Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn

Theo dõi VGT trên

Sau khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành và công bố, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên, đã trải lòng khá thẳng thắn với Thanh Niên về quá trình từ lúc ông nhận lời đảm nhiệm vai trò này đến những chuyện ‘hậu trường’ trong quá trình soạn thảo chương trình.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trải lòng về quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới – TUỆ NGUYỄN

Tôi không định gánh vác việc này

Thưa ông, chức danh Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) lần đầu tiên có trong lịch sử giáo dục VN. Vì sao ông nhận lời làm công việc đầy “mạo hiểm” này?

Sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có mời tôi đến gặp hai lần. Lần đầu để hỏi một số vấn đề về giáo dục. Lần sau đề nghị tôi làm Tổng chủ biên CT GDPT. Tôi từ chối ngay vì lúc đó tôi đã bước sang tuổi 69, sức khỏe có hạn, quỹ thời gian không còn nhiều, muốn để làm một số công việc riêng của mình. Tôi cũng có giới thiệu với anh Nhạ một số người khác.

Sau đó, tôi được biết anh Nhạ có tiếp xúc với 5 – 6 người. Khoảng 1 tháng, anh lại mời tôi lên và nói rằng những người anh gặp đều có mặt mạnh và sẽ mời tham gia công việc phù hợp với mặt mạnh của mỗi người, nhưng vẫn tha thiết đề nghị tôi đứng vai trò Tổng chủ biên.

Một phần nể anh Nhạ, phần cũng muốn chia sẻ gánh nặng với anh nên cuối cùng tôi đã nhận lời, dù tôi đã hình dung công việc này cực kỳ khó khăn. Tôi cũng đoán anh Nhạ chọn tôi vì những lý do nhất định. Trước khi làm quản lý ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, tôi từng dạy ở Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc 10 năm nên cũng có hiểu biết về GDPT. Sau đó, 6 năm về làm việc ở Viện Khoa học giáo dục, tôi cũng có điều kiện tham gia nghiên cứu GDPT, đi hướng dẫn giáo viên và tham gia viết sách giáo khoa từ năm 1992. Cho đến khi làm Tổng chủ biên CT GDPT, tôi đã tham gia nhiều công việc liên quan đến chương trình, sách giáo khoa phổ thông như: thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa… suốt từ lớp 1 đến lớp 12 và dạy mẫu, dự giờ nhiều ở trường phổ thông…

Thời gian làm việc tính từ tháng 11.2016 đến khi chương trình chính thức được ban hành là 2 năm, 1 tháng. Thực sự nhìn lại vẫn thấy đây là một công việc quá lớn, có ảnh hưởng lâu dài đến giáo dục và nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Điều đó tạo ra sức ép nhưng cũng tạo thêm động lực làm việc cho tôi. Hai năm trời, tôi cùng với 55 anh em khác đã lao động hết sức vất vả, tâm huyết để có chương trình này.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn - Hình 2

Tài liệu giới thiệu về các chương trình môn học mới – ẢNH: TUỆ NGUYỄN

Ông có được quyền lựa chọn chủ biên các môn học không?

Có. Khoảng tháng 8.2016, sau khi Chính phủ VN và Ngân hàng Thế giới ký hiệp định cho vay vốn thì Bộ trưởng Nhạ có công văn gửi các sở GD-ĐT, các trường ĐH sư phạm, Viện Khoa học giáo dục… đề nghị giới thiệu người tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa. Tôi được quyền giới thiệu các chủ biên và các chủ biên được quyền giới thiệu những người tham gia. Chúng tôi giới thiệu dựa trên danh sách cơ sở đưa lên, bảo đảm số dư đối với mỗi vị trí. Bộ GD-ĐT và Ngân hàng Thế giới quyết định lựa chọn các chuyên gia này theo thủ tục chọn thầu quốc tế.

56 người không phải lúc nào cũng thuận hòa

56 người phối hợp với nhau để làm một công việc mà như ông nói, ảnh hưởng tới cả vài thế hệ học sinh và giáo viên, chắc không phải lúc nào cũng… thuận hòa?

Xây dựng CT GDPT là một công việc lớn; xây dựng chương trình theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực lại là công việc rất mới mẻ. Do vậy, thời gian đầu, khi bắt tay vào việc, ngồi bàn bạc với nhau có thể nói là rất gian nan.

