Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi trường sẽ có quyền chọn riêng bộ sách giáo khoa

Theo dõi VGT trên

Rút kinh nghiệm từ VNEN, chương trình mới sẽ được triển khai từng bước, vững chắc và phù hợp với điều kiện, năng lực của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục.

LTS: Thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Bên cạnh những ý kiến tán đồng, vẫn còn nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về các điều kiện để triển khai thực hiện như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

Để giúp dư luận hiểu hơn về những việc ngành Giáo dục đã và đang làm để chuẩn bị cho lần đổi mới này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuộc trao đổi này.

Phóng viên: Thưa ông, chương trình giáo dục phổ thông mới có thêm một số môn học mới. Ban soạn thảo chương trình có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng như thế nào để đội ngũ giáo viên trên cả nước được tiếp cận với những thay đổi của chương trình cũng như đáp ứng yêu cầu triển khai trong thực tiễn?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình mới về cơ bản kế thừa chương trình hiện hành nhưng số lượng các môn học ở cả 3 cấp học đều giảm so với chương trình hiện hành.

Về môn học mới thì chỉ có 2 môn tích hợp ở Trung học cơ sở là: Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên, và một môn ở Trung học phổ thông là môn Nghệ thuật (Mỹ thuật và Âm nhạc).

Lãnh đạo Bộ đã giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khảo sát đội ngũ cán bộ, giáo viên và phối hợp với Chương trình ETEP lên kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để chuẩn bị triển khai chương trình mới.

Các chuyên gia trong Ban phát triển giáo dục phổ thông mới sẽ chịu trách nhiệm viết tài liệu tập huấn và tham gia tập huấn.

Hiện kế hoạch, hình thức tập huấn đã có. Hình thức tập huấn bao gồm tập huấn trực tiếp và tập huấn trực tuyến.

Thông qua hình thức tập huấn trực tuyến, cán bộ, giáo viên ở cơ sở sẽ được trực tiếp nghe, trao đổi với chuyên gia ở trung ương.

Về vấn đề đào tạo giáo viên, trong thời gian tới, Bộ đã giao cho các trường sư phạm cụ thể là nhóm 8 trường sư phạm trọng điểm nghiên cứu để đổi mới chương trình đào tạo.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi trường sẽ có quyền chọn riêng bộ sách giáo khoa - Hình 1

Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, về vấn đề đào tạo giáo viên, trong thời gian tới, Bộ đã giao cho các trường sư phạm cụ thể là nhóm 8 trường sư phạm trọng điểm nghiên cứu để đổi mới chương trình đào tạo. (Ảnh: Giáo sư Thuyết cung cấp)

Theo tôi được biết, đến nay, chương trình của các trường đã sẵn sàng.

Khi chương trình giáo dục phổ thông được chính thức ban hành thì các trường sẽ bắt đầu đào tạo theo chương trình mới cho các lớp sinh viên mới và đào tạo văn bằng 2 cho đội ngũ giáo viên trẻ để dạy các môn học tích hợp.

Nếu Quốc hội đồng ý điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình mới ở cấp Trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 thì từ nay đến đó còn gần 3 năm, kịp đào tạo văn bằng 2 cho những giáo viên trẻ, có nguyện vọng đi học.

Trường nào chưa có giáo viên đảm nhiệm được các môn tích hợp, mỗi môn học tích hợp sẽ do 2 hoặc 3 giáo viên phối hợp thực hiện, mỗi giáo viên dạy một học phần phù hợp với chuyên môn của mình.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã đào tạo được giáo viên dạy các môn tích hợp, việc phân công giáo viên vẫn do từng trường quyết định phù hợp với đội ngũ cụ thể của mình.

Ngay ở Vương quốc Anh, cho đến năm 2014, nhiều trường vẫn phân công 2 hoặc 3 giáo viên phối hợp dạy các môn tích hợp.

Ở cấp Trung học phổ thông, Nghệ thuật là môn học mới. Tuy nhiên, đây là môn học mà học sinh được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp, chứ không phải môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh.

Vì vậy, các trường sẽ bổ sung dần giáo viên, trường nào có điều kiện thì bổ sung trước, chưa đủ điều kiện thì bổ sung sau, không nhất thiết phải làm đồng loạt.

Còn những môn học khác thì các trường đều đã có giáo viên. Chỉ có điều, sĩ số trong lớp học ở nhiều đô thị quá đông.

