.
Mục đích chính của chuyến đi là sự hợp tác giữa trường Đại học Ibaraki với Trường Đại học Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội), vốn đã có nhiều hoạt động trao đổi giảng dạy và nghiên cứu giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản.
Hai trường đã thống nhất cho ra đời ngành học Thạc sĩ Biến đổi khí hậu và Phát triển (MCCD). Mục tiêu của ngành là đào tạo nguồn nhân lực nắm bắt, triển khai các cơ hội công việc có nhu cầu cao và bền vững liên quan đến biến đổi khí hậu.
Về phía trường Đại học Việt Nhật, Hiệu trưởng Furuta Motoo cho biết, trường luôn đặt triết lý giáo dục khai phóng và phát triển bền vững là phương châm phát triển xuyên suốt. Ông hy vọng sự hợp tác với Đại học Ibaraki sẽ mang lại cơ hội lớn cho học viên và sự phát triển chung của hai nền giáo dục.
Các ứng viên từ nhiều ngành khác nhau như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên cũng như các ứng viên đến từ cơ quan quản lý đều có thể tham gia khóa học để trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng.
Video đang HOT
Học viên Trường Đại học Việt Nhật lắng nghe chia sẻ của Giáo sư Nobuo Mimura về ngành học biến đổi khí hậu.
Ngay trong buổi định hướng cho học viên khóa đầu tiên, Giáo sư Nobuo Mimura và các thành viên của Đại học Ibaraki đã cùng tham dự, thảo luận ý tưởng về đối phó với biến đổi khí hậu. Một trong những phương pháp mà giáo sư nhấn mạnh trong đào tạo học viên là “Active learning – Học tập chủ động” và giáo dục khai phóng.
“Đại học Ibaraki sẽ tập hợp những giáo sư hàng đầu về biến đổi khí hậu tại Nhật Bản và mời sang giảng dạy tại Trường Đại học Việt Nhật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn ứng dụng các phương pháp giảng dạy và chuyển giao công nghệ nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho học viên Việt Nhật”, Giáo sư Nobuo Mimura nói.
Thảo luận giữa thầy và trò tại buổi định hướng về ngành học biến đổi khí hậu.
Đại học Ibaraki là một trường có bề dày trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về biến đổi khí hậu cũng như các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của các khu vực như Đông Nam Á. Trung tâm của trường là Viện Khoa học thích ứng thay đổi toàn cầu (Institute for Global Change Adaptation Science: ICAS) được thành lập năm 2006.
Vai trò quan trọng của đại học trong đối phó với biến đổi khí hậu
Cách đây gần 10 năm, trong một cuộc phỏng vấn với Trường Đại học Liên hợp quốc về mối hiểm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiều nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách cho rằng điều này sẽ không bao giờ ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhật Bản trong tương lai. Tuy nhiên, Giáo sư Nobuo Mimura đã chỉ ra những phát hiện trong các nghiên cứu của mình chứng minh điều ngược lại.
Khi ấy, Giáo sư Mimura nhấn mạnh, việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết. Yêu cầu đặt ra là tập hợp của những chuyên gia có trình độ, năng lực trong dự đoán, dự báo biến đổi khí hậu để có thể đối phó kịp thời với tình hình. Vì vậy, giáo dục đại học, nơi đóng góp vai trò chính trong nghiên cứu và đào tạo các chuyên gia và nhà nghiên cứu, là rất cần thiết.
Giáo sư Mimura cũng từng chia sẻ, nước Nhật đang “già” đi và với xu hướng già hóa dân số, Nhật Bản khó có thể đủ nhân lực để đối phó với thiên tai. Vì vậy, ông và Đại học Ibaraki hướng ra thế giới để tìm những người đồng hành cùng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Vừa qua, Nhật Bản liên tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các thảm họa thiên nhiên. Đơn cử, động đất tại Hokkaido với hơn 100 cơn dư chấn, siêu bão Jebi… đều là những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nước Nhật.
Thế Đan
Theo Vnexpress
Việt Nam Hàn Quốc cùng chia sẻ nghiên cứu về hóa học xanh
Ngày 27-8, Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo hóa học xanh Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ 9 thu hút sự tham gia của gần 100 chuyên gia, nhà hóa học.
Hội thảo lần này có chủ đề cải thiện cuộc sống với hóa học xanh thông qua sự hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc. Đây là dịp để các nhà hóa học Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Nga... chia sẻ những thành tựu trong nghiên cứu về hóa học xanh với bạn bè quốc tế.
Các đại biểu tham dự hội thảo hóa học xanh Việt Nam - Hàn Quốc tại Trường ĐH Duy Tân
Ông Kim Jin Cheol, Chủ tịch Ban Hợp tác Quốc tế Hội Hóa học Công nghiệp và Công nghệ Hàn Quốc, cho rằng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Dự tính tới năm 2025, dân số thế giới có thể vượt mức 9 tỉ người. Trong khi sâu hại thực vật và biến đổi khí hậu thì ngày càng tác động xấu tới sản xuất lương thực thực phẩm.
Chính vì thế, ông Kim Jin Cheol cho hay biện pháp bức thiết bây giờ chính là phát triển và đưa vào sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học. Nhiều năm qua, rất nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu tìm tòi các biện pháp kỹ thuật thay thế bền vững. Hóa học xanh chính là kết quả của sự nghiên cứu khoa học liên ngành có thể giảm thiểu các tác động tới môi trường của các loại hóa chất công nghiệp.
Ông Kim Jin Cheol bày tỏ tin tưởng sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đem tới những kết quả tích cực trong nghiên cứu và phát triển hóa học xanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Sáng cùng ngày, Trường ĐH Duy Tân cũng tổ chức hội nghị quốc tế của Liên minh châu Âu vì sự đổi mới về mạng công nghiệp và hệ thống thông minh (NISCOM 2018). Hội thảo tập trung vào việc ứng dụng internet vạn vật nâng cao đời sống con người .
INISCOM đã từng được tổ chức ở Tokyo, Nhật Bản (2015); Leicester, Anh (2016) và TP HCM (2017). INISCOM 2018 đã nhận được 50 bài báo đến từ 21 quốc gia, và chọn ra 27 bài để báo cáo. Tất cả các bài viết được chọn sẽ được Springer xuất bản và phát hành qua thư viện số SpringerLink, một trong những thư viện khoa học lớn nhất thế giới.
Tin-ảnh: B.Vân
Theo nld.com.vn
Giáo dục ĐH trong kỷ nguyên 4.0: Đào tạo sinh viên thành công dân toàn cầu Từ những thử thách cũng như nhu cầu của thị trường lao động, triết lý giáo dục khai phóng với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu sẽ ngày càng quan trọng đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM học cách chế tạo flycam - ẢNH: ĐÀO...