“Tôi có nói đùa với anh em là khi tôi làm ở Quốc hội thì khó nhất là bàn chuyện phân bổ ngân sách; thôi làm đại biểu, ai ngờ lại phải can dự vào việc phân bổ thời lượng cho các môn học cũng rất cam go”

Có những việc phải định nghĩa lại với nhau, vì trước nay chưa từng làm. Ví dụ, một việc rất khó, không tránh khỏi tranh luận trong xây dựng chương trình là phân bổ thời lượng cho các môn học. Tôi có nói đùa với anh em là khi tôi làm ở Quốc hội thì khó nhất là bàn chuyện phân bổ ngân sách; thôi làm đại biểu, ai ngờ lại phải can dự vào việc phân bổ thời lượng cho các môn học cũng rất cam go. Nhưng rồi, qua bàn bạc dân chủ, chúng tôi cũng đi đến thống nhất với nhau những căn cứ để phân bổ thời lượng cho các môn học.

Trong tranh luận, rất khó tránh khỏi những lần anh em gay gắt với nhau. Nhưng tôi thì tôi cho rằng đó là chuyện bình thường.

Mặc dù đã cùng anh chị em đưa con thuyền về đích rồi, nhưng nhìn lại thời gian đã qua, tôi vẫn thấy phụ trách công việc biên soạn CT GDPT là rất khó; không chỉ khó về chuyên môn mà còn khó vì phải giải quyết được hài hòa các mối quan hệ. Ban soạn thảo có 56 người, có rất nhiều “đầu lĩnh” về chuyên môn, ai cũng có cá tính mạnh. Để phát huy được sức mạnh của mỗi người, đi tới thống nhất quan điểm, phải bảo đảm được dân chủ trong bàn bạc, sáng tạo. Nhìn chung, trong hơn 2 năm làm việc, anh chị em ai cũng nói được hết ý của mình, kể cả những ý hoàn toàn trái ngược nhau. Đó cũng là cơ hội để học hỏi lẫn nhau.

Hẳn từ ý tưởng đầu tiên xây dựng chương trình đến khi chính thức ra đời, không tránh khỏi phải “uốn sửa” cho phù hợp hơn?

Có những chi tiết như vậy. Ví dụ, ý tưởng đầu tiên khi làm chương trình là ở cấp THPT phải phân hóa sâu, học sinh học thật ít môn, kể cả các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ cũng là môn học tự chọn. Thế nhưng dự tính này vấp phải nhiều khó khăn. Một là theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia của Chính phủ thì ngoại ngữ là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến hết lớp 12. Ngoại ngữ bắt buộc đến lớp 12 mà ngôn ngữ quốc gia (tiếng Việt) chỉ dạy đến hết lớp 9 thì không chấp nhận được. Toán cũng là môn học công cụ rất quan trọng. Chỉ ở một số nước thực hiện chương trình giáo dục cơ bản 10 năm thì đến 2 năm cuối cấp THPT, những học sinh không có định hướng nghề nghiệp khoa học tự nhiên và công nghệ mới không học toán.

Video đang HOT

Hay như các môn tin học, công nghệ, ngoại ngữ là những môn học rất quan trọng đối với yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập. Lúc đầu, Ban soạn thảo muốn bố trí dạy các môn học này từ lớp 1. Nhưng sau khi nghiên cứu thực tế thì thấy nếu đưa vào từ lớp 1 thì không thể kịp chuẩn bị các điều kiện dạy học; vì vậy phải chuyển lên lớp 3. Mặc dù vậy, để đáp ứng nhu cầu của một số vùng phát triển, chương trình vẫn bố trí ngoại ngữ là môn học tự chọn ở lớp 1, lớp 2. Những chuyện như thế phải bàn tính rất kỹ.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn - Hình 3

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (thứ 3 từ trái sang) trong buổi làm việc với các chuyên gia nước ngoài về xây dựng chương trình mới – ẢNH: NVCC

Có phải làm chương trình để “vẽ” ra tiêu tiền ?

Các thành viên trong Ban soạn thảo có nói thường xuyên nhận được email công việc của ông từ lúc nửa đêm về sáng…?

