Giáo hoàng Francis cử hành lễ Phục sinh đầu tiên
Giáo hoàng Francis hôm nay chủ trì thánh lễ Phục sinh đầu tiên trên cương vị người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã, với một buổi bài thuyết giảng ngoài trời tại quảng trường St Peter ở Vatican nhằm đánh dâu dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo.
Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ Phục sinh tại Vatican.
Lễ thuyết giảng diễn ra sau một bài phát biểu truyền thống “Urbi et Orbi” chúc phúc Rome và toàn thế giới từ ban công thánh đường St Peter. Cũng từ chính nơi đó, Giáo hoàng Francis đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng sau khi bầu làm người đứng đầu tòa thánh Vatican hồi đầu tháng này.
Trong bài phát biểu, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi hòa bình tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.
“Chúa Giê-su là hòa bình của chúng ta và thông qua người chúng ta tìm kiếm hòa bình cho cả thế giới”, Giáo hoàng nói.
Giáo hoàng Francis chủ trì lễ Phục sinh đầu tiên trên cương vị người đứng đầu giáo hội Công giáo La Mã.
Hàng chục ngàn người đã chen chân tại quảng trường St Peter để lắng nghe bài phát biểu của Giáo hoàng Francis và bài thuyêt giảng nhân lễ Phục sinh.
Lễ Phục sinh nhằm tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Đây là dịp lễ linh thiêng nhất trong lịch Công giáo và các tín đồ đã tới các nhà thờ trên khắp thế giới để đón mừng sự kiện này.
“Chia rẽ bởi sự hám lợi”
Quảng trường St Peter trong lễ Phục sinh.
Giáo hoàng đã bắt đầu bài phát biểu “Urbi et Orbi” với hai từ đơn giản: “Chúc mừng lễ Phục sinh”.
Giáo hoàng Francis, người đã bắt đầu nhiệm kỳ bằng sự khiêm tốn, nói tiếp: “Chúa đã hồi sinh. Tôi rất vui mừng khi được thông báo thông điệp này… Tôi muốn thông điệp đó tới mọi nhà, mọi gia đình, đặc biệt là những người nghèo khó tại các bệnh viện, nhà tù”.
“Chúng tôi cầu xin Chúa Giê-su, người trở về từ cõi chết, biến hận thù thành tình yêu, sự trả thù thành lòng tha thứ, chiến tranh thành hòa bình”.
Video đang HOT
Quảng trường Peter chật kín người tới tham dự các sự kiện nhân lễ Phục sinh.
Giáo hoàng sau đó đã đề cập tới các khu vực bất ổn của thế giới cần thay đổi: Hòa bình cho Trung Đông, đặc biệt là giữa những người Israel và Palestine; Hòa bình tại Iraq và Syria; Hòa bình cho Mali, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Trung Phi tại châu Phi.
“Hòa bình tại châu Á, mà trên tất cả là bán đảo Triều Tiên: Những bất đồng cần được vượt qua và tinh thần tái hòa giải hồi sinh sẽ gia tăng”, Giáo hoàng nói thêm.
Giáo hoàng kết thúc bài phát biểu khi nói rằng: “Hòa bình trên khắp thế giới vẫn bị chia rẽ bởi sự hám lợi nhằm tìm kiếm lợi ích dễ dàng, bị tổn thương bằng tính ích kỷ vốn đe dọa loài người và tính ích kỷ tiếp diễn trong tệ nạn buôn bán người, dạng nô lệ nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 21″.
Phong cách lãnh đạo mới tại Vatican
Các tín đồ chờ đợi bài phát biểu của Giáo hoàng.
Giáo hoàng Francis, cựu tổng giám mục Buenos Aires, đã được bầu làm người đứng đầu tòa thánh Vatican hôm 13/3, trở giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu trong gần 1.300 năm qua.
Giáo hoàng Francis đã kế nhiệm Benedict XVI, người tại vị trong 8 năm và trở thành giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong hơn 700 năm qua.
Kể từ khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis, 76 tuổi, đã xây dựng một phong cách lãnh đạo mới tại Vatican, tiếp cận người dân thường và bày tỏ các suy nghĩ theo các thông thường, dễ hiểu.
Giáo hoàng đã gây bất ngờ cho nhiều tu sĩ tại Vatican khi ăn tối cùng các linh mục khác. Ngài đã từ chối chuyển tới sống trong căn hộ sang trọng dành cho các giáo hoàng mà thay vào đó vẫn ở tại nhà khách của Vatican.