Video đang HOT

Để bảo đảm sĩ số đúng như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không vượt quá 35 học sinh/lớp ở Tiểu học, 45 học sinh/lớp ở Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), chắc chắn sẽ phải tăng số lượng giáo viên.

Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ báo cáo Chính phủ và làm việc với các Bộ có liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để có hướng xử lý việc này.

Sách giáo khoa của chương trình hiện hành (chương trình 2000) phải mất 3-4 năm thử nghiệm rồi mới đưa vào đại trà mà vẫn còn bất cập, vậy với những nội dung và yếu tố lần đầu xuất hiện trong chương trình mới, lấy gì đảm bảo việc áp dụng sách giáo khoa mới sẽ diễn ra thuận lợi?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra, từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các trường dạy theo chủ đề tích hợp và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Những nội dung và phương pháp dạy học này phù hợp với định hướng của chương trình mới. Do đó, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên đến với chương trình mới không phải từ số 0.

Về việc thực nghiệm chương trình thì ngay khi chuẩn bị các văn bản trình Quốc hội để Quốc hội ban hành Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo:

Theo cách thực nghiệm chương trình, sách giáo khoa hiện hành, có rất nhiều nội dung không khó, không mới vẫn được thực nghiệm, mất nhiều thời gian, công sức mà không tập trung được vào những vấn đề mới, vấn đề khó của chương trình mới.

Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị và được Quốc hội chấp thuận chỉ thực nghiệm những nội dung mới, phương pháp dạy học mới, không cần thời gian thực nghiệm đến 3-4 năm.

Theo định hướng này, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình.

Mục đích thực nghiệm chương trình là để đ.ánh giá tác động của chính sách, tức là tác động của những nội dung mới, phương pháp dạy học mới được đề xuất trong dự thảo chương trình.

Điều này cũng phù hợp với vị trí của chương trình giáo dục phổ thông.

Bởi vì chương trình giáo dục phổ thông là một văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phải được xây dựng theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có bước đ.ánh giá tác động của chính sách.

Nội dung thực nghiệm tập trung vào những nội dung mới, phương pháp dạy học mới so với chương trình hiện hành, đ.ánh giá mức độ phù hợp của chương trình với trình độ nhận thức và điều kiện học tập của học sinh.

Chương trình mới được thực nghiệm bằng các phương pháp sau:

Thứ nhất, khảo sát thực tế trường phổ thông (đội ngũ giáo viên; nguyện vọng, khả năng và điều kiện của học sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học…).

Thứ hai, sử dụng phiếu điều tra cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Thứ ba, phỏng vấn sâu cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh lớn.

Thứ tư, lấy ý kiến một số chuyên gia giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương thông qua hình thức hội thảo hoặc thư hỏi ý kiến.

Thứ năm, lấy ý kiến rộng rãi chuyên gia giáo dục và các tầng lớp nhân dân.

Thứ sáu, dạy thực nghiệm một số nội dung mới, phương pháp mới.

Do không thực nghiệm toàn bộ chương trình nên đối với một số môn học có nội dung mới hoặc áp dụng phương pháp dạy học mới thì các nhóm xây dựng chương trình môn học biên soạn thành bài để dạy thử nghiệm, xem giáo viên thực hiện thế nào, học sinh học đạt hiệu quả ra sao,…

Bài học từ việc tập huấn các nội dung mới cho giáo viên tham gia mô hình trường học mới VNEN cho thấy, có rất nhiều tồn tại trong công tác tập huấn hiện nay, đặc biệt là tính hiệu quả.

Với thời gian gấp rút còn lại, Ban soạn thảo làm thế nào đảm bảo công tác tập huấn cho giáo viên các nội dung mới một cách hiệu quả, tránh vết xe đổ của VNEN?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Mô hình dạy học VNEN phù hợp với xu hướng phát huy năng lực tự học, tự chủ của học sinh nhưng cách triển khai có phần nôn nóng, cách chỉ đạo có lúc cực đoan nên ở một số địa phương không được hoan nghênh.

Rút kinh nghiệm từ VNEN, chương trình mới sẽ được triển khai từng bước, vững chắc và phù hợp với điều kiện, năng lực của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục.

Trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình mới.

Nếu được Quốc hội đồng ý thì chương trình mới sẽ được áp dụng theo hình thức cuốn chiếu ở tiểu học từ năm học 2019 – 2020, ở Trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 và ở Trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022, chứ không áp dụng đồng thời ở cả ba cấp học từ năm học 2018 – 2019.