Cũng có nhiều lần tôi bị mất ngủ. Mất ngủ không phải vì không ngủ được mà không được ngủ (cười) vì áp lực công việc… Nhiều anh em trong Ban soạn thảo thắc mắc không biết tôi ngủ vào lúc nào khi mà không ít lần 11 giờ đêm tôi gửi email, anh em gửi email trả lời, đến 2 giờ 30 sáng tôi lại có email trao đổi về ý kiến rồi. Thực sự có những thời kỳ vất vả như vậy nhưng tôi nghĩ cũng may là trời cho có sức nên vẫn chịu đựng được. Nhưng nói thực, giá không phải chịu đựng vẫn tốt hơn.

Có ý kiến cho rằng xây dựng CT GDPT mới chỉ là cách “vẽ” ra để tiêu tiền và rồi nó chẳng đi đến đâu cả. Ông tiếp nhận thông tin này thế nào?

Thực ra việc cần thiết phải đổi mới thì các văn bản, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đặt ra và đó cũng là đòi hỏi từ thực tiễn. Không ai vẽ ra được cả. Và nếu vẽ ra để chia tiền thì chẳng ai tha thiết mời tôi tham gia làm gì và tôi cũng chẳng từ chối làm gì.

Đây là tiền vay của Ngân hàng Thế giới, hai bên kiểm soát rất chặt về chi tiêu. Ví dụ, các thành viên Ban soạn thảo chương trình được trả lương thông qua dự án và khi đã có lương thì phải tự lo hết mọi việc, không có thù lao họp hành, nghiên cứu gì hết. Các thành viên ở miền Nam, miền Trung bay ra bay vào để họp thì phải tự bỏ tiền mua vé máy bay, ăn ở, đi lại.

Tất nhiên, lâu nay có những dự án nghìn tỉ gây thất thoát, lãng phí đã làm mất niềm tin của xã hội nên khi cứ nghe thấy những đề án, dự án với số tiền lớn là dư luận lại nghi ngờ. Đó là điều dễ hiểu.

Đặt giả thiết vài năm hoặc lâu hơn nữa chương trình triển khai trong thực tế và không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí là thất bại, lúc đó Ban soạn thảo chương trình đã xong nhiệm vụ của mình. Ông nhìn nhận thế nào về trách nhiệm của ông với tư cách Tổng chủ biên và từng thành viên trong Ban soạn thảo?

Trong 4 lần cải cách và đổi mới giáo dục trước đây thì 3 lần cải cách giáo dục không kịp biên soạn chương trình mà chỉ viết sách giáo khoa. Đến lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2000, chúng ta mới tổ chức được việc soạn thảo, thẩm định và ban hành chương trình tương đối bài bản. Nhưng lúc đó, mỗi cấp học có một ban soạn thảo chương trình riêng, làm việc độc lập với nhau. Năm 2005, khi luật Giáo dục quy định chương trình phải có chuẩn thì lúc đó Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển mới giao cho Viện Khoa học giáo dục tập hợp chuyên gia, hợp nhất 3 chương trình của 3 cấp học và xây dựng chuẩn. Vì xây dựng chuẩn chương trình trong lúc sách giáo khoa đã có rồi nên chuẩn đó thực chất là chép từ sách giáo khoa vào.

Lần này chương trình đã được xây dựng rất bài bản, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo, kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế. Tôi có thể khẳng định rằng chương trình này nhất định thành công.

Còn về trách nhiệm của Ban soạn thảo, mỗi người chúng tôi từ khi bắt tay xây dựng chương trình đã ý thức được đầy đủ trách nhiệm của mình, ít nhất là trách nhiệm về tinh thần trước nhân dân, trước xã hội. Do vậy, chúng tôi đã làm bằng tất cả tâm huyết, hiểu biết và trách nhiệm của mình.

GS Nguyễn Minh Thuyết (71 tuổi) quê quán xã Phú Thị, H.Gia Lâm, Hà Nội.

Từ năm 1990 – 2003, ông là tiến sĩ, giáo sư, giảng viên cao cấp thuộc Khoa Ngôn ngữ học, Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trước khi làm quản lý ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ông từng dạy ở Trường ĐH Sư phạm Việt Bắc; làm việc ở Viện Khoa học giáo dục; tham gia viết sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.

Ông là đại biểu Quốc hội VN các khóa XI, XII của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn và từng đóng vai trò là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ông nhận nhiệm vụ Tổng chủ biên CT GDPT mới từ tháng 11.2016.

* CT GDPT mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: tin học và công nghệ, ngoại ngữ, hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên ở cấp THCS; âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

Chương trình có tổng kinh phí 778,8 tỉ đồng để biên soạn và triển khai áp dụng.

Luôn nhớ những email anh gửi vào đêm rất muộn

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn - Hình 4

ẢNH: NVCC

CT GDPT và các chương trình môn học mới được công bố. Cả đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học trong Ban phát triển chương trình và toàn thể lãnh đạo và nhân viên của chúng tôi đều đã cố gắng hết mình để hoàn thành công việc. Nhưng người đóng góp nhiều nhất, tận tâm tận lực nhất chính là anh Thuyết. Không chỉ là người lãnh đạo, dẫn dắt anh em, anh còn là người nêu gương và truyền cảm hứng. Anh em luôn nhớ những email anh gửi vào lúc đêm rất muộn. Trên hết ở anh vẫn là nhà giáo với lương tâm, trách nhiệm và tinh thần khuyến khích và trọng dụng nhân tài.

GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên môn lịch sử

Chương trình mới đã đáp ứng được yêu cầu mới

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Từng có đề nghị toán, văn, ngoại ngữ là môn tự chọn - Hình 5

ẢNH: NVCC

CT GDPT mới đã đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và chuẩn hóa nội dung GDPT theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh. Đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh…

TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT

Theo thanhnien

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang bước vào giai đoạn thẩm định để ban hành nhưng lại có những thông tin về việc một số thành viên soạn thảo chương trình đang tham gia viết sách giáo khoa (SGK).

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo - Hình 1

Một tiết học của học sinh lớp 1/2 Trường tiểu học Kỳ Đồng Q.3, TP.HCM. Chương trình SGK GDPT mới sẽ triển khai đại trà cho lớp 1 vào năm học 2019-2020 - Ảnh: N.HÙNG

GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình GDPT mới, cho biết: Sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK GDPT, để chủ động trong công việc, Nhà xuất bản Giáo Dục đã mời một số chuyên gia tham gia các đề tài xây dựng chương trình giả định, biên soạn thử một số bài soạn và bản thảo sách.

Tôi được mời tham gia các công việc nói trên. Tôi đã hoàn thành các đề tài nghiên cứu về mô hình SGK môn tiếng Việt - ngữ văn, hoàn thành một bản thảo sách tiếng Việt lớp 1.

Tuy nhiên, từ khi nhận lời làm tổng chủ biên chương trình GDPT mới, tôi không còn thời gian để tiếp tục các công việc trên. Chương trình giả định đang phác thảo cũng được "đóng băng" từ khi Bộ GD-ĐT tổ chức Ban phát triển chương trình GDPT.

Có nghiên cứu, viết thử

* Nhưng có thông tin nơi này, nơi khác đã chuẩn bị sẵn bộ SGK mới để "đón trước" khi chương trình được ban hành?

- Việc nghiên cứu, viết thử, tôi nghĩ là có. Tôi được biết có nhà xuất bản đang chỉ đạo làm một lúc 5 bộ sách. Nhưng theo tôi hiểu, đây chỉ là những hoạt động có tính chất chuẩn bị, tập dượt. Có như vậy mới bảo đảm tiến độ mà nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Nhưng khi chương trình chưa ban hành thì cho dù sách có viết ra cũng không đủ điều kiện thẩm định. Kể cả có tổ chức, cá nhân nào nói là đã viết được sách từ lớp 1 đến lớp 12 thì đó vẫn không phải SGK. Các bản thảo chỉ trở thành SGK khi được hội đồng thẩm định thông qua và được bộ trưởng phê duyệt.

* Theo ông thì người biên soạn chương trình có được tham gia viết sách không?

- Không có quy định nào cấm người biên soạn chương trình viết SGK sau khi đã hoàn thành công việc biên soạn chương trình. Thậm chí người biên soạn chương trình tham gia viết sách sẽ có thuận lợi vì hiểu chương trình thì viết sẽ tốt hơn. Dĩ nhiên là họ phải được các tổ chức biên soạn SGK mời. Tác giả viết SGK không thể là thành viên của hội đồng thẩm định SGK.

Thẩm định chương trình, viết sách giáo khoa: Còn nhiều việc để lo - Hình 2

GS Nguyễn Minh Thuyết - Ảnh: V.D.

Thẩm định: có hội đồng liên cấp và đơn cấp

* Việc thẩm định và ban hành chương trình GDPT mới được thực hiện như thế nào?

- 25 hội đồng thẩm định chương trình đang làm việc. Mỗi hội đồng đều có các nhà khoa học, nhà sư phạm, giáo viên phổ thông; một số hội đồng có đại diện một số tổ chức xã hội. Riêng giáo viên phổ thông tham gia ở mỗi hội đồng sẽ chiếm khoảng 30%.

Ngoài các hội đồng thẩm định chương trình của môn học ở một cấp học, có một số hội đồng liên cấp tiểu học - THCS, một số hội đồng thẩm định chương trình cả ba cấp về môn văn, môn toán...

Nếu chương trình môn học được thẩm định có liên quan tới các môn học khác của cấp học dưới hoặc cấp học trên thì ban soạn thảo chương trình phải cung cấp chương trình có liên quan để hội đồng thẩm định có cơ sở đánh giá về tính kế tiếp, liên thông.

* Vai trò của ban soạn thảo chương trình ở giai đoạn này là gì?

- Ban soạn thảo chương trình các môn học có trách nhiệm gửi cho hội đồng thẩm định dự thảo chương trình, báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức xã hội, các sở GD-ĐT, các chuyên gia, giáo viên và dư luận báo chí về chương trình và ý kiến tiếp thu, giải trình của ban soạn thảo, báo cáo về kết quả thực nghiệm.

Nếu hội đồng có yêu cầu thì ban soạn thảo phải cử người trực tiếp đến báo cáo, giải trình những điều hội đồng thắc mắc.

* Cho tới thời điểm này chưa công bố được chương trình thì theo ông liệu có bị chậm tiến độ không?

- Tiến độ thẩm định có chậm hơn so với dự kiến vì phải thực hiện nhiều bước lấy ý kiến, phân tích các ý kiến góp ý để chỉnh sửa. Nhưng tôi nghĩ mục tiêu đề ra triển khai đại trà lớp 1 vào năm học 2019-2020 thì vẫn đảm bảo.

* Bộ GD-ĐT được giao trách nhiệm tổ chức biên soạn một bộ SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Việc tổ chức biên soạn bộ sách này như thế nào?

- Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về tiêu chuẩn SGK; quy trình biên soạn, thẩm định SGK; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Tuy nhiên, chỉ đến khi chương trình được ban hành, Bộ GD-ĐT mới có thể bắt tay vào việc tổ chức biên soạn bộ SGK và chỉ đạo công việc biên soạn SGK của các tổ chức, cá nhân. Tôi không phụ trách việc làm SGK nên cũng chỉ nắm được định hướng chung như vậy.

* Theo ông, với chương trình GDPT mới, những người viết SGK sẽ đối mặt với những thách thức gì?

- Đây là chương trình đặt ra mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Trong bối cảnh có một chương trình nhiều bộ SGK, một điểm thuận lợi là có thể sẽ có nhiều tác giả, nhóm tác giả tâm huyết, có tư tưởng sáng tạo. Nhưng nếu người có kinh nghiệm viết SGK dễ đi vào lối mòn, thì người mới tham gia công việc này cũng có thể sẽ gặp khó vì phải đối diện với những khó khăn mang tính đặc thù mà họ chưa trải qua.

Tuyển chọn công khai, minh bạch

* Có thông tin Bộ GD-ĐT sẽ chỉ định thầu để chọn đơn vị biên soạn SGK, điều này trái với nguyên tắc mà Ngân hàng Thế giới (World Bank - đơn vị cho vay vốn thực hiện chương trình) đặt ra là phải tổ chức đấu thầu và đơn vị dự thầu không phải là doanh nghiệp nhà nước...

- Tôi chưa bao giờ được nghe đến việc chỉ định thầu. Tôi chỉ được nghe ý kiến bộ trưởng quán triệt trong các cuộc họp về việc thực hiện nghị quyết số 88 và nghị quyết số 51 của Quốc hội là các công việc phải được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ.

* Việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng giữa các nhóm làm SGK hay không?

- Trước đây, tôi cũng đã có ý kiến là Bộ GD-ĐT chỉ nên thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước, không nên gánh vác các công việc nghiệp vụ. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ được nghị quyết số 88 của Quốc hội giao để bảo đảm chắc chắn khi triển khai chương trình có đầy đủ SGK tất cả các môn học.

