Giáo sư Đại học Harvard: ‘Tiếng Việt là nỗi đau của tôi’

Theo dõi VGT trên

“Tiếng Việt là nỗi đau của tôi bởi thời gian gần đây, tôi thấy nó đang mất dần sự trong sáng. Người Việt viết sai nhiều quá”, giáo sư Ngô Như Bình nói.

- Được biết trước khi là chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard, giáo sư từng dạy tại Đại học Lomonosov của Nga. Cơ duyên nào đã đưa ông đến với Harvard?

- Cơ duyên đến khi tôi được tuyển vào dạy một khóa mùa hè, diễn ra trong 10 tuần, của Học viện Đông Nam Á Mùa hè (SEASSI). Do đó, cuối năm 1991, tôi xin phép Đại học Lomonosov sang Mỹ để chuẩn bị.

Sự kiện ấy diễn ra tại Đại học Washington ở thành phố Seattle (Mỹ). Trong quá trình giảng dạy, tôi hay tin Đại học Harvard đang tuyển giảng viên dạy tiếng Việt.

Khi đó, tôi phân vân bởi người Việt sống tại Mỹ rất đông. Nhiều người trong số đó có học vị rất cao. Bên cạnh đó, Harvard lại quá nổi tiếng khiến tôi có tâm lý ái ngại. Tuy nhiên, các đồng nghiệp ở SEASSI đã động viên và ủng hộ tôi rất nhiều.

Cuối cùng, tôi quyết định nộp đơn. Sau nhiều vòng phỏng vấn qua điện thoại, tôi trở thành giảng viên tiếng Việt tại Đại học Harvard.

Giáo sư Đại học Harvard: Tiếng Việt là nỗi đau của tôi - Hình 1

Giáo sư Ngô Như Bình trong văn phòng làm việc. Ảnh: NVCC.

Tôi không biết lý do chính xác mình được nhận. Tuy nhiên, tôi phỏng đoán khi đó, nhiều người Việt sống tại Mỹ nhưng không ai được đào tạo về ngôn ngữ một cách bài bản ở Việt Nam và Liên Xô. Người Mỹ rất trân trọng những thành tựu của Liên Xô về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt về giảng dạy ngoại ngữ.

Harvard liên tục dạy tiếng Việt từ năm 1971. Tuy nhiên, đến năm 1994, trường mới chính thức thành lập chương trình tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á và đứng bình đẳng với 3 thứ tiếng: Trung, Nhật và Hàn.

- Giáo sư viết rất nhiều sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, ông có thể chia sẻ rõ hơn ý tưởng của mình với những bộ sách này?

- Từ lúc công tác tại Đại học Lomonosov, tôi cùng các đồng nghiệp người Nga biên soạn một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Nga. Cuốn giáo trình xuất bản vào năm 1989 và hiện tại, một số nơi vẫn sử dụng.

Khi sang Mỹ, tôi dùng một cuốn sách do người Mỹ biên soạn vào năm 1972. Kiến thức cơ bản của giáo trình nói chung khá tốt nhưng một số nội dung có vấn đề. Khi sử dụng, chúng tôi phải sửa một số chỗ, thậm chí biên soạn lại.

Tôi thấy nước Mỹ khi đó chưa có một cuốn sách dạy tiếng Việt nào giới thiệu về tiếng Việt hiện hành. Do đó, tôi dùng tất cả kiến thức và kinh nghiệm khi học ở Việt Nam và Nga để biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cơ bản dành cho năm thứ nhất. Cuốn sách hoàn thành vào năm 1994.

Sau đó, tôi thu thập lý kiến của một số đồng nghiệp và sinh viên rồi chỉnh sửa và hoàn thiện giáo trình. Kết quả, cuốn Elementary Vietnamese được xuất bản vào năm 1999.

Năm 2010, tôi biên soạn và xuất bản giáo trình ở trình độ cho năm thứ 2 và năm thứ 3 tên là Continuing Vietnamese. Hiện tại, nhà xuất bản đang chỉnh sửa lại để xuất bản lần thứ hai.

- Nhu cầu của sinh viên quốc tế về tiếng Việt ra sao? Suy nghĩ về Việt Nam trước và sau khi họ học tiếng Việt là gì?

- Việt Nam học là ngành thu hút nhiều sinh viên cũng như số người nghiên cứu tương đối ổn định. Mỹ là một trong những nước đầu tư mạnh nhất thế giới vào bộ môn này, dù còn khá non trẻ so với nhiều nước khác như Pháp và Nga.

