Giáo sư Bùi Hiền tác giả cải tiến “Tiếq Việt”: “Tôi đồng tình và hoan nghênh cách đánh vần mới trong sách lớp 1″
PGS-TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy-học phổ thông) cho biết ông đồng tình và hoan nghênh cách đánh vần tiếng Việt trong sách “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại.
Những giờ qua, dư luận vẫn không ngừng tranh cãi quanh clip một cô giáo dạy phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt theo sách “Công nghệ giáo dục” để có thể về nhà dạy học được con. Cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà nhiều thế hệ học sinh từng được học trên ghế nhà trường, bởi chữ “k”, “q”, “c” đều đọc là “cờ”.
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã lên tiếng, cho rằng cách đánh vần tiếng Việt trong sách “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại đã dạy học sinh lớp 1 nhiều khái niệm chuyên sâu về ngữ âm học. Điều này khiến phụ huynh lo lắng, hoang mang là dễ hiểu. Vì trước đây họ chưa từng được học về những kiến thức này, trừ những người nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ.
Đánh vần tiếng Việt theo sách Công nghệ Giáo dục.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, PGS-TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), người từng gây tranh cãi khi đưa ra đề xuất cải tiến chữ viết, từ “Tiếng Việt” viết thành “Tiếq Việt” – cho biết, ông rất hoan nghênh cách triển khai việc đánh vần tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại.
Lý do, theo PGS Bùi Hiền: “Theo nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết, thì viết thế nào đọc như thế, âm sao phải đọc như vậy chứ không được khác đi. Trong tiếng Việt chỉ có một âm “cờ”, viết kiểu gì thì viết cũng chỉ có một âm “cờ” mà thôi. Các chữ cái “c”, “k”, q” đều đọc thành “cờ” là đúng và khoa học”.
Video đang HOT
PGS Bùi Hiền cũng cho rằng ý tưởng mà GS Hồ Ngọc Đại đưa ra trong sách “Công nghệ giáo dục” hoàn toàn trùng với ý tưởng, nghiên cứu mà ông đã công bố trước đó.
“Đấy chỉ là trùng ý tưởng chứ không phải là ai lấy của ai. Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của tôi khác ý tưởng của GS hồ Ngọc Đại ở chỗ: Ba chữ “c”, “k” và “q” GS Đại vẫn viết nguyên như vậy, chỉ đọc là khác. Còn công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt của tôi thì phải thay cả chữ. Ví dụ “c”, “k”,”q” đều viết bằng “k”, vì chữ “k” quốc tế hay dùng”- PGS Bùi Hiền giải thích.
Nói về ý tưởng thay đổi trong cách đánh vần tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại mới chỉ dừng lại ở thử nghiệm, nhưng đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường học trên cả nước, khiến phụ huynh lo lắng, PGS Bùi Hiền thẳng thắn:
“Việc lo lắng của phụ huynh chẳng qua là do chưa quen với cách đánh vần này nên thấy lạ. Còn học trò học ở lớp, nhất là đối tượng học sinh lớp 1, các em sẽ không gặp khó khăn. Vì theo tôi cách đánh vần mà GS Hồ Ngọc Đại đưa ra dễ nhớ hơn cách đánh vần truyền thống. Nếu phụ huynh đã quen cách đánh vần, khi đọc sách vẫn đọc được bình thường”.
Theo Hong.vn
GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng về clip dạy học sinh đánh vần Tiếng Việt
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - đã có những chia sẻ về cách đánh vần "lạ", cũng như sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
"Cách đánh vần lạ không liên quan chương trình phổ thông mới"
Những giờ qua, đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con vào lớp 1 đánh vần Tiếng Việt đã thu hút sự quan tâm của dư luận, với nhiều tranh cãi.
Nhiều người gọi đây là cách đánh vần "lạ", khi chữ cái c/k/q đều đọc là "cờ", chữ "ki", "qua" lần lượt đánh vần là "cờ-i-ci" và "cờ-ua-qua". Cách đánh vần này không giống cách đánh vần tiếng Việt được dạy nhiều năm nay trong bộ sách giáo khoa hiện hành. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng, hoang mang.
Cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - cho biết, thực ra cô giáo trong clip đã hướng dẫn học sinh đánh vần đúng theo sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" của GS Hồ Ngọc Đại. Đây không phải cách đánh vần mới xuất hiện mà đã được GS Hồ Ngọc Đại đưa vào thực nghiệm trong các trường tiểu học từ những năm 80 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: Sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không liên quan gì đến chương trình giáo dục phổ thông mới và cũng không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đồng thời, đây cũng không phải sách giáo khoa bởi các lý do sau:
"Thứ nhất, Chương trình giáo dục phổ thông chỉ quy định vấn đề khái quát nhất về mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp dạy học, cách đánh giá chứ không đi vào chi tiết quy định dạy đánh vần tiếng Việt ở lớp 1 như thế nào.
Thứ hai, Chương trình môn học phổ thông mới hiện nay chưa được ban hành, khi chưa được ban hành thì chưa có gì gọi là sách giáo khoa cả. Vì vậy, sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không phải sách giáo khoa nằm trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, bởi hiện nay vẫn đang thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Đây càng không phải sách viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới".
Là một thí nghiệm khoa học
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" được triển khai từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến năm 2002 thì dừng vì Luật Giáo dục 2005 quy định thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước. Sau đó, sách vẫn được Bộ GDĐT tiếp tục cho phép thực nghiệm trong nhà trường. Dù vậy, đến nay sách vẫn là một thí nghiệm khoa học.
"Theo tôi biết đây chỉ là một thí nghiệm khoa học của Trung tâm Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Đã là thí nghiệm khoa học thì có thể đúng hoặc có thể sai. Còn thí nghiệm này muốn chuyển thành tài liệu dạy học được đưa vào trong nhà trường sẽ phải được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua.
Tức là sách được biên soạn theo đúng quy định của chương trình giáo dục phổ thông, không vượt quá yêu cầu của chương trình đối với mỗi lớp học, cấp học.
Nhưng khi nhìn qua thì tôi thấy sách "Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1" không phù hợp, vì chương trình tiểu học chúng ta chú trọng phát triển kỹ năng đọc-viết-nói-nghe, chứ không dạy lý thuyết chuyên sâu về ngôn ngữ học.
Khi thực hiện chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", cách dạy đơn giản, hiệu quả sẽ là một yếu tố quan trọng để người dạy, người học lựa chọn sách"- GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.
Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng cho biết, hiện nay chương trình môn học phổ thông mới vẫn đang được biên tập để chuẩn bị ban hành. Khi nào có chương trình thì mới tổ chức viết sách giáo khoa. Vì thế, phụ huynh học sinh không nên hoang mang.
ĐẶNG CHUNG
Theo Laodong
Hiệu ứng đám đông Mới đây, một clip được đưa lên YouTube với tiêu đề "Cô giáo hướng dẫn cách đánh vần tiếng Việt lạ và độc" được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Một số báo lập tức khai thác nội dung này, nhân thêm rất nhiều tranh luận, dù trên thực tế, đây là nội dung không mới. Phản ứng tích cực của...