Giáo sư đề nghị bãi bỏ quy định: “Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm”
Một số giáo sư giảng dạy nhiều năm tại trường đại học cho rằng, quy định yêu cầu giảng viên cao cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm rất cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tiễn và đề nghị cần điều chỉnh, bãi bỏ ngay.
Nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giáo sư, phó giáo sư sẽ không được tham gia giảng dạy
Thông tư liên tịch số 36 ban hành năm 2014 của Bộ Nội vụ và Bộ GD-ĐT (quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp và chức danh của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập) yêu cầu giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Như vậy, nếu không có chứng chỉ này thì không được hành nghề.
Chính vì quy định này, nhiều ý kiến giáo sư than trời và cho rằng cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tiễn.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – trưởng Ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho những người mới vào nghề.
Video đang HOT
Với các thầy cô đã có chức danh GS, PGS, để đạt được chức danh này đều là những người đã có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trên bục giảng, hướng dẫn nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học cho sinh viên cũng như hướng dẫn luận văn thạc sỹ, luận án cho nghiên cứu sinh.
Do vậy, mặc dù có thể chưa có chứng chỉ, nhưng họ đều đã qua thực tiễn giảng dạy, có thâm niên, kinh nghiệm và kết quả giảng dạy, cống hiến của họ đều đã được khẳng định. Các GS, PGS đều là giảng viên cao cấp. Do vậy chúng ta không nên áp dụng cứng nhắc và máy móc, thiếu thực tiễn.
Theo GS Đức, những người đã có học hàm GS, PGS thì không cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ này nữa.
Thực tế cho thấy một số thầy cô giáo giảng dạy các môn thuộc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nhất là các thầy cô còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và sự thành công trong nghề còn thua xa các GS, PGS. Hóa ra lại là trò dạy thầy về nghiệp vụ sư phạm.
“Nên xem xét điều chỉnh, bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tế” – GS Đức đề nghị.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GD&ĐT hóm hỉnh kể lại câu chuyện “dở khóc, dở cười” về quy định trên.
Những năm 90 thế kỷ trước, cũng đã có quy định tương tự này áp dụng cho cả các giảng viên ĐH. Trường ĐH Bách Khoa HN đã mở lớp bồi dưỡng cho tất cả giảng viên của trường và mời cán bộ lãnh đạo Vụ đưa ra quy định đó trên Bộ về giảng.
Nói về nghiệp vụ sư phạm với các giảng viên trường ĐH Bách Khoa HN cũng đã dày dạn học đường kể ra cũng hơi buồn cười. Mà buồn cười thật khi giảng viên từ Bộ về cũng dùng máy chiếu overhead để giảng. Nhưng ôi trời, tờ giấy soạn bài khổ A4 chữ nhỏ cỡ 14 hay 16 được giảng viên copy lên phim chiếu để giảng. Điều đó cho thấy, giảng viên này chưa đạt trình độ “sạch nước cản” về sư phạm.
TS Ngọc cho rằng, ở thời đại CNTT, những kỹ năng sư phạm có thể đưa lên mạng để giáo viên tham khảo và trao đổi với nhau, và có thể qua các video minh họa trên youtube, không cần phải triệu tập đi dự lớp tập huấn để lấy chứng chỉ.
TS Ngọc hài ước đặt câu hỏi, sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường có phải đi thi kiểm tra lấy cái chứng chỉ này không? Nếu có thì các trường sư phạm nên đổi tên thành “trường thiếu chứng chỉ sư phạm” để sinh viên còn lo lấy cái thân đi học mà không thành tài.
Trước đó, một vị giáo sư ở TP.HCM viết trên Facebook cho biết, ông đã hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 50 thạc sĩ, trên 100 cử nhân, đã dạy ĐH và cao học hơn 20 học kỳ và đã được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp. Vậy mà giờ này đang bị người ta doạ nạt là sắp tới phải đi học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp. Nếu không có chứng chỉ đó, sau này, sẽ không được hành nghề giảng viên nữa.
Vị GS này cho hay, lúc thi vào biên chế, ông đã phải có chứng chỉ phương pháp giảng dạy đại học, nhưng chứng chỉ này hiện không được chấp nhận mà bắt buộc phải là chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. “ Sao nỡ lòng nào bắt giáo sư đi thi lấy chứng chỉ sư phạm” – vị GS này than thở.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo – Bộ GD&ĐT cho biết, việc giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đã được qui định trong điều 77 Luật giáo dục.
Tuy nhiên, vẫn còn giảng viên, vì nhiều nguyên nhân (trong đó có PGS,GS) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
“Qua phản ánh này, Bộ GDĐT đang rà soát, chỉnh sửa trong Luật Giáo dục (sửa đổi) tới đây (nếu cần thiết) trong thời gian tới” – ông Minh nói.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
HLV Park Hang Seo bất ngờ được phong Giáo sư
HLV Park Hang-seo và trợ lý Lee Young-jin vừa được Đại học tư nhân Kwangwoon ở Hàn Quốc phong làm Giáo sư danh dự.
HLV Park Hang-seo được trường Đại học Kwangwoon vinh danh. Ảnh: Dong-A
Theo Đông Á Nhật báo (Dong-A Ilbo), HLV Park Hang-seo và trợ lý Lee Young-jin được đại học Kwangwoon ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc trao tặng chức danh Giáo sư danh dự. Đây được xem là phần thưởng tôn vinh dự đóng góp của HLV Park Hang Seo và trợ lý Lee Young-jin trong việc quảng bá Hàn Quốc ra nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam.
Kể từ khi nhận lời dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam vào tháng 10/2017, HLV Park Hang Seo đã liên tiếp gặt hái thành công, qua đó tạo ra tiếng vang lớn ở châu Á. Hiệu trưởng Yoo Ji-sang của đại học Kwangwoon tin rằng việc HLV Park Hang Seo và trợ lý Lee Young-jin trở thành Giáo sư danh dự sẽ tạo ra cảm hứng học tập, phấn đấu không ngừng nghỉ cho các sinh viên, đặc biệt là các du học sinh tại trường Kwangwoon.
Trước đó, HLV Park Hang Seo cũng được nhiều địa phương, tổ chức ở Hàn Quốc vinh danh vì thành công vang dội với bóng đá Việt Nam. Đáng chú ý nhất là việc ông được Thị trưởng thành phố Changwon, tỉnh Gyeongsangnam, nơi ông sinh ra và lớn lên, mời làm Đại sứ.
Ngoài ra, HLV Park Hang Seo cũng được hiệp hội nhà báo Hàn Quốc bầu chọn vào danh sách 10 nhân vật tiêu biểu nhất năm 2018 của đất nước này.
Theo Tiền Phong
Cần làm minh bạch quy trình tái bổ nhiệm của ông Trần Minh Luân Cho tới nay, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn im lặng khó hiểu trước sự việc của ông Trần Minh Luân - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Nguyễn Thị Diệu. Liên quan đến sự việc của ông Trần Minh Luân - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh...