Giáo sư Khoa học An ninh duy nhất của lực lượng CAND năm 2012
Mới đây, trong đợt xét bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2012, lực lượng CAND vinh dự có thêm 1 Giáo sư và 10 Phó Giáo sư. Giáo sư Khoa học An ninh duy nhất của lực lượng CAND trong năm nay là Thiếu tướng Lê Minh Hùng, Phó Giám đốc Học viện ANND.
Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư Khoa học An ninh duy nhất của lực lượng CAND trong năm nay, Thiếu tướng Lê Minh Hùng ( ảnh) – Phó Giám đốc Học viện ANND chia sẻ: “Đi theo con đường sư phạm có lẽ là cái “duyên” nghề chọn người và đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đó cũng là một sự thử thách dài hơi, đòi hỏi sự lao động nghiêm túc và khắt khe, đòi hỏi sự kiên trì không ngừng nghỉ”.
Cuộc trò chuyện với vị tân Giáo sư đã cho tôi nhiều thông điệp sâu sắc, những chặng đường đã đi qua, những chặng đường phía trước chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được “lập trình” bằng những mục tiêu phấn đấu rất cụ thể và điều quan trọng hơn là những mục tiêu đó phải được thực hiện đến cùng bằng một sự bền bỉ, nhẫn nại và một niềm đam mê yêu nghề đến cháy bỏng.
Thiếu tướng, GS.TS Lê Minh Hùng tâm sự, ông đi theo con đường sư phạm có lẽ là cái “duyên” nghề chọn người và đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Ông hạnh phúc với nghề làm thầy và điều làm ông cảm thấy tâm đắc nhất là với “năng khiếu làm thầy” đã giúp ông truyền tải được kiến thức của mình tới nhiều thế hệ sinh viên, nhiều cao học viên và nghiên cứu sinh. “Năng khiếu làm thầy” của GS Lê Minh Hùng chính là một phương pháp sư phạm khoa học, một trình độ nghiệp vụ chuyên sâu để truyền đạt kiến thức tới người học bằng con đường ngắn nhất.
“Đó cũng là một sự thử thách dài hơi, đòi hỏi sự lao động nghiêm túc và khắt khe, đòi hỏi sự kiên trì không ngừng nghỉ” – GS Lê Minh Hùng chia sẻ.
Lĩnh vực chuyên môn mà GS Lê Minh Hùng giảng dạy là nghiệp vụ An ninh điều tra, một môn nghiệp vụ chuyên ngành rất quan trọng trong chương trình đào tạo được Bộ Công an giao cho Học viện ANND. Ông đã tham gia trực tiếp đào tạo ra hàng ngàn cử nhân, hàng trăm thạc sỹ và hàng chục tiến sỹ, rất nhiều người trong số đó đang là lực lượng nòng cốt của lực lượng CAND, Quân đội trong sự nghiệp bảo vệ ANQG.
GS Lê Minh Hùng tâm sự: “Trong giảng dạy, tôi luôn coi trọng chất lượng đào tạo, vì vậy tôi đã tập trung nghiên cứu nội dung, chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy của bản thân, từ khi trở thành Phó Trưởng khoa, Trưởng khoa Nghiệp vụ chuyên ngành, rồi trở thành Phó Giám đốc Học viện, tôi đã nỗ lực chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo, công tác dạy giỏi, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học, các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả”.
Video đang HOT
GS Lê Minh Hùng đã trực tiếp bồi dưỡng 21 giáo viên trở thành trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính; 17 giáo viên đã được công nhận là Giáo viên giỏi cấp cơ sở, 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Bộ. Ông cũng đã hướng dẫn nhiều sinh viên làm nghiên cứu khoa học; đồng thời hướng dẫn 67 sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp đại học, hướng dẫn 32 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ luật học và hướng dẫn 7 nghiên cứu sinh trong đó có 3 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ…
Ông đã chủ nhiệm hoặc tham gia 11 đề tài khoa học cấp Bộ, trong đó chủ nhiệm 2 đề tài cấp Bộ đều nghiệm thu xuất sắc. Ông đã chủ biên viết nhiều cuốn sách chuyên khảo, được in và đưa vào sử dụng trong các trường CAND và các đơn vị thực tiễn của lực lượng CAND.
Năm 2011, GS Lê Minh Hùng đã chủ biên và tham gia viết 8 chương giáo trình “Khoa học điều tra hình sự” được đưa vào sử dụng chung cho các trường đại học, cao đẳng Luật, An ninh, Cảnh sát và Học viện Tư pháp. Ông còn là tác giả của hàng trăm trang tài liệu tham khảo và hàng chục bài tập tình huống đưa vào bài giảng ở Học viện ANND.
