Giáo sư Harvard: Trẻ có 3 loại trí tuệ này mới gọi là thông minh thực sự
Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất ra một công thức về trí thông minh.
Nhiều người cho rằng, một đứa trẻ thông minh sẽ sở hữu IQ cao và có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, trẻ thông minh không phải lúc nào cũng đạt điểm cao. Thông thường, trẻ sẽ thuộc hai kiểu “ thông minh bề ngoài” và “thông minh thực sự”. Kiểu trẻ thông minh đầu tiên nhìn có vẻ vượt trội hơn về mọi mặt, nhưng thực tế cũng dễ bị vượt mặt.
Chính vì vậy cha mẹ cần bồi dưỡng cho con “trí thông minh thực sự”. Các chuyên gia tại Đại học Harvard cũng cho biết, một đứa trẻ thực sự thông minh có “trí thông minh thực sự”. Trí thông minh này không chỉ nhìn thấy trong học tập mà còn thấy rõ ở cuộc sống, công việc,…
Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất ra: “Lý thuyết về trí thông minh thực sự”. Theo đó, một đứa trẻ thực sự thông minh sẽ sở hữu 3 loại trí tuệ. Chỉ số IQ không có nghĩa là trí thông minh. Nói một cách chính xác, phạm trù trí thông minh rộng hơn chỉ số IQ nhiều.
Giáo sư Harvard David Perkins từng đề xuất một công thức như sau: (Trí tuệ thực nghiệm trí tuệ thần kinh) * trí tuệ nội tâm = trí thông minh thực sự.
Giáo sư Harvard David Perkins
Giáo sư Ngụy Khôn Lâm, công tác tại khoa Tâm lý, Đại học Bắc Kinh, giám khảo chương trình Siêu trí tuệ Trung Quốc cũng từng đề cập đến công thức tính trí thông minh này và giải thích rằng “trí tuệ nội tâm” của trẻ trước hết là biết rõ bản thân, có khả năng tự chủ tốt, biết nhìn sự vật, sự việc một cách khách quan, không thành kiến. Trẻ có “trí tuệ nội tâm” thường mạnh mẽ, biết khuyết điểm của mình ở đâu và đặt mục tiêu hợp lý.
Trong học tập, “trí tuệ nội tâm” cho phép trẻ tập trung vào việc học, tuân thủ các quy tắc. Tại nơi làm việc, “trí tuệ nội tâm” giúp trẻ không chỉ có thể làm tốt công việc hiện tại mà còn có thể phân tích những thành tựu và sai lầm trước đây để nâng cao hiệu quả làm việc. Còn trong cuộc sống, “trí tuệ nội tâm” khiến trẻ tự giác hơn, biết sắp xếp lịch trình, lên kế hoạch cho bản thân.
Video đang HOT
Còn “trí tuệ thần kinh” của trẻ thường được thừa kế một phần từ cha mẹ. Hoặc một số trẻ em khác sinh ra đã có loại trí tuệ này, nó có thể hiểu nôm na là thông minh bẩm sinh. Thông minh bẩm sinh tuy là món quà sẵn có nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng, bị chậm lại bởi những phương pháp giáo dục sai lầm. Trong khi đó, những đứa trẻ có trí thông minh bình thường có thể bắt kịp hoặc thậm chí trở nên vượt trội ngày này qua ngày khác.
“Trí tuệ thực nghiệm” cũng là một dạng “của cải” khác của trẻ em. Với một người, thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Bằng cách này, trẻ không chỉ hứng thú với những điều mới mà còn có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ, biết xử lý những việc khó bằng kiến thức của riêng mình. Dùng chuyên môn, kinh nghiệm,… để hoàn thành nhiệm vụ. “Trí tuệ thực nghiệm” giúp trẻ dễ dàng đối phó với các kỳ thi, các hoạt động ngoại khóa,…
Tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con mình có được “trí thông minh thực sự”. Nếu muốn vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ cần chú ý rèn luyện 3 loại trí tuệ trên thông qua những việc như phân biệt rõ hành động của trẻ, cái nào là khôn vặt, cái nào là thông minh. Khi đứa trẻ lợi dụng những việc vặt vãnh, cơ hội, trốn tránh trách nhiệm thì dù còn rất nhỏ cũng phải sửa chữa kịp thời, hành vi và tâm lý như vậy sẽ chỉ làm khổ con về sau.
Thứ hai, cha mẹ cần làm phong phú cuộc sống của con. Lớp học và sách không phải là thế giới của trẻ em. Hãy cho con trải nghiệm các kỳ nghỉ, hòa mình vào thiên nhiên. Cuối cùng, hãy để cho con được sống tự chủ.
'Thần đồng dự báo thời tiết' đỗ Harvard: Thích gì học đó, tự tạo hẳn ngành riêng
Cappucci là người đầu tiên lấy bằng cử nhân Khoa học khí quyển tại Đại học Harvard vào năm 2019 - ngành học do chính anh tạo nên tại ngôi trường danh tiếng này.
Matthew Cappucci, 24 tuổi đến từ Mỹ là một nhà khí tượng học. Cappucci mê mẩn với thời tiết từ khi anh mới là một cậu bé lên 2. Năm 7 tuổi, anh tiết kiệm tiền để mua một chiếc máy quay phim, thường xuyên chạy ngoài trời trong những cơn giông bão mùa hè để ghi lại hình ảnh những tia sét.
