Giao quyền tự chủ cho các trường đại học: Không dễ!

Theo dõi VGT trên

Báo Kinh tế & Đô thị từng đăng tải thông tin nhiều trường đại học (ĐH) than khó do thiếu hướng dẫn Luật Giáo dục ĐH.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (Nghị định). Đáng lưu ý, Nghị định sẽ tháo gỡ băn khoăn của nhiều trường ĐH trong công tác quản trị và nhiều nội dung khác liên quan.

Giao quyền tự chủ cho các trường đại học: Không dễ! - Hình 1

Do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục ĐH, hiện tại, trường ĐH dân lập Hải Phòng vẫn chưa được hoạt động dưới tên mới là trường ĐH Quản lý và Công nghệ Hải Phòng.

Phải có hơn 15.000 học viên chính quy

Tại Điều 4 của Nghị định nêu rõ các điều kiện để chuyển trường ĐH thành ĐH và thành lập trường thuộc cơ sở giáo dục ĐH.

Theo đó, khi chuyển, phải thỏa mãn trường ĐH đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục ĐH bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập, có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Nghị định cũng nêu rõ hồ sơ để được chuyển trường ĐH sang ĐH phải đảm bảo có tờ trình đề nghị chuyển, nghị quyết của hội đồng trường. Ngoài ra, bên đề nghị phải có đề án chuyển trường ĐH thành ĐH, trong đó nêu rõ sự cần thiết, dự thảo quy chế tổ chức hoạt động, các giải pháp giải quyết rủi ro khi chuyển đổi (nếu có), đánh giá các tác động từ việc chuyển đổi…

Liên quan đến nội dung điều kiện thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục ĐH, Nghị định yêu cầu có ít nhất 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ ĐH trở lên, trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên; có quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường thuộc cơ sở giáo dục đại học.

Trong tình huống thành lập trường chỉ để đào tạo các chương trình theo định hướng ứng dụng, không cần điều kiện đào tạo đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Còn với trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy dưới 2.000 người, hoặc có số ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Đã rõ các bước để có hội đồng trường

Ở nội dung được nhiều trường ĐH quan tâm, đó là việc Luật thiếu hướng dẫn về công tác quản trị, hội đồng trường, từ đó gây ra tình trạng “quyền lực bị bỏ rơi” như Kinh tế & Đô thị đã thông tin. Tại dự thảo Nghị định này, câu chuyện trên đã được hóa giải.

Video đang HOT

Cụ thể, tại Điều 7 của Nghị định nêu quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; công nhận hiệu trưởng của trường ĐH công lập.

Với chế định này, thủ tục thành lập hội đồng trường được xác định: Đối với trường ĐH mới thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp giao quyền hiệu trưởng lâm thời và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng cho đến khi có quyết định công nhận hiệu trưởng chính thức theo đề xuất của hội đồng trường.

Giao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục ĐH

Theo Điều 13 của Nghị định, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục ĐH, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và các quy định: Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn, cơ sở giáo dục ĐH được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật; xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh…; quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo, xây dựng và thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp…

Cũng theo dự thảo, cơ sở giáo dục ĐH được quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ ĐH theo hình thức vừa học vừa làm với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện.

Với cơ chế mở, Nghị định cho phép cơ sở giáo dục ĐH tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường ĐH thành viên và đơn vị đào tạo thuộc ĐH khi đáp ứng điều kiện về mở ngành.

Tại văn bản gửi Thủ tướng, Hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng Việt Nam (Hiệp hội) cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực từ 1/7/2019. Theo đó, đạo luật này được xây dựng trên tinh thần chuyển quyền đại diện chủ sở hữu các cơ sở giáo dục ĐH từ cơ quan chủ quản về nhà trường, hướng tới mỗi cơ sở giáo dục ĐH là một pháp nhân có đầy đủ quyền tự chủ. Luật quy định Hội đồng trường là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của nhà trường.

Tại khoản 8, Điều 16 quy định rõ chức năng, quyền hạn, tiêu chuẩn, nguyên tắc tổ chức, cách thức hoạt động của Hội đồng trường, đồng thời giao Chính phủ “quy định chi tiết quy trình, thủ tục thành lập, công nhận Hội đồng trường; việc công nhận miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của Hội đồng trường”.

