Giáo sư Ngô Bảo Châu: Đích hướng tới là các giá trị đại học mang tính phổ quát

Theo dõi VGT trên

Bản “Tổng kết nghiên cứu về phương hướng cải cách đại học ở Việt Nam” của nhóm Đối thoại giáo dục (VED) do giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì đang được dư luận quan tâm dưới nhiều góc độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu tiếp tục trả lời một số câu hỏi từ độc giả và những người quan tâm tới giáo dục đại học về vấn đề này.

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Đích hướng tới là các giá trị đại học mang tính phổ quát - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng được hướng dẫn làm đồ án môn học – Ảnh: Trần Huỳnh

Trong phần quan điểm, VED cho rằng hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam cần được cải cách “cơ bản và sâu sắc”, hướng tới mô hình của các nước đã phát triển, nhưng cũng “cần lưu ý tới một số đặc thù của xã hội và nền GDĐH của Việt Nam” để xây dựng một lộ trình cải cách hiệu quả. Ông sẽ khái quát ngắn gọn những đặc thù đó là gì?

- Những đặc thù chính đã được phân tích trong 5 kiến nghị của VED. Hướng đến các giá trị phổ quát đã được định hình trong hệ thống GDĐH các nước đã phát triển tưởng như là điều hiển nhiên, vậy mà không phải tất cả mọi người đều đồng ý với quan điểm đó. Đối với nhóm VED, lựa chọn này có thể coi là “tiên đề”. Các đặc thù của đại học Việt Nam cần được lưu ý để thiết kế một lộ trình hiệu quả, giảm thiểu xung đột. Cái đích mà đại học Việt Nam cần hướng tới, theo chúng tôi, là những giá trị đại học mang tính phổ quát.

Bản khuyến nghị đưa ra năm nhóm vấn đề. Nhưng phản hồi chủ yếu từ những người quan tâm đang tập trung ở nhóm vấn đề thứ hai “cải cách tài chính trong hệ thống GDĐH”, theo cách hiểu nhóm cổ xúy cho việc tăng học phí đại học với lập luận rằng điều đó sẽ giúp cho người nghèo. Nhóm có bất ngờ trước sự chú mục này? Các ông có được hiểu đúng?

- Tôi không nghĩ rằng kiến nghị số 2 về cải cách tài chính quan trọng hơn các kiến nghị khác. Các kiến nghị được sắp xếp theo thứ tự từ khó nhiều đến khó ít, nhìn từ góc độ triển khai.

Để có những trường đại học vững mạnh, tăng cường khả năng tài chính là việc hiển nhiên, mà trong đó việc tăng học phí chỉ là một trong các biện pháp. Mức học phí gốc cần được hạch toán đúng để duy trì và nâng cao chất lượng GDĐH. Mức học phí thực của mỗi người sẽ bằng mức học phí chung trừ đi mức hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương, của trường đại học cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Video đang HOT

Chúng tôi nghĩ rằng hỗ trợ của Nhà nước cần được tập trung vào các sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn là cào bằng như hiện nay, thông qua một mức học phí thấp mà không rõ được tính toán trên cơ sở nào. Chúng tôi cũng nêu rõ việc tăng học phí gốc cần được thực hiện một cách dè dặt, ràng buộc vào mức độ tăng GDP và cam kết lập quỹ học bổng cho sinh viên nghèo. Ngoài ra, các trường đại học cần có những nguồn thu khác từ đầu tư nhà nước cho nghiên cứu khoa học và tài trợ thiện nguyện của xã hội.

Nhóm VED ủng hộ định hướng tự chủ tài chính cho các trường đại học: về lâu dài học phí sẽ không phải do Nhà nước quyết định trực tiếp nữa, mà sẽ được điều tiết theo quy luật cung cầu và do đó sẽ có sự khác biệt đáng kể giữa các trường, các địa phương, các ngành học. Vận hành theo cơ chế thị trường sẽ đảm bảo nguồn cung dồi dào và có chất lượng cao hơn, cũng như khi Nhà nước xóa bỏ chế độ tem phiếu đối với nhu yếu phẩm.