Video đang HOT

Trong số những sinh viên của tôi, một số ít chỉ đăng ký học một năm nhưng họ nói rằng nhờ môn học này, họ có thể sử dụng tiếng Việt trình độ thấp và được trang bị kiến thức cơ bản về Việt Nam. Nhiều sinh viên học với tôi hai, ba hay bốn học kỳ, thậm chí lâu hơn.

Nhiều người Mỹ biết về Việt Nam qua cuộc chiến tranh ở thế kỷ trước. Sau khi học xong lớp của tôi, họ nghĩ rằng cuộc chiến đó xảy ra là điều không may cho cả Mỹ và Việt Nam.

Tôi cũng cho sinh viên xem bộ phim Người Mỹ trầm lặng để họ thấy nếu tiếp tục can thiệp vào Việt Nam như vào đầu những năm 1950, người Mỹ sẽ thất bại. Tôi không nói đó là quan điểm của tôi, của người Mỹ hay của Hà Nội. Tôi nói với họ rằng đó là nhận định của tác giả cuốn Người Mỹ trầm lặng Graham Greene. Ông là người Anh, mà người Anh là đồng minh thân cận của Mỹ trong rất nhiều cuộc chiến.

- Điều đầu tiên ông thường nói với những sinh viên tham gia lớp tiếng Việt của ông là gì?

- Tôi nói rằng tôi rất biết ơn khi họ đã đăng ký học môn của mình. Trong môn học này, tôi chỉ cung cấp phương tiện ngôn ngữ để giúp họ tìm hiểu về Việt Nam. Tôi nghĩ họ hài lòng với cách tiếp cận ấy.

Giáo sư Đại học Harvard: Tiếng Việt là nỗi đau của tôi - Hình 2

Giáo sư Ngô Như Bình cho biết từ năm 1994, tiếng Việt tại Đại học Harvard đứng ngang hàng với 3 thứ tiếng: Trung, Nhật và Hàn. Ảnh: NVCC.

- Trong những năm dạy tiếng Việt tại Đại học Lomonosov và Đại học Harvard, giáo sư từng gặp sinh viên Việt nào tham gia lớp học của ông chưa?

- Tôi chưa từng gặp sinh viên người Việt khi công tác tại Liên Xô. Tuy nhiên, tại Đại học Harvard, năm nào tôi cũng dạy một số sinh viên Mỹ gốc Việt.

Gia đình họ rời Việt Nam với những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ họ vẫn luôn hướng về Tổ quốc và muốn con cái giữ tình cảm với quê hương, học tiếng Việt để hiểu về cội nguồn văn hóa.

Nhiều sinh viên sinh ra tại Việt Nam nhưng lớn lên ở Mỹ. Họ chỉ có thể nói nhưng không biết viết. Tuy nhiên, khi học đến năm thứ 3, nhiều bạn đã có những bài thuyết trình sâu sắc. Một số người khi trở về Việt Nam, nói chuyện về văn học và lịch sử Việt Nam với các bạn trẻ cùng t.uổi khiến nhiều người bất ngờ về sự hiểu biết của họ.

Một số không thể nói tiếng Việt và ghi tên vào học như một người Mỹ. Một sinh viên từng kể với tôi rằng: “Lần đầu em gọi điện thoại cho bà nội ở Việt Nam và nói tiếng Việt, bà nội đã khóc”.

- Các tác phẩm của giáo sư chủ yếu nhằm mục đích dạy tiếng Việt cho sinh viên quốc tế. Song, trong đó nổi bật lên 2 cuốn sách dạy tiếng Anh dành cho người Việt. Xin ông chia sẻ thêm về điều này.

- Khi mới sang Mỹ, tôi không biết tiếng Anh. Tuy nhiên, sau đó, tôi đã nỗ lực học tập và có thể sử dụng thành thạo. Tôi cũng nhận thấy nhiều người Việt sống ở Mỹ đã lâu nhưng tiếng Anh còn yếu.

Khi tôi biên soạn những cuốn sách dạy tiếng Anh đó, thị trường chủ yếu là giáo trình dạy tiếng Anh – Anh. Trong khi đó, tôi quan niệm các biến thể của tiếng Anh (tiếng Anh tại các nước sử dụng tiếng Anh) là bình đẳng.

Ngoài ra, tiếng Anh – Mỹ ngày càng phổ biến nên một cuốn giáo trình dạy tiếng Anh – Mỹ là cần thiết.