Tuy vậy, theo Hiệp hội, đã nhiều tháng qua, Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện một số điều của đạo luật này. Sự việc này gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc triển khai thực hiện Luật, mà mấu chốt là việc công nhận Hội đồng trường chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo kinhtedothi

Tự chủ đại học: Vai trò quan trọng của chủ quản và hội đồng trường

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tự chủ ĐH sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho các trường công lập.

Tuy nhiên, để vấn đề tự chủ ĐH được diễn ra thuận lợi thì cần tháo gỡ một số rào cản về quy định, trong đó vai trò của cơ quan chủ quản và hội đồng trường là hết sức cần thiết.

Tự chủ đại học: Vai trò quan trọng của chủ quản và hội đồng trường - Hình 1

Giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Ảnh: INT

Mối quan hệ cơ quan chủ quản trong tự chủ đại học

Vấn đề Xóa bỏ cơ chế chủ quản cho các trường đại học được xem là vấn đề cốt lõi trong việc các trường thực hiện tự chủ một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra những vấn đề vướng mắc, bất cập trong các quy định chính sách, pháp luật khiến cho việc tự chủ của các trường đại học khó thực hiện hơn.

Theo quan điểm của Giáo sư Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, tự chủ là thuộc tính của trường ĐH. Đồng thời, tự chủ hóa ĐH cũng là một cách xã hội hóa giáo dục. Tự chủ ĐH sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các trường công lập, tạo sinh khí mới cho nền ĐH nước ta. Giáo sư Trần Hồng Quân chia sẻ: Trong vấn đề tự chủ, điều quan trọng là phải xây dựng được mô hình quản lý hiệu quả hơn, tạo động lực cho sự phát triển của trường đại học; đồng thời khắc phục được sự trì trệ, ỷ lại.

"Không tự chủ về học thuật là tai hại rất lâu dài. Với cuộc cách mạng 4.0, những vấn đề học thuật thay đổi nhanh chóng. Trong những năm tới, 60% số nghề thay đổi, nếu như chúng ta cứ duy trì những văn bản pháp quy cứng nhắc, phương pháp đào tạo cứng nhắc... thì chúng ta sẽ thất bại. "

GS Trần Hồng Quân

Theo GS Trần Hồng Quân, tự chủ đại học nằm ở bốn vấn đề chính, bao gồm: Tự chủ về tài chính, học thuật, về lao động và về tổ chức quản lý. Trong đó, tự chủ học thuật là tự chủ về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, về phương pháp tiếp cận vấn đề một cách đa chiều, đa văn hóa, nhiều nguồn khác nhau.

Trong tự chủ về quản lý, vấn đề cơ chế chủ quản được nhiều chuyên gia quan tâm, đưa ra ý kiến khác nhau. Ở góc độ cá nhân, GS Trần Hồng Quân cho rằng: "Nếu còn thực hiện cơ chế chủ quản, chắc chắn chúng ta không thể tự chủ được. Cơ quan chủ quản can thiệp vào việc tác nghiệp của các trường, làm hạn chế sự sáng tạo của các trường, đồng thời tạo ra sự ỷ lại của các trường vào cấp trên, tạo nên sự trì trệ.

Đồng quan điểm với GS Trần Hồng Quân, TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư) nêu ý kiến: Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện thành công tự chủ ĐH và tự do học thuật cần phải có tư duy mở từ các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở cấp vĩ mô, cao nhất. Từ đó cho mở khung pháp lý về vai trò tự chủ của các cơ sở GDĐH và CĐ.

Bên cạnh đó, để quản lý chất lượng đầu ra, TS Vũ Ngọc Hoàng cho rằng cần hình thành các tổ chức kiểm định do các hiệp hội đại học và hiệp hội chuyên ngành tạo ra. Còn tổ chức quản lý Nhà nước kiểm tra đánh giá và cấp phép (hoặc thu giấy phép) hoạt động các tổ chức kiểm định ấy. Đồng thời, bỏ cơ quan chủ quản của các trường (trừ các trường chuyên ngành của công an và quân đội).