Nhiều thạc sỹ là học trò của thầy giáo Lê Minh Hùng từng chia sẻ với chúng tôi rằng, làm việc với thầy Hùng, họ ảnh hưởng từ thầy phương pháp làm việc rất khoa học, khắt khe, ngay từ những số liệu thống kê trong công trình, thầy cũng đòi hỏi sự nghiêm túc khoa học cao nhất. Thầy đòi hỏi học trò của mình đã nghiên cứu thì phải chuyên sâu, không thể hời hợt, dễ dãi. Thầy còn quan niệm, “sản phẩm” của người thầy chính là “sản phẩm đặc biệt”, đào tạo ra những đội ngũ tri thức có trình độ cao, do đó chính sự khắt khe nghiêm túc bài bản sẽ cho ra lò những “mẻ thép chất lượng”. Sâu xa hơn, đó còn là vì danh dự và “thương hiệu” của một nhà trường có bề dày truyền thống như Học viện ANND.
GS Lê Minh Hùng còn tâm sự với tôi rằng, có người hỏi vui ông rằng, đạt chức danh Giáo sư rồi thì có tâm lý nghỉ ngơi không, thì ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Nhận chức danh cao quý này sẽ là một “cú hích” để mình tiếp tục chặng đường phấn đấu mới, không có sự thoả hiệp xả hơi; với ông, một ngày trôi qua có chất lượng chính là một ngày mình được làm việc hết mình, thêm nữa, mục tiêu lớn lao phía trước Học viện ANND đang phấn đấu trở thành trường trọng điểm của ngành vào năm 2015 thì trách nhiệm của ông càng lớn lao hơn.
Theo Thu Phương
CAND
Chức danh giáo sư Nhà nước: Chưa thu hút được trí thức ở nước ngoài
469 người vừa được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS) và Phó GS năm 2012. Trong số này có 427 Phó GS và 42 GS (2 người được đặc cách).
Người đạt chức danh GS trẻ nhất năm nay là ông Phùng Hồ Hải (GS) Phó Viện trưởng Viện Toán học, sinh năm 1970 và Phó GS trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng (Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách khoa) sinh năm 1981.
GS TSKH Trần Văn Nhung ( ảnh), Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cho biết, số lượng những người được xét đạt các chức danh GS và PGS năm nay cao hơn năm trước; độ tuổi trẻ hơn và chất lượng ứng viên ngày càng tốt hơn; đặc biệt, số lượng các bài báo của các ứng viên được đăng trên các báo, tạp chí khoa học có uy tín của quốc tế cao hơn nhiều so với năm trước; bên cạnh các ngành khoa học (KH) tự nhiên, KH công nghệ có sự nở rộ của các ứng viên ngành y; trình độ tiếng Anh của ứng viên tốt hơn do trẻ hơn...
Vì sao năm nay vắng bóng các ứng viên đang học tập nghiên cứu hoặc giảng dạy ở nước ngoài, thưa ông?
Không phải năm nào cũng có những ứng viên "đặc biệt" như thế. Trên thực tế, mới chỉ có GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS TSKH Nguyễn Ngọc Thành.
Khi xây dựng quy chế, chúng tôi đã nhắm đến mục tiêu hội nhập với thế giới nên không chỉ thu hút cộng đồng các nhà khoa học ở trong nước mà còn nhằm tới cộng đồng người Việt Nam đang công tác ở nước ngoài có tâm huyết với tổ quốc và người nước ngoài.
Có ý kiến cho rằng, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài không nhỏ nhưng còn ít người quan tâm đến chức danh GS và PGS của Việt Nam. Ông nghĩ gì về điều này?
Chúng tôi đã cố gắng quảng bá tốt hơn về các chức danh GS và PGS của Việt Nam (có trang web bằng tiếng Anh và tiếng Việt). Tuy nhiên, điều quan trọng ở chỗ cơ chế chính sách để thu hút nhân tài về với tổ quốc. Có rất ít trường hợp đặc biệt như GS Ngô Bảo Châu (GS năm 2005). Mặc dù trước kia chưa có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cống hiến.
Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước nhóm họp lần X.
Xin ông cho biết, lợi ích của nỗ lực thu hút nhiều người Việt Nam đang nghiên cứu ở nước ngoài và người nước ngoài trở thành GS và PGS của Việt Nam?
Họ sẽ là các cộng tác viên cao cấp, sẽ có đóng góp trực tiếp vào nghiên cứu khoa học và giúp chúng ta hành động phù hợp để hòa nhập với quốc tế.
Với các nhà khoa học trong nước, cũng có ý kiến nhận định: Được phong tặng GS hay PGS cũng chả lợi lộc gì nên có vẻ như không ít người mặn mà với "cuộc đua". Quan điểm của ông ra sao?
Năm nay khác hẳn những năm trước là nếu được công nhận GS sẽ được tăng một bậc lương và được xét vào ngạch chuyên viên cao cấp; nếu là PGS cũng sẽ được vào ngạch chuyên viên chính, được tăng lương đặc cách (các cơ sở ngoài công lập nhà nước cũng khuyến nghị nên tạo điều kiện cho các GS, PGS có điều kiện làm việc tốt hơn.
Cám ơn ông.
Theo Hồ Thu
Tiền Phong
Ứng viên phó giáo sư trượt, được... bỏ phiếu lại Tình huống bất ngờ này đã xảy ra trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm chức danh phó giáo sư (PGS) đối với bà Đào Thị Thu Giang - phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương - tại phiên họp hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của trường ngày 16/9. Theo đó, mặc dù đủ điểm khoa học để bảo vệ chức...