Tôi đã biên soạn công trình này cùng một người Mỹ và dạy tiếng Anh hoàn toàn qua nghe. Tuy phương pháp này không bài bản song phù hợp với những người ít thời gian và không có điều kiện đến lớp. Họ có thể học qua CD, trên mạng hay lúc lái xe.

- Khó khăn lớn nhất của người Việt khi học tiếng Anh là gì?

- Khó khăn của người Việt khi học tiếng Anh cũng có cùng cơ sở với khó khăn khi học tiếng Pháp, tiếng Nhật hay tiếng Tây Ban Nha. Đó là những chuyển di tiêu cực trong tiếng mẹ đẻ. Chuyển di tiêu cực của người Việt khi học tiếng Anh lớn hơn chuyển di tiêu cực của người Việt khi học tiếng Trung chẳng hạn.

Tiếng Anh có trọng âm nhưng tiếng Việt không có trọng âm. Cũng như người Anh, người Đức hay người bản ngữ nhiều thứ tiếng châu Âu khác khi học tiếng Việt là phải chú ý đến thanh điệu.

Hệ thống ngữ âm của hai thứ tiếng khác nhau nhiều. Do đó, giáo viên tiếng Anh nên giới thiệu những khác biệt về ngôn ngữ để tránh chuyển di tiêu cực.

- Từng trải qua rất nhiều trường đại học (từ Việt Nam đến Mỹ), xin ông chia sẻ sự khác nhau giữa phương pháp giảng dạy ở các nước.

- Nền giáo dục ở đâu cũng có những cái hay riêng. Tại Mỹ, kể từ bậc trung học trở lên, đặc biệt là đại học, truyền thụ kiến thức là mục đích quan trọng nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng của họ là dạy người học tư duy phản biện và cách tự học.

Trong khi đó, lối giáo dục ở Liên Xô rất bài bản. Nước Nga hiện nay kế thừa tinh hoa giáo dục từ thời Liên Xô song cũng thay đổi khá nhiều.

Về Việt Nam, tôi nghĩ giáo dục sau này sẽ không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức. Người học không chỉ ghi nhớ máy móc mà phải đưa ra ý kiến của mình. Những ý kiến đó có thể khác với ý kiến của giáo viên và sách giáo khoa.

- Là một nhà ngôn ngữ, ông có cảm nghĩ thế nào về tiếng Việt?

- Tiếng Việt là điều làm tôi luôn trăn trở làm sao để giảng dạy có hiệu quả, để cho mọi người thấy cái hay và cái đẹp của tiếng Việt. Nó là nỗi đau của tôi bởi trong thời gian gần đây, tôi thấy tiếng Việt đang mất dần sự trong sáng.

Người Việt viết sai nhiều quá. Ở đây, tôi không đề cập vấn đề viết tắt cũng như tiếng lóng trong thời đại công nghệ phát triển. Tôi muốn nói đến mảng tiếng Việt chuẩn, đặc biệt là báo chí. Tôi thấy họ viết sai về cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ.

Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài diễn ra tràn lan, vô ý thức trong những tình huống và ngữ cảnh mà tiếng Việt hoàn toàn đủ phương tiện, từ và thành ngữ để diễn đạt.

Tôi nghĩ vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải được đặt ra một cách rất nghiêm túc.

Giáo sư Ngô Như Bình hiện là chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á của Đại học Harvard (Mỹ).

Ông nhận bằng cử nhân về ngôn ngữ và văn học Nga tại Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 1973. 5 năm sau, ông nhận bằng tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội).

Năm 1982, ông lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ tại Viện hàn lâm Khoa học Nga và tham gia giảng dạy ngôn ngữ học và tiếng Việt tại Đại học Lomonosov trước khi đến Mỹ vào năm 1992.

Theo Zing

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.

Làm thế nào để việc tích tụ, tập trung ruộng đất được đẩy mạnh hơn? NTNN xin trích giới thiệu bài viết của 2 Giáo sư- David Dapice và Nguyễn Xuân Thành đến từ Đại học Harvard (Mỹ) về chính sách đất đai, nông nghiệp của Việt Nam.