Tự chủ đại học: Vai trò quan trọng của chủ quản và hội đồng trường - Hình 2

TS Nguyễn Thị Kim Phụng phát biểu tại hội thảo về tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập . Ảnh: T.G

Hội đồng trường đóng vai trò gì trong tự chủ ĐH?

Hiện vẫn còn nhiều băn khoăn về vai trò của Hội đồng trường (HĐT) trong các trường ĐH công lập. Dù luật đã quy định, các trường ĐH công lập phải thành lập HĐT, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường chưa có tổ chức HĐT hay có nhưng hoạt động không hiệu quả. Thế nhưng, theo Luật GDĐH (có hiệu lực ngày 1/7/2019), HĐT có vai trò rất lớn đối với các quyết định chức danh hiệu trưởng nhưng vẫn phải trong quy trình bổ nhiệm nhân sự mà quy trình này có thể có sự chi phối của các tổ chức Đảng, các quy định công chức viên chức...

Theo chia sẻ của TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) tại hội thảo khoa học về tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập vừa diễn ra tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trước đây luật quy định nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của HĐT. Nhưng theo quy định hiện nay (Luật GDĐH mới), nhiệm kỳ của hiệu trưởng do HĐT quyết định trong nhiệm kỳ của hội đồng trường. Vì vậy, không có quy định nhiệm kỳ hiệu trưởng cụ thể là bao lâu và hiệu trưởng do HĐT quyết định phù hợp với điều kiện thực tế.

Tuy nhiên, một trong những điều mà nhiều trường đang mắc là về vấn đề nhân sự. Liệu HĐT có được quyết như luật định hay không? TS Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết: Theo quy định, thủ tục HĐT quyết định nhân sự hiệu trưởng trường ĐH, chức danh quản lý khác của trường trong quy trình bổ nhiệm nhân sự.

"Điều này nói rõ rằng, mặc dù HĐT quyết định chức danh hiệu trưởng nhưng vẫn phải trong quy trình bổ nhiệm nhân sự mà quy trình này có thể có sự chi phối của các tổ chức Đảng, các quy định công chức viên chức. Do vậy, quy trình quyết định hiệu trưởng hay nhân sự khác còn bị chi phối bởi một số cơ quan có thẩm quyền chứ không phải độc lập của HĐT. Điều này đã được Quốc hội ban hành nên chúng ta phải tuân thủ. "

TS Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động theo mô hình tự chủ, GS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU), chia sẻ, quá trình hoạt động theo mô hình tự chủ của TDTU là một hành trình gian khổ, vừa làm, vừa mày mò, vừa xin cơ chế... Nhưng nhờ sự kiên định của toàn tập thể, cùng những quy chế hoạt động minh bạch, rõ ràng... nhà trường đã vượt qua một giai đoạn dài như vậy.

Ở một góc độ khác, TS Lê Viết Khuyến - Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: Chưa nên thành lập đại trà HĐT ở tất cả các trường ĐH công lập. HĐT chỉ nên thành lập ở những trường đã hội đủ các điều kiện như thể hiện đủ năng lực để được Nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình.

"Hội đồng trường chỉ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường khi nó đại diện cho cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ đại diện cho tập thể các thành viên của nhà trường theo cơ chế sở hữu tập thể của trường đại học dân lập kiểu cũ, lại càng không phải là tổ chức tư vấn của hiệu trưởng). Đồng thời, phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này cho dù có thành lập HĐT thì nó cũng không phát huy được tác dụng" - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.

"Tự chủ ĐH là chuyện tất yếu để GDĐH phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện tự chủ hiện nay cũng còn nhiều vấn đề. Hàng loạt các luật khác cũng phải điều chỉnh, chỉnh sửa để cho phù hợp với việc thực hiện tự chủ như Luật GDĐH đã quy định. Một số việc tiếp theo phải làm là khi sửa các luật khác như Luật Công chức viên chức cần tiếp nối tinh thần của Luật Giáo dục là có cơ chế tự chủ cho các trường công mà cơ quan chủ quản không chi phối hoặc không chi phối nhiều, ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ của các trường" .