Tuy vậy, không thể coi GDĐH như một hàng hóa thông thường. Nhà nước trung ương và địa phương vẫn cần đầu tư vào đại học thông qua học bổng, tín dụng sinh viên và hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Thông qua các kênh này, Chính phủ có thể ủng hộ những ngành học đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước, như khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, nhưng không được thị trường lao động ưu tiên.

Trong báo cáo, VED đã đưa ra những khuyến nghị có tính định hướng, trong số đó có những khuyến nghị tương đối cụ thể. Nếu lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành liên quan, các trường đại học đồng ý với những định hướng chung này, tôi tin rằng họ sẽ tìm ra những phương án, lời giải thực tiễn hơn, phù hợp hơn theo từng thời điểm và địa điểm.

Ai cũng mong ước giáo dục công lập, cả phổ thông và đại học, đều miễn phí hoặc hầu như miễn phí. Mong ước này khó trở thành thực tế trong điều kiện kinh tế hiện tại. Chúng tôi cho rằng cần đảm bảo giáo dục phổ thông là bắt buộc và miễn phí, theo tinh thần của Hiến pháp. Trong khi đó, việc đi học đại học có thể coi như một lựa chọn cá nhân, một quyết định đầu tư quan trọng cả về tài chính cũng như về thời gian cho tương lai của chính mình. Vì thế, học phí đại học cũng cần được điều tiết để cân đối cung và cầu.

Trong bối cảnh này, có lẽ cũng nên có vài lời về một số nước châu Âu, nơi GDĐH hầu như miễn phí. Điểm rõ nhất là các trường đại học này phải tiếp nhận một lượng sinh viên lớn trong khuôn khổ kinh phí khá eo hẹp, dẫn đến tình trạng sinh viên ít được các giảng viên quan tâm hơn, ít có điều kiện tiếp cận với nghiên cứu hơn, có xu hướng học lâu hơn, và sau khi tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi tìm việc làm.

Có thể nói nhiều nhược điểm chung giữa đại học châu Âu và đại học Việt Nam đều bắt nguồn từ sự yếu kém về tài chính của các trường. Ngoài ra, học phí thấp ở châu Âu được cân bằng bởi mức thuế thu nhập rất cao, một yếu tố nữa khiến việc duy trì mô hình châu Âu trong điều kiện kinh tế của một nước như Việt Nam khó thực hiện.

Những khiếm khuyết và bất lợi của việc tăng học phí ở các trường đại học nước ngoài, nhất là Mỹ gần đây với những gánh nặng nợ lớn trên người học đã được dẫn chiếu để phản bác nhóm trong đề nghị tăng học phí (báo cáo năm 2014 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho thấy tổng số nợ của sinh viên Mỹ đã vượt hơn 1.300 tỉ USD từ năm 2013). VED sẽ nói gì với lập luận này? Các ông có tin rằng mình đã đ.ánh giá được hết gánh nặng học phí?

- Cũng như giảm học phí không nhất thiết đem lại những ưu điểm của đại học châu Âu, việc tăng học phí hoàn toàn không nhất thiết dẫn đến tất cả những nhược điểm của đại học Mỹ. Tín dụng sinh viên của Mỹ tăng nhanh không chỉ vì học phí tăng mà còn vì số lượng sinh viên tăng và khả năng tiếp cận các khoản vay cho sinh viên khá dễ dàng ở Mỹ.

Hệ thống GDĐH Mỹ có tính thị trường rất cao, các trường tự quyết định mức học phí, còn sinh viên và phụ huynh tự đ.ánh giá hiệu quả đầu tư của việc vay t.iền đi học. Bên cạnh một số trường hợp quyết định sai lầm như chọn nhầm ngành hay không lượng đúng sức mình, học đại học nhìn chung vẫn được đ.ánh giá là một khoản đầu tư hiệu quả.