Tích tụ ruộng đất cần diễn ra tự nguyện

Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam - Hình 1

Việt Nam cần có chính sách giúp các nhà nông thành công tích tụ đất đai với diện tích có thể lên tới hàng nghìn ha. Ảnh: H.X

Những người nông dân muốn bán đất thường đã nghĩ đến một nơi ở mới hay một hoạt động sản xuất, kinh doanh mới - có thể là một nơi cach tác, chăn nuôi khác hay một nơi nào đó ở đô thị để sinh sống hay làm ăn. Họ cần đến nguồn vốn từ việc bán đất để có cơ hội tìm một cuộc sống tốt hơn". GS Nguyễn Xuân Thành

Luật Đất đai 2013 cho phép người nông dân có quyền thuê đất 50 năm; đó là sự cải thiện lớn so với 20 năm như trước kia. Tuy nhiên, tính không linh hoạt trong sử dụng đất vẫn là một vấn đề. Nông dân không được thực sự tự do trong việc quyết định chăn nuôi hay trồng trọt trên đất nông nghiệp của mình.

Sự hạn chế này làm giảm giá trị đất của nông dân, và khiến họ không chắc có thể bán được đất để chuyển sáng hoạt động nông nghiệp khác hay chuyển ra thành phố. Thanh niên nông thôn thường có xu hướng rời bỏ hoạt động nông nghiệp, phản ánh trình độ học vấn cao hơn, sở thích và khả năng lưu chuyển cao hơn. Tuy nhiên, những người về già (trên 40 t.uổi chẳng hạn) và lao động nữ có xu hướng ở lại nông thôn. Đó là lý do dẫn đến mức năng suất lao động tăng trưởng chậm và tương đối thấp.

Đất nông nghiệp vẫn không được đảm bảo quyền sử dụng ngang bằng với bất động sản đô thị. Quả thật, một nguồn tài chính và thu nhập lớn của các địa phương là thu hồi đất với giá đền bù phải chăng (dựa theo giá trị nông nghiệp) rồi chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp với giá trị cao hơn nhiều. Điều này thực chất là tước đoạt giá trị đất đang gia tăng từ tay người nông dân rồi giao cho các nhóm lợi ích khác nhau. Chính sách này làm giảm thu nhập nông nghiệp vốn dĩ đã thấp, cản trở khả năng lưu chuyển lao động và sự hợp nhất đất nông nghiệp, và làm cho việc đầu tư vào đất nông nghiệp trở nên rủi ro hơn. Điều này vẫn xảy ra bất chấp những tiến bộ đạt được trong Luật Đất đai năm 2013.

Điều quan trọng cần lưu ý là nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò xã hội quan trọng để cho những người lao động về già không muốn di chuyển và kỹ năng đô thị hạn chế vẫn có thể ở lại quê hương bản quán của họ. Không ai đề nghị rằng ta nên buộc nông dân bán quyền sử dụng đất của họ. Nhiều người hiện nay đang buộc phải làm thế, để các quan chức sử dụng đất của họ vào các dự án. Đúng hơn, vấn đề ở đây là nên đặt lại trọng tâm chính sách đất đai sao cho việc tích tụ đất đai một cách tự nguyện trở nên dễ dàng và được xem là đáng mong đợi, chứ không phải như sự trở lại của những địa chủ lớn.

Trong một xã hội hiện đại, đất nông nghiệp không phải là một nguồn sản nghiệp lớn, mà nông nghiệp cũng không chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng quốc gia. Những trang trại quy mô lớn sẽ không tạo thành một giai cấp kinh tế xã hội quan trọng như ngày xưa. Đó là lý do khiến ở tất cả các nước giàu, lực lượng lao động nông nghiệp giảm xuống. Nhà nước không nên tăng tốc quá trình này một cách khiên cưỡng, nhưng cũng không nên cấm đoán hay cản trở. Áp lực kinh tế tự nhiên khiến cho những người có khả năng lưu chuyển sẽ quyết định đi tìm thu nhập cao hơn trong những nghề nghiệp phi nông nghiệp. Việt Nam đang ở vào thời kỳ mà số lượng nông dân nên bắt đầu giảm dần, chứ không phải chỉ giảm tỷ trọng trong lực lượng lao động. Điều này sẽ đặc biệt đúng nếu tỷ lệ tăng trưởng chung gia tăng và xã hội sẽ tạo ra được nhiều việc làm nhà máy hơn, gắn liền với việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, thông qua dòng vào FDI cũng như đầu tư của các nhà cung cấp ngoài quốc doanh.