Thứ hai, chương trình mới bảo đảm những nội dung cốt lõi được thực hiện thống nhất trong cả nước, đồng thời có độ mở để những địa phương, cơ sở còn gặp khó khăn vận dụng phù hợp với điều kiện của mình và những nơi có điều kiện thuận lợi được phát triển ở mức tương xứng.

Ví dụ, chương trình tiểu học yêu cầu học 9 buổi/tuần (tức 2 buổi/ngày) nhưng những cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện dạy 6 buổi/tuần cũng có thể thực hiện được nội dung giáo dục cốt lõi; còn những trường có điều kiện dạy hơn 6 buổi/tuần thì có thêm nhiều thời gian cho học sinh luyện tập thực hành, vui chơi giải trí.

Về ngoại ngữ, quy định chung là học từ lớp 3 nhưng những trường tiểu học có đủ điều kiện có thể dạy từ lớp 1 nếu phụ huynh học sinh có nhu cầu.

Đối với các môn học tự chọn, cơ sở giáo dục nào có đủ điều kiện thì học sinh được lựa chọn nhiều môn, còn cơ sở nào chưa đủ thì sự lựa chọn học sinh phải kết hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường.

Cùng với chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều địa phương, nhiều trường còn phải tiếp tục tổ chức tập huấn phương pháp VNEN hay “ công nghệ giáo dục” của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Theo ông, việc triển khai những “đổi mới” này có quá tải đối với giáo viên?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Nghị quyết 88 của Quốc hội chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

Vì vậy, khi áp dụng chương trình mới thì tất cả cán bộ, giáo viên trong cả nước sẽ được tập huấn về chương trình mới; còn việc tập huấn dạy sách giáo khoa mới thì không phải tất cả các trường đều có nội dung giống nhau.

Mỗi trường đều có quyền chọn sách giáo khoa phù hợp và giáo viên sẽ được tập huấn để dạy sách giáo khoa đó.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo GDVN

Phụ huynh khóc với công nghệ giáo dục

Nhiều phụ huynh cho rằng sách giáo khoa Tiếng Việt của chương trình công nghệ giáo dục dành cho lớp 1 vừa nặng lại không phù hợp.

TP Hải Phòng bắt đầu thử nghiệm chương trình tiếng Việt công nghệ giáo dục (CNGD) của GS Hồ Ngọc Đại dành cho học sinh lớp 1 từ năm học 2015-2016.

Qua một năm thực hiện, phụ huynh, học sinh cũng như các giáo viên trên địa bàn đều tỏ ra ngán ngẩm. Thậm chí, có phụ huynh còn phản ứng gay gắt và yêu cầu con họ phải được học chương trình giáo dục đại trà.

Lãng phí vì quá nhiều sách giáo khoa

"Trường tôi bắt đầu chương trình này từ năm học 2015-2016. Năm nay, trường thử nghiệm thêm môn giáo dục lối sống cũng theo chương trình CNGD. Đầu tư cho hai bộ sách này vô cùng tốn kém. Riêng môn tiếng Việt mà có hơn 10 quyển sách.

Chương trình dài, số lượng tiết học có hạn mà không được giao bài cho học sinh về nhà. Cuối năm, học sinh sẽ có vài cuốn sách tự luyện không dùng đến nên rất lãng phí", một giáo viên tiểu học của trường Tiểu học An Dương, huyện An Dương, TP Hải Phòng cho biết.

Chương trình tiếng Việt CNGD đang áp dụng tại các trường tiểu học của Hải Phòng có ba quyển SGK, ba quyển thực hành luyện viết và ba quyển ôn luyện tiếng Việt.

Theo các cô giáo tiểu học, thời khóa biểu lớp 1 có 13 tiết tiếng Việt (10 tiết chính và ba tiết bổ sung); tiết chính vừa luyện đọc luật chính tả, luyện chính tả, tập viết.

"Một lớp trung bình có khoảng 40 cháu, giáo viên phải kiểm tra đọc bằng hết nên khó khăn trong việc tổ chức tiết học", một cô giáo chia sẻ.

Chị LTML, phụ huynh có con học ở trường Tiểu học Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng, chia sẻ: "Ngoài kiến thức bất cập, chúng tôi rất bối rối vì bộ sách này có những bài học dạy con chúng tôi thói ranh ma. Ví dụ bài quả bứa, trang 87, sách Tiếng Việt 1, tập 2 có kể câu chuyện hai cháu Năm và Sáu đi qua vườn quả. Năm thấy quả liền la (hô) to và Sáu nhặt quả bứa. Hai cháu giành qua giành lại, cậu Cả đi qua và phân xử.