GDĐH ở Mỹ cũng đang đối mặt với những vấn đề lớn, tiêu biểu là mức tăng học phí quá cao trong 30 năm gần đây. Trong số nhiều nguyên nhân mà chúng tôi không thể phân tích hết ở đây, một bên phải kể đến là mức tăng quá cao của chi phí quản lý, và cũng phải lưu ý đến làn sóng du học của sinh viên quốc tế, đặc biệt từ một số nước châu Á, trong đó có nhiều người sẵn sàng bỏ ra những món t.iền khổng lồ để được theo học tại các trường đại học có tên t.uổi.

Một trong ba đề nghị của VED là tăng đầu tư toàn xã hội vào hệ thống đại học, bao gồm cả tài trợ từ ngân sách lẫn đóng góp của xã hội. Nhưng các số liệu liên quan (phụ lục 1) của Mỹ mô tả sự sụt giảm rất mạnh mức hỗ trợ từ ngân sách đối với các trường đại học công. Làm thế nào mà Việt Nam – với tình hình thâm hụt ngân sách và nợ công như hiện nay – lại có thể đi ngược lại, trong khi uy tín của các trường đại học chưa đủ cao để huy động sự đóng góp của xã hội vào đây?

- Tính trên con số tuyệt đối, ở Mỹ mức đầu tư của liên bang cho các đại học và nghiên cứu khoa học vẫn tăng lên. Tuy vậy, cả thu và chi của các đại học Mỹ đều tăng cao trong 30 năm qua, vì thế tỉ lệ tài trợ của ngân sách trong tổng thu giảm đi.

Trong thực tế mức nhà nước liên bang và các tiểu bang ở Mỹ hỗ trợ cho một sinh viên ở đại học công vẫn gần như không thay đổi từ năm 1987-2012 (khoảng 11.000 USD cho một sinh viên). Số lượng sinh viên ở Mỹ đang tăng từ năm 1980 tới nay cùng với xu hướng chung toàn thế giới, vì vậy mức độ hỗ trợ của ngân sách vẫn tăng nếu xét tới con số tuyệt đối.

Tuy nhiên do nhà nước đang ưu tiên một số khoản chi khác như bảo hiểm y tế (Medicare: tăng từ 10% lên 25% ngân sách), giáo dục tiểu học và trung học cơ sở… nên tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho GDĐH đang giảm đi. Theo số liệu tài khóa năm 2012, các tiểu bang vẫn chi tới 81,3 tỉ USD cho các đại học công, bằng một nửa cho tiểu học và trung học cơ sở (primary & elemetary schools), nhưng cao hơn số t.iền chi cho giao thông và cho các nhà tù.

Vấn đề nợ công của Việt Nam đáng lo ngại và Chính phủ cần hạn chế chi tiêu để giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Nhưng ngân sách cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải được ưu tiên hàng đầu, nhất là khi tỉ lệ đầu tư vào GDĐH trên GDP hay trên đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp so với thế giới. Chúng tôi vẫn kiên trì với khuyến nghị tăng đầu tư vào GDĐH dù Chính phủ phải tiết giảm chi tiêu ở những lĩnh vực khác.

Thành viên của VED hầu hết làm việc ở các trường đại học nước ngoài. Điều đó khiến có nhận xét rằng các ông đang nhìn về GDĐH Việt Nam bằng con mắt “người ngoài”. VED nghĩ như thế nào về đ.ánh giá này?

- Tuy các thành viên của VED đều có những trải nghiệm và hiểu biết nhất định về môi trường đại học ở Việt Nam, tôi phần nào đồng ý với nhận xét cho rằng góc nhìn của VED là góc nhìn của “người ngoài”. Quan điểm của VED chắc chắn cần được bổ sung bởi ý kiến của những người trực tiếp tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong môi trường đại học Việt Nam. Với cả ưu điểm và hạn chế của góc nhìn “ngoài cuộc”, mục đích của chúng tôi là đưa ra những phân tích, kiến nghị rõ ràng và nhất quán, hướng đến những mục tiêu đề ra ban đầu.