Cho phép nhà nông thành công mở rộng trang trại

Hiện Việt Nam cần thu hút mạnh đầu tư tư nhân vào nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng năng suất của đất đai và năng suất của lao động. Điều này sẽ được thực hiện thông qua hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) tập trung tốt hơn, nâng cao hiệu quả chính sách công trong khai thác tài nguyên, giảm tổn thất sau thu hoạch, kết nối sản xuất, chế biến và tiếp thị nông nghiệp.

Đề xuất nhà nước đầu tư hay để thành lập những trang trại quy mô lớn hàng nghìn ha, hiện đại và thâm dụng vốn đã được thử nghiệm ở những nước khác ở Đông Nam Á và nói chung là không có hiệu quả - chí ít nếu tính đến chi phí kinh tế của những khoản trợ cấp ngầm về đất đai và tín dụng. Một cách tiếp cận hữu cơ và "từ dưới lên" là cho phép những nhà nông thành công mở mang trang trại lên hàng chục hay có thể hàng trăm ha. Các tổ chức tín dụng cung cấp vốn theo lãi suất thị trường để cải thiện đất, máy móc và chế biến nông sản trên cơ sở tự thẩm định tính khả thi.

Một phương án khác là cho các nhóm nông dân canh tác trên những diện tích lớn hơn - một sự tái sinh mô hình hợp tác xã. Phương án này đã được đề xuất trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về sức cạnh tranh của lúa gạo và cây trồng khác. Mô hình hợp tác xã đã phát huy hiệu quả ở một số nơi tại châu Á có hệ thống kinh tế thị trường như Đài Loan. Nhưng Việt Nam thiếu năng lực thể chế để phát huy mô hình này. Cho phép những nông dân thành công mua lại đất của láng giềng, những người muốn ra đi, sẽ là một phương án đòi hỏi ít nỗ lực tổ chức hơn nhiều. Nếu cảm thấy có nguy hiểm từ những địa chủ lớn, nhà nước có thể áp thuế đất đối với những diện tích vượt quá một mức nhất định, và mức quy định này có thể thay đổi tùy theo vùng và chất lượng đất. Nếu áp dụng thuế này, nên áp dụng cho cả các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân.

Một thực tế cũng cần thay đổi là, chính sách đất đai vẫn thiên về lúa gạo hiện nay hay thiên về các cây hàng năm. Do đó, chất lượng sản phẩm thường không đủ cho các thị trường xuất khẩu giá trị cao và quy mô nhỏ làm hạn chế việc sử dụng cơ giới hóa và công nghệ. Trên hết, năng suất của lao động và đất xem ra thấp và (hoặc) tăng trưởng chậm. Ứng với những xu hướng này, ta có thể dự kiến người lao động sẽ lìa bỏ nông nghiệp nhanh hơn nhưng trên thực tế, số lượng lao động làm việc trong nông nghiệp vẫn gần 24 triệu người trong gần 2 thập niên.

Nhiều người nông dân sẽ quyết định ở lại bên những lô đất nhỏ do t.uổi tác, tính cách, trình độ kỹ năng hay nghĩa vụ gia đình. Họ sẽ hưởng lợi nhờ những chương trình đặc biệt, liên quan đến nhiều hoạt động R&D, truyền bá kiến thức và cung cấp giống để có thể trồng những hoa màu có giá trị cao hơn. Những nỗ lực kiểu này thích hợp với sự hợp tác nhà nước - tư nhân. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể đóng vai trò nhất định trong việc phát triển và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng giúp nâng cao danh tiếng và giá cả của sản phẩm Việt Nam.

Việc bổ sung thêm thuế đất đối với những diện tích đất lớn sẽ giúp bù đắp cho nguồn thu ngân sách mất vào tay những quan chức địa phương khi chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp sang phi nông nghiệp rồi tận hưởng giá trị đất lên cao cho mục đích riêng. Thuế đất cũng là nguồn thu ngân sách địa phương bền vững hơn.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
    07:03:06 08/07/2024
    Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
    06:48:28 08/07/2024
    Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức
    01:14:11 08/07/2024
    Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
    06:53:10 08/07/2024
    6 cách mix blazer ngắn tay cho mùa hè vừa thoải mái vừa mang đến vẻ ngoài thanh lịch
    01:13:32 08/07/2024
    NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
    06:41:40 08/07/2024
    Bố Đại tá đưa hoa hậu Nông Thúy Hằng đến những trang sách đầu tiên trong đời
    06:34:08 08/07/2024
    Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
    06:29:42 08/07/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    2 năm sống trong nơm nớp lo sợ vì đã bỏ chồng, đến khi mở món quà con trai tặng, tôi như trút được gánh nặng

    Góc tâm tình

    08:53:59 08/07/2024
    Vì món quà sinh nhật con trai tặng mà tôi thao thức cả đêm. Cuối cùng, gánh nặng trong tim tôi cũng được trút bỏ. Chỉ những người làm mẹ mới thấu hiểu được niềm hạnh phúc khi nhận quà của con cái.