Cậu Cả bổ quả bứa và phán: 'Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi'. Lời lẽ trong câu chuyện rất phản cảm và giáo dục các cháu cách sống tiểu xảo".

Phụ huynh khóc với công nghệ giáo dục - Hình 1

Học sinh trường Tiểu học Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM.

Sai nguyên tắc tiếng Việt?

Các phụ huynh cho rằng trong ba quyển sách tiếng Việt lớp 1 thử nghiệm, các nguyên tắc về chính tả, về từ đều sai so với tiếng Việt chuẩn. Ví dụ: Tác giả lấy nguyên tắc phát âm các âm tiết trong từ mượn hệ ngôn ngữ Latinh để áp vào nguyên tắc tiếng Việt chuẩn.

Các âm: Pi-a-nô; ra-đi-ô; po-li-me không phải là đại diện âm chuẩn của tiếng Việt mà là theo cách phiên âm tiếng Việt của các ngôn ngữ Latinh như tiếng Pháp.

Chương trình tiếng Việt lớp 1 CNGD là một trong năm phương án dạy học và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008-2009.

Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Đến năm học 2016-2017, cả nước đã có 48 tỉnh/thành với hơn 600.000 học sinh được học chương trình này.

Trang 34, quyển 1 Tiếng Việt lớp 1 có đưa ra luật chính tả có từ "ca ki" để đại diện cho từ có nguyên âm "i". Đây là lỗi không hiểu về nguyên tắc tiếng Việt. Từ kaki được viết với phụ âm "k" ban đầu và đây là từ hai âm tiết trong nguyên tắc âm tiếng Pháp, không phải tiếng Việt.

Cả ba quyển SGK Tiếng Việt lớp 1 lấy rất nhiều tiếng địa phương để áp cho việc học tiếng Việt phổ thông gây rất nhiều bất cập.

"Giờ trẻ con tự chủ, không học theo những gì chúng nó không hiểu. Ví dụ, trang 47, quyển 1, sách Tiếng Việt lớp 1 có bài "Nghỉ hè cả nhà đi bể" trong khi con tôi chỉ biết biển. Giải thích thế nào cháu cũng không chịu học và không chấp nhận", một phụ huynh nói.

Trao đổi với PV về thử nghiệm CNGD ở bậc tiểu học, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT, cũng hơi bất ngờ vì: "Đây là chương trình Bộ GD&ĐT yêu cầu TP Hải Phòng triển khai ở các trường tiểu học. Tôi chỉ nắm tình hình chung, còn phó giám đốc Sở phụ trách khối tiểu học trực tiếp nắm vấn đề này".

PV không liên lạc được với vị lãnh đạo này.

Tác giả sách giáo khoa có dụng ý

Nói về những phản ứng của phụ huynh và giáo viên đối với chương trình tiếng Việt CNGD, bà Ngô Hiền Tuyên, chuyên viên Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT, giải thích: Bất cứ sự đổi mới nào cũng gặp khó khăn ban đầu, việc phụ huynh thấy lạ, thấy mới chưa hiểu được hết những nội dung và ý tưởng của chương trình cũng là chuyện bình thường.

Về ngôn ngữ, quan điểm của tác giả là vật liệu đưa vào sách cho học sinh học phải là ngôn ngữ đời sống hằng ngày chứ không chỉ có ngôn ngữ bác học.

Về phương ngữ, tác giả đã chọn lọc đưa vào tài liệu học các phương ngữ để giúp học sinh trên toàn quốc hiểu được từ ngữ các địa phương.

Trong cách phát âm, phương ngữ miền Nam và miền Bắc khác nhau. Nhưng khi học tài liệu này, học sinh khi nghe dù là miền Nam hay miền Bắc cũng sẽ viết được chính xác ngữ âm đó, tiếng đó.

Trong phần này, tác giả có dụng ý trong việc lựa chọn thuật ngữ, vật liệu để đưa vào nhằm luyện cách phát âm đúng cho học sinh.

"Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm chương trình này hoàn toàn do các tỉnh tự nguyện lựa chọn và đăng ký tham gia chứ Bộ GD&ĐT không bắt buộc", bà Tuyên nói.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"
23:23:08 30/06/2024
Quang Lê thon gọn đến bất ngờ, Trương Ngọc Ánh xinh đẹp bên con gái
22:31:20 30/06/2024
"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ
23:18:41 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024
Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'
22:07:26 30/06/2024
Loạt sao Hàn biến mất khỏi làng giải trí sau scandal: Đáng tiếc nhất là Kim Hyun Joong
22:37:31 30/06/2024
Bắt người phụ nữ thay họ tên, lẩn trốn truy nã suốt 20 năm
20:46:38 30/06/2024
Mai Phương Thuý sốt cao sau khi dự đám cưới Midu và chồng doanh nhân
22:28:10 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Đ.ánh bay' nồi cơm với 3 món thịt ba chỉ xào tỏi ớt thơm nức mũi, cách làm cực đơn giản chưa tới 15 phút là xong

Ẩm thực

06:23:02 01/07/2024
Món thịt ba chỉ xào tỏi ớt dù cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng ăn cùng cơm trắng cực hợp. Tham khảo ngay công thức dưới đây nhé!

HYBE lại tự làm xấu mặt mình: Ăn cắp cả tên gọi lẫn thiết kế cho nhóm nữ "ảo", thiết lập nhân vật như cosplay thành viên aespa

Nhạc quốc tế

06:14:04 01/07/2024
Vừa qua, HYBE thông báo ra mắt nhóm nữ theo mô hình virtual idol có tên SYNDI8. Đây là bước đi tiếp cận thị trường sản xuất nhóm nhạc AI của tập đoàn giải trí mới nổi.

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"

Nhạc việt

06:12:33 01/07/2024
Tôi phải xin lỗi nam ca sĩ đó. Từ đó trở đi, tôi hát ở phòng trà đó không được một đồng bạc nào hết vì tôi hát dưới dạng đi xin, phải xin mới được hát Quang Lê nói. Tôi phải xin lỗi nam ca sĩ đó.

Cụ bà 90 t.uổi nhưng khuôn mặt rất ít nếp nhăn, bí quyết đến từ 1 thói quen chống nắng mọi cô gái trẻ đều phải học theo

Làm đẹp

06:12:29 01/07/2024
Càng lớn t.uổi thì nếp nhăn sẽ càng tăng sinh, nhưng cụ bà 90 t.uổi này hầu như có rất ít nếp nhăn nhờ 1 việc cụ luôn làm trước khi ra đường.

Xuất hiện một bom tấn mới siêu hấp dẫn trên Steam, là sự kết hợp giữa Genshin Impact và Valorant

Mọt game

06:11:14 01/07/2024
Cả Genshin Impact và Valorant đều đã là những bom tấn lâu năm khẳng định được tên t.uổi cũng như sức hút của mình và sở hữu một tệp fan không hề nhỏ. Một là ông hoàng của dòng game gacha, trong khi cái tên còn lại thì đang làm mưa làm gi...

Sao Hỏa bị hàng trăm thiên thạch oanh tạc mỗi năm

Lạ vui

06:11:11 01/07/2024
Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết mỗi năm có hàng trăm thiên thạch to bằng trái bóng rổ đ.âm vào sao Hỏa, gây ra tiếng động lớn và tạo thành miệng hố trên bề mặt hành tinh đỏ.

Những nhóm người cần đặc biệt thận trọng khi uống nước lá ổi

Sức khỏe

06:07:27 01/07/2024
Nước lá ổi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể nếu được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước lá ổi, và dưới đây là những nhóm người cần đặc biệt thận trọng.

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

Thế giới

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Diễn viên Quốc Hùng phim "Hồ sơ lửa" bị tai nạn giao thông: Sức khỏe giờ ra sao?

Sao việt

23:44:49 30/06/2024
Bà Ngọc Mai - vợ của diễn viên Quốc Hùng cho biết, sau vụ tai nạn giao thông vào chiều 28/6, nam diễn viên vẫn đang được điều trị hồi sức tích cực.

'Mùa hè đẹp nhất' đ.ánh dấu lần chào sân điện ảnh của Vũ Khắc Tuận trong vai trò đạo diễn

Hậu trường phim

23:27:58 30/06/2024
118 phút phim điện ảnh đầu tay Mùa hè đẹp nhất của đạo diễn Vũ Khắc Tuận hoàn toàn để lại cho người xem một cảm xúc đẹp, dung dị và rất thanh xuân.

Con trai minh tinh Choi Jin Sil lần đầu công khai bạn gái xinh như hot girl, lên luôn top đầu tin tức xứ Hàn

Sao châu á

23:15:06 30/06/2024
Choi Hwan Hee bất ngờ công khai bạn gái trên trang cá nhân. Dù chỉ để lộ góc nghiêng nhưng có thể thấy rằng cô gái này rất xinh đẹp và trẻ trung.