TS Nguyễn Thị Kim Phụng

Công Chương

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Vbiz đổi chiêu thức giấu vòng 2 giữa nghi vấn mang bầu, nhưng 1 hành động của chồng lại tố cáo tất cảHoa hậu Vbiz đổi chiêu thức giấu vòng 2 giữa nghi vấn mang bầu, nhưng 1 hành động của chồng lại tố cáo tất cả
07:05:01 05/05/2025
Bước đường cùng của sao nhí giả dối nhất Trung QuốcBước đường cùng của sao nhí giả dối nhất Trung Quốc
05:45:55 05/05/2025
Cái chết ở bụi cây gây chấn động và ám ảnh showbiz của mỹ nhân 9X, quá nhiều uẩn khúc tại hiện trườngCái chết ở bụi cây gây chấn động và ám ảnh showbiz của mỹ nhân 9X, quá nhiều uẩn khúc tại hiện trường
07:13:04 05/05/2025
Á hậu Việt kết hôn năm 20 tuổi, 2 điều tới nay vẫn bí ẩnÁ hậu Việt kết hôn năm 20 tuổi, 2 điều tới nay vẫn bí ẩn
07:08:14 05/05/2025
Chồng Võ Hạ Trâm chi 5 tỷ bảo kê vợ, cha đẻ hit diễu binh liền cảnh cáo 1 điềuChồng Võ Hạ Trâm chi 5 tỷ bảo kê vợ, cha đẻ hit diễu binh liền cảnh cáo 1 điều
09:48:04 05/05/2025
Siêu mẫu bị 1 Thiên vương ví như giày rách, nay có cái kết bất ngờ bên chồng đại giaSiêu mẫu bị 1 Thiên vương ví như giày rách, nay có cái kết bất ngờ bên chồng đại gia
07:17:51 05/05/2025
Cường Đô La cập nhật hình ảnh mới nhất của Subeo, hé lộ chi tiết đặc biệt về chuyện du họcCường Đô La cập nhật hình ảnh mới nhất của Subeo, hé lộ chi tiết đặc biệt về chuyện du học
07:22:46 05/05/2025
2 bạn học kể lại diễn biến vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Xe tải gây tai nạn chiếm hết đường2 bạn học kể lại diễn biến vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Xe tải gây tai nạn chiếm hết đường
07:48:59 05/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lời giải của Mark Zuckerberg cho 'đại dịch cô đơn'

Lời giải của Mark Zuckerberg cho 'đại dịch cô đơn'

Thế giới số

10:32:03 05/05/2025
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cho rằng không cần lo lắng về đại dịch cô đơn vì đã có những người bạn do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.
5 loại cây bé xíu đặt phòng khách nhìn đơn giản mà hóa ra "giữ nhà, giữ tiền" cực tốt

5 loại cây bé xíu đặt phòng khách nhìn đơn giản mà hóa ra "giữ nhà, giữ tiền" cực tốt

Sáng tạo

10:31:59 05/05/2025
Nếu bạn đang muốn tìm một cách đơn giản nhưng hiệu quả để giữ vận khí tốt trong nhà, nuôi dưỡng tinh thần lạc quan và kiểm soát chi tiêu khéo léo hơn, thì việc đặt một vài chậu cây nhỏ ở phòng khách chính là lựa chọn tuyệt vời.
Xử lý nghiêm những đối tượng côn đồ gây rối trật tự trên đường phố

Xử lý nghiêm những đối tượng côn đồ gây rối trật tự trên đường phố

Pháp luật

10:26:28 05/05/2025
Thời gian qua, hầu hết các hành vi gây rối trật tự công cộng đều bị xử lý hình sự, điều này đã tạo được sự răn đe cần thiết, được sự đồng thuận của dư luận vì đã bảo vệ an toàn cho người yếu thế
Nam thần hạng A gây tranh cãi khi thổ lộ "say nắng" mỹ nhân kém 27 tuổi: Nổi tiếng là người chồng, người cha mẫu mực

Nam thần hạng A gây tranh cãi khi thổ lộ "say nắng" mỹ nhân kém 27 tuổi: Nổi tiếng là người chồng, người cha mẫu mực