VĨNH HÀ - NGỌC HÀ thực hiện

Theo tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"Thản nhiên chạm điểm nhạy cảm của người phụ nữ trong siêu thị, nam du khách nước ngoài ngang ngược "đã làm nhiều lần, không ai phàn nàn"
16:53:59 18/01/2025
Truyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷTruyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷ
14:02:43 18/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?
15:46:29 18/01/2025
Soi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà NộiSoi cận căn hộ sang chảnh, "đậm mùi tiền" của Hoa hậu Đỗ Hà tại Hà Nội
17:16:51 18/01/2025
Hoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chínhHoa hậu Thanh Thuỷ và SOOBIN đính chính
13:57:10 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay - tử vi 12 chòm sao ngày 19/1 chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay - tử vi 12 chòm sao ngày 19/1 chi tiết

Trắc nghiệm

19:18:59 18/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 19/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay
Hoa hậu Thùy Tiên "Đu đêm" cùng dàn Anh trai say hi

Hoa hậu Thùy Tiên "Đu đêm" cùng dàn Anh trai say hi

Sao việt

19:02:20 18/01/2025
Rũ bỏ hình ảnh hào nhoáng ngôi sao, các nghệ sĩ trông vô cùng giản dị, đời thường hòa mình vào Sài Gòn để trải nghiệm các công việc khi thành phố lên đèn.
Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz

Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz

Sao châu á

18:55:22 18/01/2025
Theo tờ Sohu, từ khuya 17/1, MXH Weibo đã xôn xao trước bài đăng của 1 người đàn ông ngoại quốc khẩn thiết nhờ cư dân mạng giúp đỡ trong việc tìm cách liên hệ với Tống Tổ Nhi.
Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nam ca sĩ Gen Z quay MV mới bằng iPhone 16, gửi lời "kêu cứu" khiến dân mạng chú ý

Nhạc việt

18:51:21 18/01/2025
Tối 17/1, Wren Evans chính thức thả xích MV Cứu Lấy Âm Nhạc. Sản phẩm đánh dấu màn trở lại của giọng ca Gen Z sau gần 1 năm im hơi lặng tiếng kể từ album đầu tay Loi Choi.
HLV Van Persie nguy cơ bị sa thải

HLV Van Persie nguy cơ bị sa thải

Sao thể thao

18:37:49 18/01/2025
Thầy trò Van Persie có ngày thi đấu đáng quên khi để thua đội bóng nghiệp dư Quick Boys với tỷ số 2-3, dù đã dẫn trước 2-1 hôm 17/1. Nhiều CĐV cho rằng quyết định chiến thuật của Van Persie là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của Heer...
Một thành phố của Trung Quốc phát tiền 760 triệu đồng, tặng phiếu mua nhà hơn 400 triệu đồng cùng tiền trợ cấp hàng tháng chỉ để người dân làm một việc

Một thành phố của Trung Quốc phát tiền 760 triệu đồng, tặng phiếu mua nhà hơn 400 triệu đồng cùng tiền trợ cấp hàng tháng chỉ để người dân làm một việc

Netizen

17:39:16 18/01/2025
Một thành phố ở Trung Quốc đã vượt qua được xu hướng chung của cả nước, ghi nhận số ca sinh tăng 17% nhờ vào khoản hỗ trợ tiền mặt lớn dành cho phụ huynh.
Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

Malaysia tăng cường hợp tác khu vực thông qua thúc đẩy ASEAN+3 và EAS

Thế giới

17:20:44 18/01/2025
EAS hiện được coi là diễn đàn duy nhất dành riêng cho các vấn đề chiến lược và an ninh trong khu vực Đông Nam Á, nơi các cường quốc đối đầu có thể gặp gỡ trong bối cảnh trung lập.
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà

Tin nổi bật

16:56:15 18/01/2025
Trước đó, vào khoảng 18h30 chiều 16/1, gia đình Elvin trình báo với cảnh sát về việc con trai mất tích. Theo đó, cậu bé đạp xe rời khỏi nhà vào khoảng 14h30 chiều cùng ngày. Một nhóm cảnh sát đã tìm kiếm Elvin cho đến tận đêm khuya.
Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Phim việt

15:55:21 18/01/2025
Trong Nhà mình lạ lắm tập 12, việc Hương có bầu khiến không khí trong gia đình thay đổi căng thẳng. Bé Thanh Mỹ lo lắng sẽ không được bố mẹ yêu thương nữa, bị bỏ rơi nếu em bé ra đời.