Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam có nhiều cơ hội cho “ngoại giao sáng tạo”
Bất chấp tình hình khó khăn sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, những tín hiệu ban đầu cho thấy nhiều người Nga vẫn rất bình tĩnh trước những thách thức và không ngừng ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: AFP)
Alexei Nikolayev, một trong 56 triệu cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc bầu cử hồi tháng 3, đã suy tính về những hậu quả có thể xảy ra với nước Nga khi đồng rúp bị yếu đi: bao gồm giảm bớt các khoản chi ở nước ngoài, giá cả trong nước tăng lên và một giai đoạn “thắt lưng buộc bụng” mới sẽ đến với nước Nga.
Tuy vậy, Nikolayev, nhà thiết kế đồ họa 56 tuổi, cho rằng phương Tây, chứ không phải Tổng thống Putin, mới là người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả trên. Ông Nikolayev cũng không hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho Tổng thống Putin – chính trị gia mà ông tin rằng sẽ là người đưa nước Nga vượt qua những giai đoạn thử thách.
“Thực sự tệ hại và không mấy dễ chịu, nhưng điều đó không làm thay đổi lập trường chính trị của tôi. Thực tế nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều đó cùng củng cố thêm những gì tôi suy nghĩ. Chính họ (phương Tây) đang tìm cách phá hoại nước Nga”, ông Nikolayev nói.
Chia sẻ của ông Nikolayev được đưa ra trong bối cảnh đồng rúp của Nga đã giảm 10% giá trị so với đồng USD kể từ cuối tháng 7, chủ yếu là do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ áp đặt lên Moscow.
Theo nhà xã hội học Stepan Goncharov tại trung tâm khảo sát ý kiến dư luận Levada, nhiều người Nga cũng có chung quan điểm với ông Nikolayev, rằng Tổng thống Putin không phải là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề mà Nga đang phải đối mặt.
Tại Nga, sự sụt giảm về giá trị của đồng rúp đã gây ra những khó khăn nhất định. Giá các mặt hàng nhập khẩu có thể sẽ tăng lên trong khi các chuyến đi nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn.
Irina Turina, phát ngôn viên của Liên hiệp Công nghiệp Du lịch Nga, cho biết các hãng lữ hành đã chứng kiến sự sụt giảm từ 10-15% về nhu cầu du lịch của người dân hồi tuần trước do sự thiếu ổn định của đồng rúp.
“Những người vẫn chưa thanh toán hết tiền cho chuyến nghỉ dưỡng của họ cũng vội vã trả nốt phần còn lại mặc dù họ không bắt buộc phải làm như vậy”, bà Turina nói với Reuters, đồng thời cho biết mọi người lo ngại rằng các hãng lữ hành sẽ tính toán lại số tiền chưa được thanh toán của khách theo tỉ lệ ngoại tệ cao hơn.
Video đang HOT
“Những người chưa đặt mua các gói du lịch đang tạm dừng để suy nghĩ thêm. Vấn đề ở đây không chỉ là khoản tiền cần thanh toán cho chuyến đi, mà bạn cũng phải tiêu tiền khi đi du lịch và có những nơi chỉ chấp nhận tiền USD”, bà Turina cho biết thêm.
Sự lạc quan
Ông Putin trong lễ nhậm chức tại Điện Kremlin hồi tháng 5 (Ảnh: Reuters)
Bất chấp tình hình khó khăn sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, những tín hiệu ban đầu cho thấy nhiều người Nga vẫn rất bình tĩnh, thậm chí sẵn sàng đương đầu với những thách thức từ sự sụt giảm của đồng rúp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuần trước cho biết việc Mỹ áp lệnh trừng phạt với Nga không liên quan tới những động thái của Nga tại các “điểm nóng” như Ukraine hay Syria, mà xuất phát từ động cơ của Washington hòng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga.
Quan điểm trên của đại diện Bộ Ngoại giao Nga cũng nhận được sự đồng tình từ nhiều người Nga. Một số người khác thậm chí vẫn lạc quan ngay cả khi giá trị đồng rúp sụt giảm và không tỏ ra quá bất ngờ vì họ từng chứng kiến những việc như vậy xảy ra trước đây.
“Không có gì là mãi mãi, rốt cuộc mọi chuyện sẽ thay đổi. Mọi thứ luôn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ những ngày tươi đẹp đó không còn xa nữa, tôi tin là như vậy”, Gennady Tsurkan, một người dân Moscow, chia sẻ.
Tình trạng mất giá của đồng rúp hiện nay được đánh giá là không nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra với Nga vào thời điểm sau năm 2014. Khi đó, Nga từng phải đối mặt với sự xuống dốc của nền kinh tế đúng vào thời điểm nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ.
So với 4 năm trước đây, tác động của sự mất giá tiền tệ hiện nay đối với Nga đã bớt nghiêm trọng hơn. Kể từ năm 2014, các công ty của Nga đã hạn chế các khoản vay từ nước ngoài. Nga cũng cắt giảm các khoản nợ tại thị trường phương Tây và nhập khẩu ít hơn số hàng hóa buộc phải thanh toán bằng đồng USD.
Mặc dù tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Putin bị giảm trong vài tháng gần đây, tuy nhiên các cuộc khảo sát dư luận cho thấy nguyên nhân xuất phát từ chính sách cải cách tiền lương hưu chưa ổn thỏa, chứ không phải do đồng rúp bị yếu đi.