Sao châu á

10:25:14 05/05/2025
Mới đây, tài tử hạng A Lưu Đức Hoa đã khiến dư luận xôn xao khi công khai bày tỏ cảm xúc đặc biệt dành cho nữ diễn viên Nghê Ni, mỹ nhân kém anh 27 tuổi.
Võ Hạ Trâm tung clip '3 mặt 1 lời', tag thẳng tên Duyên Quỳnh, mối quan hệ đã rõ

Võ Hạ Trâm tung clip '3 mặt 1 lời', tag thẳng tên Duyên Quỳnh, mối quan hệ đã rõ

Sao việt

10:08:48 05/05/2025
Sau loạt tranh cãi của khán giả quanh việc giữa Võ Hạ Trâm với Nguyễn Duyên Quỳnh ai mới là người hát bài Viết tiếp câu chuyện hòa bình hay hơn, ca sĩ Võ Hạ Trâm chính thức lên tiếng.
Xem phim "Sex Education" rồi nhìn tờ giấy xét nghiệm ADN đặt trên bàn, tôi căm phẫn đập vỡ ảnh cưới rồi bỏ đi, mặc kệ chồng níu kéo

Xem phim "Sex Education" rồi nhìn tờ giấy xét nghiệm ADN đặt trên bàn, tôi căm phẫn đập vỡ ảnh cưới rồi bỏ đi, mặc kệ chồng níu kéo

Góc tâm tình

09:53:26 05/05/2025
Khi mọi thứ đã chạm đến giới hạn, tôi không thể chịu đựng được nữa. Vợ chồng tôi mới cưới được 3 năm thôi. Với nhiều người, đây có lẽ là thời gian vợ chồng hạnh phúc.
Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Sức khỏe

09:52:41 05/05/2025
Khi ăn chuối, chúng ta thường ném vỏ, tuy nhiên, thứ bỏ đi đó lại có nhiều công dụng bất ngờ mà bạn chưa hề biết đến.
Lê Tuấn Khang 'trượt tay' ảnh bạn gái, CĐM truy tìm, lộ visual 'ăn đứt' hoa hậu

Lê Tuấn Khang 'trượt tay' ảnh bạn gái, CĐM truy tìm, lộ visual 'ăn đứt' hoa hậu

Netizen

09:33:51 05/05/2025
Mới đây trong 1 chuyến cinetour của đoàn phim LM8, Lê Tuấn Khang vì quá mải mê với bức vẽ trên tay mà lỡ tay để lộ hình nền điện thoại. Chỉ vài giây ngắn ngủi này đã khiến gây sốt CĐM, nhưng anh chàng vội lên tiếng thanh minh nhưng khôn...
Trúc Nhân bật khóc không ngừng khi gặp fan nhí đặc biệt

Trúc Nhân bật khóc không ngừng khi gặp fan nhí đặc biệt

Tv show

09:28:21 05/05/2025
Nam ca sĩ tâm sự anh đã bị khơi ra tất cả những cảm xúc sâu tận trong trái tim khi đến với chương trình Cuộc hẹn cuối tuần.
"Cha tôi, người ở lại" tập 34: Mẹ Quyên cầu cứu Việt, Phi bị bắt

"Cha tôi, người ở lại" tập 34: Mẹ Quyên cầu cứu Việt, Phi bị bắt

Phim việt

09:25:08 05/05/2025
Quyên hoảng sợ nhờ con trai cứu giúp vì bà đang bị Phi khống chế, ép lên xe đưa đi. Việt thúc giục bà Quyên gửi định vị nơi ở và nhanh chóng đến giải cứu.
NSƯT Đăng Dương, Việt Hoàn tái hiện trang sử Điện Biên, 15.000 khán giả xúc động

NSƯT Đăng Dương, Việt Hoàn tái hiện trang sử Điện Biên, 15.000 khán giả xúc động

Nhạc việt

09:21:02 05/05/2025
Hai giọng ca nhạc đỏ NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn mang đến màn trình diễn đầy ấn tượng, tái hiện trang sử Điện Biên Phủ oai hùng.