Giáo sư gốc Việt được trao giải thưởng khoa học nổi bật thế giới
Giải thưởng Rosalind Franklin và Bài giảng 2019 của Hội Khoa học Hoàng gia Anh ( The Royal Society) vừa được trao cho giáo sư gốc Việt Nguyễn Thị Kim Thanh vì những thành tựu của bà trong lĩnh vực vật liệu nano.
GS. Nguyễn Thị Kim Thanh trình bày bài giảng tại Hội khoa học Hoàng gia Anh – ảnh cắt từ clip
‘The Rosalind Franklin Award and Lecture 2019′ được trao cho các nhà khoa học nữ nổi bật trên thế giới.
Đó là thông tin được đăng tải trên website của Hội khoa học Hoàng Gia Anh vừa qua.
GS.TS Nguyễn Thị Kim Thanh đến từ đại học University College London (UCL), đã có vinh dự trình bày bài giảng và nhận huy chương Rosalind Franklin 2019 của Royal Society ở London.
Ở Royal Society GS. TS Nguyễn Thị Kim Thanh đã có vinh dự trình bày bài giảng về vật liệu nano plasmonic (hạt vàng hình cầu, trụ và sao), “Vật liệu nano từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh” (Nanomaterials from Bench to Bedside).
Ngoài vinh dự trình bày bài giảng trong giới khoa học hàng đầu của Anh, giải thưởng còn gồm một huy chương bằng bạc, một khoản hỗ trợ dự án 40 nghìn bảng và món quà 1 nghìn bảng Anh.
Video đang HOT
Dự án của bà Nguyễn Thị Kim Thanh là đề xuất tổ chức trại hè khoa học để truyền cảm hứng và thúc đẩy các em học sinh lớp 8, chủ yếu là nữ, từ các gia đình nghèo ở London, chọn các môn khoa học tự nhiên cho chương trình GCSE (cấp hai).
GS Thanh tốt nghiệp chuyên ngành hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992; sau nhận học bổng nghiên cứu quốc tế ở Hà Lan và Anh Quốc, và là nơi bà lấy bằng tiến sĩ năm 1998.
Bà Nguyễn Thị Kim thanh còn là giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm UCL Nanomaterials Laboratory, đặt tại Viện Royal Institution Anh Quốc, và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học University College London, Anh Quốc.
Bà vẫn đang hợp tác nghiên cứu với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giải thưởng và Bài giảng của Hiệp hội Hoàng gia Rosalind Franklin được trao cho một cá nhân vì có đóng góp nổi bật cho bất kỳ lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) nào và để hỗ trợ thúc đẩy phụ nữ trong STEM.
Giải thưởng được hỗ trợ bởi Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp (BEIS) và được đặt tên để vinh danh nhà sinh lý học Rosalind Franklin, người đã đóng góp quan trọng cho sự hiểu biết về cấu trúc phân tử tốt của DNA.
Giải thưởng đầu tiên được thực hiện vào năm 2003. Bài giảng được kèm theo huy chương mạ bạc, trợ cấp 40.000 bảng và quà tặng trị giá 1.000 bảng. Người nhận giải thưởng dự kiến sẽ dành một tỷ lệ tài trợ để thực hiện dự án nâng cao hồ sơ của phụ nữ trong STEM.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Giáo sư gốc Việt đầu tiên được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm y học Úc
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm y học Úc (Australian Academy of Health and Medical Sciences - AAHMS).
Đây là một vinh dự, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông cho y học, đặc biệt trong lĩnh vực loãng xương.
Website của Viện Hàn lâm Y học Úc công bố danh sách 40 nhà khoa học được bầu vào năm nay trong đó có Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
Viện Hàn lâm Y học Úc là viện đa ngành và độc lập, có 375 viện sĩ. Năm nay có 40 nhà khoa học được bầu, trong đó có 19 nhà khoa học nữ. Quá trình tiến cử và bình bầu diễn ra trong một năm với các tiêu chí cao và cạnh tranh để chọn ra những nhà khoa học có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực Y học. Tính đến nay, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào viện này.
Tại Úc, ông Nguyễn Văn Tuấn là Giáo sư khoa Y thuộc ĐH New South Wales, đồng thời là Trưởng phòng Thí nghiệm nghiên cứu loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.
Trong gần 30 năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có những đóng góp lớn cho chuyên ngành. Những đóng góp của ông gồm đánh giá và chẩn đoán loãng xương, di truyền loãng xương và nghiên cứu về yếu tố dẫn đến loãng xương. Ông đã công bố hơn 300 công trình khoa học trên các tạp chí ISI uy tín và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm y học Úc( ảnh:TDTU)
Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập và thẩm định của tạp chí Journal of Bone and Mineral Research. Ngoài ra, ông từng phụ trách biên tập cho tạp chí Osteoporosis International và Journal of Bone Densitometry. Hiện nay, ông thuộc Hội đồng biên tập và thẩm định của Journal of the Endocrine Society, JBMR Plus, Osteoporosis and Sarcopenia...
Ở Việt Nam, ông Tuấn là một trong những thành viên sáng lập Hội loãng xương TP.HCM (năm 2005) và giữ vai trò cố vấn khoa học cho đến nay. Những đóng góp của ông không chỉ trong chuyên ngành loãng xương và nội tiết mà còn về chất độc da cam. Ông là người Việt đầu tiên công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa chất độc da cam và dị tật bẩm sinh trên tập san y khoa quốc tế và viết sách bằng tiếng Việt về vấn đề chất da cam.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn hiện là Cố vấn cao cấp về khoa học, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo của trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Lê Phương
Theo Dân trí
Triều Tiên đẩy mạnh giáo dục khoa học công nghệ, thành lập nhiều trường chuyên ngành Triều Tiên đang nỗ lực đẩy mạnh giáo dục khoa học công nghệ trong học đường, với việc nhiều trường đại học ở nước này đã thành lập các chuyên ngành mới trong năm 2019. Bình Nhưỡng cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc cải thiện trình độ khoa học và công nghệ. Theo báo Rodong Sinmun, từ đầu năm đến nay...