    Hezbolla dùng UAV không kích dồn dập trả đũa Israel

    Pháp luật

    08:52:28 08/07/2024
    Phía Hezbollah khẳng định, cuộc tấn công nhằm đáp trả việc Israel s.át h.ại một thành viên cấp cao của Hezbollah một ngày trước đó. Hiện phía Israel chưa phản ứng về thông tin này.

    Nam giới và căn bệnh phì đại t.iền liệt tuyến gây khó chịu

    Kiến thức giới tính

    08:52:12 08/07/2024
    T.iền liệt tuyến chỉ có ở nam giới. Bệnh không nguy hiểm, không phải bệnh nan y nhưng gây khó chịu trong cuộc sống hằng ngày.

    Đời cơ cực của nam diễn viên gạo cội ai cũng biết mặt nhờ... chuyên vai ngoại tình

    Sao châu á

    08:28:09 08/07/2024
    Mặc dù là diễn viên nhưng Kang Cheol không hề giàu có, buộc phải kiếm sống bằng công việc trong 1 quán bar ở Seoul, Hàn Quốc.

    Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ

    Sao việt

    08:25:35 08/07/2024
    So với trước kia, khuôn mặt hiện tại của Lê Hoàng khá lạ lẫm, thậm chí nhiều khán giả lâu năm của nam nghệ sĩ còn suýt nhận ra không.

    Phát hiện 2 "thế giới đã mất" ẩn mình dưới Nam Cực

    Lạ vui

    08:12:01 08/07/2024
    Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, kết quả phân tích địa thời học và trầm tích học của lõi khoan lấy từ thềm biển Amundsen ở Tây Nam Cực đã tiết lộ về hai thế giới đã mất đầy bất ngờ.

    Trời nóng làm ngay món ăn này: Cực dễ mà hương vị mát lạnh, ngon miệng ăn 2 bát cũng không thấy đủ!

    Ẩm thực

    07:56:29 08/07/2024
    Thời tiết càng nóng, chúng ta đều trở nên uể oải và chán ăn. Món ăn giải khát vào thời điểm này tất nhiên sẽ là ngon nhất rồi!

    Bỏ thuốc điều trị viêm gan B để uống thuốc nam, người đàn ông suy gan cấp, nguy kịch

    Sức khỏe

    07:31:20 08/07/2024
    Bệnh nhân mới dùng thuốc kháng vi rút được 9 tháng nên chưa đủ để ức chế được vi rút viêm gan B. Việc bệnh nhân đang điều trị mà tự ý ngưng thuốc tới 3 tháng liên tục là rất nguy hiểm.

    Vận may của 12 con giáp tuần mới (từ 8-14/7): Hợi số đỏ, Ngọ nhiều t.iền, Dần lắm thăng trầm

    Trắc nghiệm

    07:02:18 08/07/2024
    Dưới dây là dự đoán vận may của 12 con giáp trong tuần mới (từ ngày 8-14/7). Bạn hãy xem ngôi sao may mắn của mình có tỏa sáng không nhé!

    Em gái 17 t.uổi của thủ môn Lâm Tây tạo hình thiên nga trắng trước lễ cưới Văn Lâm và Yến Xuân

    Phong cách sao

    07:02:10 08/07/2024
    Tạo hình của Thanh Giang có nét tương đồng với outfit của chị dâu - Yến Xuân - trước thềm lễ cưới của Đặng Văn Lâm và Yến Xuân. Từ lâu hai chị em đã có mối quan hệ thân thiết, cùng nhau chia sẻ những sở thích, niềm vui, nỗi buồn

    'Nữ hoàng ảnh lịch' thập niên 90 ăn 1 loại củ để trẻ lâu, có vóc dáng thon gọn ở t.uổi 52

    Làm đẹp

    06:59:55 08/07/2024
    Nếu theo dõi trang cá nhân của nữ hoàng ảnh lịch thập niên 90, khán giả sẽ thấy 1 món ăn xuất hiện rất nhiều lần trong bữa cơm của cô đó là khoai lang.