Cũng theo kết quả từ các cuộc thăm dò, việc đồng rúp mất giá có thể tạo thêm tâm lý bất an trong nội bộ người dân Nga, tuy nhiên chưa thể kết luận đó sẽ là chất xúc tác tạo nên những cuộc biểu tình hay ảnh hưởng tới bối cảnh chính trị của Nga hiện nay dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin.
Ông Nikolayev, một người ủng hộ Tổng thống Putin, vẫn rất bình thản.
“Cũng giống như ánh nắng hay tuyết vậy. Tôi không thể can thiệp được vào chuyện đó. Có thể tôi sẽ phải uống một loại rượu khác. Có thể tôi sẽ chỉ được mua một đôi giày thay vì hai đôi. Mọi chuyện có thể tệ, nhưng sẽ không đến mức quá tồi tệ”, nhà thiết kế Nikolayev nhấn mạnh.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Sau nhậm chức, Tổng thống Putin giải bài toán kinh tế thế nào?
Nền kinh tế Nga dường như đang gặp những khó khăn nhất định bởi các lệnh cấm vận từ phương Tây. Trong nhiệm kỳ thứ 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sẽ phải vận dụng những chiến lược đa dạng nhằm đối phó với những tác động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
Ngày 7/5, ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ 4, cam kết sẽ mang lại cho nước Nga một "bước đột phá về kinh tế và công nghệ", trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nền kinh tế Nga ít nhất trong thời gian tới có thể sẽ không có nhiều thay đổi mang tính đột phá, vì căng thẳng với Mỹ và EU dường như đang khiến cho nước Nga gặp nhiều bất lợi.
Sau 4 năm kể từ sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới một số các hạng mục và lĩnh vực. Thực tế là tuy giá dầu thô tăng liên tiếp trong 2 năm qua và nền kinh tế Nga nhìn chung đã tăng trưởng, nhưng tốc độ vẫn khá chậm so với kế hoạch đề ra.
Tổng thống Putin đã đề cử ông Dmitry Medvedev tiếp tục giữ chức thủ tướng. Ông Medvedev ngày 8/5 đã dễ dàng nhận được đủ phiếu thuận để tiếp tục cùng ông Putin chèo lái con thuyền kinh tế Nga thêm 1 nhiệm kỳ nữa.
Theo Bloomberg, ông Putin được cho là sẽ bổ nhiệm ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính trong 2 nhiệm kỳ đầu của ông, vào một vị trí mới trong điện Kremlin để thúc đẩy các nỗ lực nhằm tái thiết nền kinh tế. Ông Kudrin là một gương mặt được các nhà đầu tư Nga rất tôn trọng, đã từng kêu gọi giảm bớt căng thẳng với phương Tây. Ông được cho là sẽ có nhiệm vụ xây dựng lại các mối liên kết kinh tế với Mỹ và EU trong tương lai, nhằm giảm bớt áp lực cho nền kinh tế Nga từ bên ngoài.
Nhân viên một công ty dầu khí Nga (Ảnh minh họa: Sputnik)
Theo 4 nguồn thạo tin, ông Putin dường như cũng sẽ bổ nhiệm cố vấn kinh tế của ông, Andrey Belousov, vào vị trí phó thủ tướng. Ông Belousov được cho là người ủng hộ quan điểm về vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế.
Hơn nữa, trong quan điểm của ông Putin, ưu tiên hiện tại là dường như giải quyết các vấn đề tồn tại trong nội bộ. Tổng thống Nga dự kiến sẽ công bố các mục tiêu kinh tế ngay sau khi nhậm chức, bao gồm việc tăng ngân sách cho các hạng mục chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, giới quan sát cho biết hiện giờ Nga dường như muốn xóa bỏ khoảng cách về khoa học kỹ thuật với phương Tây. Hiện đại hóa các lĩnh vực dường như sẽ là yêu cầu bắt buộc mang lại "sức khỏe" cho nền kinh tế. Như vậy, về mặt chiến lược, Nga dường như vừa coi trọng việc phát triển nền kinh tế một cách tự lực, vừa không phủ nhận vai trò của việc xây dựng các mối quan hệ với bên ngoài.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng ngay lúc này Nga dường như không muốn tiếp tục gia tăng căng thẳng với phương Tây, nhưng họ sẽ không chỉ ngồi yên và đón nhận lệnh trừng phạt. Phép thử cho việc này sắp xảy ra vào giữa tháng 5 khi Quốc hội Nga được cho là sẽ lên kế hoạch trả đũa doanh nghiệp Mỹ nhằm đáp trả lệnh trừng phạt gần nhất của Washington.
Ông Andrei Kortunov, người đứng đầu Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, một nhóm nghiên cứu do điện Kremlin sáng lập, nói: "Nga không có hứng thú với việc đối đầu với phương Tây vì họ hiểu rõ hậu quả tiêu cực về cả chính trị và kinh tế". Tuy nhiên, ông Kortunov cho rằng Nga có thể sẽ không nhượng bộ.
Đức Hoàng
Theo Danviet
Kinh tế Nga có vượt "sóng cả" trong nhiệm kỳ 4 của ông Putin? Với việc ông Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ tổng thống 6 năm, AFP nhận định sẽ có rất nhiều thách thức về kinh tế mà nhà lãnh đạo Nga cần "chèo lái" con thuyền Nga vượt qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik) Phát biểu tại một diễn đàn đầu tư quốc tế diễn ra ở thủ đô Moscow hồi tháng...