Cho đến nay, VED đã nhận được phản hồi như thế nào từ phía các vị lãnh đạo có thẩm quyền về giáo dục về bản khuyến nghị này?

- Trước khi lưu hành rộng rãi, báo cáo tổng kết của VED đã được gửi đến lãnh đạo các bộ, các cơ quan có liên quan trực tiếp đến cải cách GDĐH. Chúng tôi đã nhận được phản hồi tích cực của Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu nghiêm túc các kiến nghị của VED.

Nhiều ý kiến cho rằng các khuyến nghị của VED không quá mới mà đã được nói đến từ lâu. Cơ sở nào để VED tin rằng từ đây sẽ có các thay đổi mới?

- VED cố gắng đưa ra một số nhận định chung và những kiến nghị rõ ràng, nhất quán. Trong nghiên cứu chính sách, việc đưa ra một tập hợp khuyến nghị rõ ràng và nhất quán đòi hỏi quá trình làm việc nghiêm túc. Tất nhiên, nghiên cứu chính sách dù khó đến đâu cũng không thể khó bằng triển khai, đặc biệt là triển khai một cách nhất quán, kiên định. Nhưng để hướng tới một xã hội tốt đẹp, dường như không có cách nào khác.

Một học sinh lớp 12 muốn biết VED nhận định như thế nào về xu hướng biến đổi của GDĐH toàn cầu với I-Generation, MOOCs, E-learning và Mobile Learning? Bản khuyến nghị không cho thấy mối quan tâm của VED tới vấn đề này.

- Nên coi MOOCs, E-learning… như những dạng thức học liệu mới, không thể thay thế tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Trong kiến nghị số 4, chúng tôi có nêu việc sử dụng các học liệu MOOCs để thay đổi cách dạy, giảm giờ đứng lớp, tăng giờ làm bài tập, làm đề án.

Xin cảm ơn giáo sư.

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Căng: Xuân Lan - Anh Thư "khẩu chiến" vì ồn ào từ thiện phông bạt của Ưng Hoàng Phúc
23:39:43 13/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà xin dừng biểu diễn tại chung kết Miss Universe Vietnam 2024
21:31:17 13/09/2024
Một nam diễn viên: Đói tới mức phải lấy lá cây ăn, đổi đời nhờ Lê Công Tuấn Anh bận việc
21:34:16 13/09/2024
Nam diễn viên hạng A "nuốt trọn" 1.200 tỷ t.iền từ thiện
23:51:13 13/09/2024
Louis Phạm lên tiếng khi bị check sao kê từ thiện, hàng loạt vụ "phông bạt" khác lộ ra gây chấn động
01:38:57 14/09/2024
Nam ca sĩ vừa được 1 nữ đại gia tặng 2.500m2 đất: U45 hài lòng với cuộc sống độc thân, đi hát vì đam mê
22:48:10 13/09/2024
Vũ Luân bất ngờ xin lỗi khán giả vì lý do này
23:48:49 13/09/2024
Vương Hạc Đệ hẹn hò bạn diễn tại quán karaoke, làm 1 việc gây choáng?
21:35:25 13/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Mồi' chồng đại gia của bạn, tôi không dám ra khỏi nhà 1 năm trời vì câu nói 'bạc hơn vôi' của người tình giàu có

Góc tâm tình

07:35:15 14/09/2024
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, ngày nào cũng gặp nhau ở công ty, tối về lại nhắn tin nói chuyện, dần dần, tôi chủ động đến với anh.

Thêm 3 người ở Làng Nủ tìm về báo tin an toàn

Tin nổi bật

07:33:30 14/09/2024
Trong ngày 13/9, thêm 3 người dân thôn Làng Nủ đã may mắn thoát nạn sau trận lũ quét kinh hoàng, nâng tổng số người an toàn lên 57.