Khi 14 tuổi, Cappucci trở thành người thuyết trình trẻ nhất tại Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ, nơi anh đã đưa ra một bản tóm tắt về "các đường dẫn nước liên quan đến ranh giới dòng chảy".
Trong thời gian học trung học, các bạn cùng lớp và giáo viên đều phụ thuộc vào Cappucci để dự đoán ngày tuyết rơi. Anh thường có thể dự đoán ngày tuyết rơi trước ít nhất ba ngày, và xác suất chính xác là 9 trên 10 lần.
Cappucci từng là "thần đồng nhí" về thời tiết với việc dự đoán ngày tuyết rơi cho cả lớp.
Kiến thức của anh về chủ đề này phần lớn là do tự học. Khóa đào tạo chính thức đầu tiên của Cappucci đến từ một trại khí tượng anh đã tham dự vào năm lớp chín.
Cappucci trúng tuyển Harvard năm 2015, nơi anh chàng đã tự thiết kế và triển khai chương trình đào tạo đại học đầu tiên về Khoa học khí quyển tại ngôi trường danh tiếng này.
Ban đầu, Cappucci muốn vào học tại trường Cao đẳng Bang Lyndon, một trường ở Vermont với chương trình khí tượng học được kính trọng và có lịch sử gửi sinh viên của mình vào lĩnh vực này.
Dù được trúng tuyển, nhưng sau đó Cappucci tiếp tục nộp đơn vào Harvard và Cornell. Cornell đã có một chương trình khí tượng học được biết đến khá rộng rãi. Harvard thì không. Cha mẹ của anh đã thuyết phục anh ít nhất nên thử Harvard.
Mọi kiến thức phần lớn đều do anh tự học.
"Tôi luôn biết mình muốn theo đuổi khoa học khí quyển," anh kể lại. "Tôi đăng ký vào Harvard theo sự thuyết phục của những người khác, mặc dù Harvard không đào tạo chuyên ngành này. Tôi thực sự không hạnh phúc trong năm đầu tiên của mình".
Trong một lần tình cờ gặp được Giáo sư Vật lý Eric Heller, người nhiều năm trước đã ca ngợi chuyên mục thời tiết hàng tháng của Cappucci, anh đã nhờ vị giáo sư này làm cố vấn giúp mình thành lập một chuyên ngành đặc biệt chưa từng được giảng dạy tại ngôi trường có bề dày lịch sử 385 năm này - Khoa học Khí quyển.
Cappucci hiện đang làm việc cho các chương trình thời tiết trên sóng truyền hình.
Khi còn ngồi ở giảng đường đại học, Cappucci đã bắt đầu làm việc tự do với Capital Weather Gang. Là một nhà thám hiểm cuồng nhiệt, Cappucci đã đi rất nhiều nơi, bao gồm các chuyến đi trên Great Plains để quan sát và theo dõi các cơn lốc xoáy, các chuyến đi đến Trung Quốc để thuyết trình về thời tiết và chuyến đi đến Chile để xem nhật thực toàn phần.
Khi không ở trong văn phòng, người ta có thể thấy Cappucci đang nhìn chằm chằm vào bầu trời, nhảy lên máy bay hoặc đuổi theo cơn bão tiếp theo.
Chàng thanh niên 24 tuổi với niềm đam mê bất tận về thời tiết.
Không có gì ngạc nhiên khi mục tiêu cuối cùng của Cappucci là trở thành một phóng viên thời tiết toàn thời gian trên truyền hình. Thanh niên 24 tuổi này đang là ngôi sao sáng trong thế giới khí tượng học. Hiện tại anh đang làm việc cho các nhà đài và tờ báo địa phương. Trong các mùa bão và lốc xoáy, Cappucci đi khắp đất nước trên một chiếc xe tải bọc thép và tường thuật trực tiếp cho các mạng lưới trên toàn thế giới.
Chạy theo những cơn bão vẫn là một phần trong cuộc sống của Cappucci. Anh ấy coi việc đuổi theo cơn bão là một trong những niềm đam mê của mình. Cappucci chia sẻ rằng việc đuổi theo cơn bão, như việc đứng ngoài trời trong cơn gió 80 dặm một giờ, hoặc theo dõi các cơn lốc xoáy thật ra không đáng sợ hay khó khăn như nhiều người nghĩ.
Cappucci không ngần ngại ra hiện trường để ghi nhận các hiện tượng thời tiết.
Đối với Cappucci, khí tượng học cũng là một loại hình nghệ thuật: "Đó là ngẫu hứng, nó không bao giờ lặp lại. Dù bạn có giỏi đến đâu thì bạn cũng sẽ không bao giờ trở nên hoàn hảo, vì vậy hãy luôn có động lực để cải thiện. Thời tiết là một điều đẹp đẽ. Để nhìn vào Bắc Cực quang, đứng bên trong tâm bão, để ngửi thấy một cơn bão, để xem một đám cháy rừng tạo ra cơn giông bão của riêng nó... Tôi ước mọi người dành nhiều thời gian hơn để nhìn lên thay vì nhìn xuống điện thoại di động của họ".
Nguyễn Quốc Huy xuất sắc giành giải Vô địch Tin học văn phòng Thế giới Nguyễn Quốc Huy (SN 2003), cựu học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) vừa mang vinh quang về cho Việt Nam khi vượt qua 160 thí sinh đến từ 108 quốc gia, vùng lãnh thổ và lần đầu tiên xuất sắc đoạt nhiều huy chương tại cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới nội dung Microsoft...