Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thắp lửa khởi nghiệp cho học sinh trường Liên Hà
Trong ngày đặc biệt kỷ niệm 63 năm Giải phóng thủ đô, học sinh trường Trung học phổ thông Liên Hà đã được truyền cảm hứng từ vị khách bất ngờ.
Sáng 10/10, trong không khí đặc biệt ngày Giải phóng thủ đô, hơn 1.000 học sinh khối học buổi sáng (khối 12 và 50% khối 11 trường Trung học phổ thông Liên Hà) hân hoan chào đón và giao lưu với vị khách đặc biệt trong buổi Hội thảo: “ Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0″ do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các em học sinh trường Liên Hà đã có những trải nghiệm thú vị khi được nghe thầy nói chuyện và giao lưu cùng các em học sinh.
Được thành lập tháng 11 năm 1966, trường Trung học phổ thông Liên Hà nằm trong khuôn viên rộng 28.960 m2 tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, xưa kia thuộc đất Đông Ngàn, xứ Kinh bắc, một vùng đất khoa bảng nổi tiếng từng sản sinh ra nhiều cử nhân, tiến sĩ.
Giáo sư, Nhà Giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng chia sẻ với các em trường Liên Hà. Ảnh: Lại Cường
Trải qua chặng đường hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, không ít những gian nan thử thách, những khó khăn vất vả… nhưng đã vững vàng vượt qua, với nhiều thành tích đáng trân trọng và tự hào, trường Trung học phổ thông Liên Hà đã trở thành một địa chỉ giáo dục tin cậy.
Trường đã chiếm được niềm tin yêu của nhân dân trong huyện, là niềm khát khao của học sinh được bước vào bậc học Trung học phổ thông.
Trong buổi hội thảo, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã kể chuyện về những điều mắt thấy tai nghe ở nước ngoài: về công nghệ In 3D, về robot thế hệ mới, về vạn vật kết nối, về trí tuệ nhân tạo, về điện toán đám mây, về dữ liệu lớn, về xe tự hành, về công nghệ nano và công nghệ sinh học…
Đồng thời, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã nói rõ những thách thức cùng với những cơ hội đối với các em trước khi chuẩn bị bước vào đời.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã khuyên các em học sinh trường Trung học phổ thông Liên Hà mạnh dạn ước mơ, cần cù học tập để có thể tận dụng và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Video đang HOT
Gần 3 giờ đồng hồ, các em đã có những kiến thức bổ ích trước khi chọn lựa tương lai. Ảnh: Lại Cường
Để làm được điều đó, thầy Dũng khuyên các em cần phải sáng tạo và làm chủ những công nghệ mới mang thương hiệu Việt Nam để trực tiếp áp dụng vào các lĩnh vực của đời sống mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao để khẳng định tiềm năng khoa học Việt Nam trên bản đồ khoa học công nghệ của khu vực và thế giới.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã dành nhiều lời khuyên bổ ích cho các em học sinh trường Liên Hà để các em sống tốt hơn, hiếu thảo với cha mẹ, chan hòa trong cuộc sống, không để đánh mất mình trong mọi hoàn cảnh.
Trong phần trao đổi về các thắc mắc và các tâm tư của các em, sau những ngại ngùng ban đầu, các em học sinh trường Liên Hà đã mạnh dạn gửi câu hỏi cho Giáo sư.
Những phần quà ý nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng dành cho các em học sinh trường Liên Hà. Ảnh: Lai Cường
Rất nhiều tâm tư của các em đã được biểu đạt với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Bằng kiến thức và kinh nghiệm sống của một người đi trước, một nhà khoa học và hơn cả sự giao lưu gần gũi như một người ông trong gia đình, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng lần lượt giải đáp từng thắc mắc của các em.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhắc đến cuộc sống bình quân của mỗi con người chỉ có 4.000 tuần lễ.