Sao Việt 14/9: Nam Thư tươi tắn đi cúng Tổ nghề, Minh Hằng khoe hậu phương

Sao việt

07:28:19 14/09/2024
Nam Thư diện áo dài nền nã đi cúng Tổ nghề sân khấu, Minh Hằng hạnh phúc khi có gia đình làm hậu phương vững chắc.

Hoa sữa về trong gió - Tập 12: Bố Hiếu ngỡ ngàng phát hiện Trang đã nghỉ việc

Phim việt

07:20:48 14/09/2024
Ông Hiếu đến tạp chí xem tình hình của Trang thì ngỡ ngàng khi biết con đã nghỉ việc từ lâu.Hiếu nổi giận lôi đình, không thể giữ nổi bình tĩnh khiến bà Trúc vô cùng hoảng sợ.

Phạm Thoại bán sạch tài sản để thêm chi phí đi từ thiện, cam kết không ăn chặn

Netizen

07:16:49 14/09/2024
Hot tiktoker Phạm Thoại khiến dân tình cảm kích khi bất ngờ đăng đàn bán tài sản cá nhân, gồm loạt túi hiệu đắt đỏ để có thêm chi phí ủng hộ cho đồng bào vùng lũ. Dù trước đó đã quyên góp 1 tỷ, nhưng khi ra tận nơi bị nạn, anh không thể...

Hanni (NewJeans) bị tung bằng chứng đặt điều nói dối, "gà cưng" HYBE điêu đứng

Sao châu á

07:13:18 14/09/2024
Từ tháng 4 năm nay, trận chiến giành quyền lực giữa tập đoàn giải trí lớn nhất Hàn Quốc với CEO label dưới trướng Min Hee Jin đã khiến truyền thông tốn không ít giấy mực. NewJeans là đứa con bị tranh giành, mục tiêu chính của vụ việc.

Việt Nam có loại hạt được ví như 'ngọc trời ban', cực sẵn lại tốt cho tim mạch

Sức khỏe

07:12:42 14/09/2024
Theo y học cổ truyền, hạt sen có tác dụng bổ tỳ, kiện tỳ. Tỳ là cơ quan quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn và điều hòa đường huyết. Khi tỳ hoạt động tốt, quá trình chuyển hóa đường sẽ diễn ra hiệu quả hơn, giúp ổn định đường huyết...

Cựu Bí thư Tỉnh ủy và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị truy tố vì nhận hối l.ộ h.àng chục tỷ đồng

Pháp luật

07:08:20 14/09/2024
Bị can Nguyễn Tiến Nhường (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ .

Midu áp dụng loạt tuyệt chiêu chăm sóc da sau để sở hữu vẻ ngoài "thần tiên tỷ tỷ"

Làm đẹp

06:43:23 14/09/2024
Midu gia nhập làng giải trí từ năm 2007 đến nay đã hơn 1 thập kỷ nhưng vẫn giữ được sức nóng của mình. Đặc biệt, nhan sắc của Midu luôn duy trì theo thời gian dài, bao năm vẫn không thay đổi.

Họa tiết trên váy n.ữ s.inh Nhật hot trở lại

Thời trang

06:43:08 14/09/2024
Họa tiết kẻ ô vuông thường xuất hiện trên đồng phục n.ữ s.inh Nhật Bản, Hàn Quốc trở nên thịnh hành trong mùa tựu trường năm nay, được Châu Bùi, Thảo Quỳnh hưởng ứng.

Ban tổ chức đêm nhạc Tuấn Hưng - Duy Mạnh ủng hộ đồng bào gặp bão lũ 3 tỷ đồng

Nhạc việt

06:42:32 14/09/2024
Ban tổ chức liveshow Dốc mộng mơ Duy Mạnh và Tuấn Hưng đã trao 3 tỷ đồng ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3.