Hãy để 4.000 tuần lễ ấy của mỗi chúng ta trôi qua một cách sôi động, hào hứng, hạnh phúc và có ích.
Làm sao để về sau mọi người biết đến mình đã từng tồn tại, có nghĩa là cuộc sống phải tử tế và phải có những đóng góp cụ thể cho đất nước, cho nhân dân.
Hạnh phúc của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là cho đi mà không mong nhận lại. Ảnh: Lại Cường
Nhiều em học sinh cũng đã mạnh dạn hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về những lúc cảm thấy chán nản, không muốn học tập.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khuyên các em hãy nhìn vào những tấm gương mình đã kể, những hoàn cảnh khó khăn đã không khuất phục được những con người có nghị lực.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền lửa cho các em trường Liên Hà bằng lời khuyên: “Thế giới ngày mai biết bao thách thức nhưng cũng tràn đầy cơ hội dành cho những người có ý chí phấn đấu, có sức khoẻ, có ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin và nhất là can đảm dám ước mơ lớn”.
Cuối buổi Hội thảo, thầy giáo Nguyễn Đắc Năm, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Liên Hà đã lời cảm ơn tới đơn vị tổ chức là Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, diễn giả Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh với thầy cô giáo trường Liên Hà. Ảnh: Lại Cường
Đồng thời, thầy giáo Nguyễn Đắc Năm cũng hi vọng, sau buổi hội thảo, các em học sinh được nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng truyền lửa sẽ dám ước mơ, ước mơ lớn để trở thành những người có ý trí, khát vọng làm giàu cho quê hương.
Chuỗi hội thảo “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″ là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi hội thảo: “Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″.
Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 – 0243.5569666; 0243.5569777.
Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
'Học nghề' từ tiểu học
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận.
Ảnh minh họa
Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GDĐT đang lấy ý kiến đóng góp đến hết ngày 11/11/2020, học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.
Theo Dự thảo, ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Cùng đó, hướng dẫn học sinh tham gia công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân; xã hội; tìm hiểu về gia đình, cộng đồng. Từ đó, phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển. Hình thức triển khai hướng nghiệp ở cấp tiểu học có thể tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục cấp tiểu học. Hoặc tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp...
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại được rất nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận. Con tôi, năm nay mới học lớp mẫu giáo cũng đã biết thích làm cảnh sát, làm lính cứu hỏa... Dẫu sự yêu thích của các em là cảm tính nhưng có thể thấy các em đã biết đó là một nghề. Với trẻ tiểu học, được làm quen với các ngành nghề, phát triển năng khiếu cùng sở thích, nếu làm tốt, có thể lại là một hướng đi hay.
Theo ghi nhận, hiện nay chương trình học của học sinh tiểu học cũng được lồng ghép nhiều các tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề... Trên lớp, học sinh được xem nhiều hơn các đoạn video về các ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh đều có hoạt động tham quan, trải nghiệm ở thành phố hướng nghiệp, nông trại... Nếu như trước đây, mơ ước của các em thường "đóng khung" là lớn lên sẽ trở thành phi công, chú bộ đội, bác sĩ, lính cứu hỏa... Thì nay các em đã mở rộng ước mơ của mình hơn như trở thành ca sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng.
TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam) chia sẻ: Tôi ủng hộ giáo dục, định hướng nghề từ sớm cho học sinh tiểu học, thậm chí cấp học mầm non. Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc mang tính gần gũi để các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai.
"Định hướng nghề nghiệp là qua mỗi bài học, các em có thể thấy được bố mẹ, người thân của mình đang làm nghề gì, công việc đó ra sao. Để hiệu quả, cũng cần trang bị thêm các kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cũng như thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp với học sinh", ông Khuyến nói.
Tiếp tục nâng cao năng lực ngoại ngữ trong giới trẻ Sáng qua (8.10), T.Ư Đoàn phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020. Anh Bùi Quang Huy tại hội nghị - HÀ ÁNH Tham dự hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao những kết quả đạt được...