Tina Hughes, một người Anh hành hương tới Rome, cho hay Giáo hoàng Francis đã cho thấy một “sự khởi đầu mới”.
“Tôi nghĩ ngài đã mang đến điều gì đó rất đặc biệt. Ngài đã kết nối mọi người. Tôi rất có thiện cảm với ngài”.
Vài ngày trước lễ Phục sinh, Giáo hoàng Francis đã tiếp cận các phụ nữ và các tín đồ Hồi giáo.
Các thành viên của đội vệ binh Thụy Sĩ đảm bảo an ninh cho sự kiện.
Trong ngày thứ Năm tuần Thánh mùa Phục sinh, Giáo hoàng đã rửa và hôn chân của 12 người, trong đó có 2 bé gái và người Hồi giáo, và hôm 29/3 đã nhắc tới “tình bạn của các anh em Hồi giáo chúng ta” tại Trung Đông.
Sau lễ Phục sinh, Giáo hoàng sẽ phải bắt đầu giải quyết các vấn đề lớn mà giáo hội Công giáo đang phải đối mặt, như tệ quan liêu tại Vatican, tương lai của ngân hàng Vatican và vụ lạm dụng tình dục của các linh mục.
Giới quan sát cũng chú ý tới việc bổ nhiệm các nhân vật vào các vị trí chủ chốt tại Vatican.
Theo Dantri
Đội vệ binh "sặc sỡ" bảo vệ giáo hoàng
Đội vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng không dễ bị lẫn với những người khác bởi bộ đồng phục kẻ sọc nhiều màu sặc sỡ họ khoác lên mình. Để được mặc bộ đồng phục đó, họ phải đáp ứng nhiều điều kiện vô cùng khắt khe.
Các thành viên của đội vệ binhThụy Sĩ giơ tay chào khi các hồng y rời sảnh đường Paul V sau một cuộc họp của các hồng y tại Vatican.
Đội vệ binh Thụy Sĩ là các binh sĩ phục vụ như những vệ sĩ tại các cung điện châu Âu từ thế kỷ 15. Đội vệ binh giáo hoàng được thành lập năm 1506 và là đội vệ binh duy nhất của Thụy Sĩ còn tồn tại cho tới ngày nay.
Đội vệ binh Thụy Sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ tính mạng cho giáo hoàng, bao gồm cả việc đảm bảo an ninh ra vào nơi ở chính thức của giáo hoàng và thành Vatican.
Họ phục vụ như lực lượng quân đội của thành Vatican, dù không chính thức.
Các vệ binh Thụy Sĩ nổi tiếng là dũng cảm và trung thành.
Để có thể được tuyển chọn vào đội vệ binh Thụy Sĩ, họ phải hội đủ nhiều yếu tố như là phải người Công giáo, nam giới độc thân có quốc tịch Thụy Sĩ và hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản trong quân đội Thụy Sĩ.
Đội vệ binh giáo hoàng chỉ có quân số chỉ 100 người.
Bộ đồng phục của họ là bộ quân phục thời kỳ Phục hưng và được lấy cảm hứng từ các bức họa của Michelangelo và Raphael.
Bộ đồng phục kẻ sọc, màu sắc sặc sỡ khiến các vệ binh của giáo hoàng không lẫn với bất kỳ ai.
Một thành viên của đội vệ binh giơ tay chào khi Giáo hoàng Benedict XVI rời quảng trường St Peter trong buổi thuyết giảng cuối cùng hôm 27/2 trước khi ngài chính thức từ nhiệm một ngày sau đó.
Một vệ binh làm nhiệm vụ trong khi Giáo hoàng Benedict XVI có buổi thuyết giảng cuối cùng.
Một thành viên thuộc đội vệ binh Thuỵ Sĩ đóng cửa cung điện mùa hè Castel Gandolfo, nơi nghỉ ngơi của Giáo hoàng Benedict XVI sau khi từ nhiệm.
Sau khi Giáo hoàng Benedict XVI từ nhiệm, đội vệ binh Thuỵ Sĩ cũng chấm dứt nhiệm vụ bảo vệ ông và giao lại sứ mệnh này cho cảnh sát Vatican.
Một vệ binh làm nhiệm vụ bên ngoài thánh đường St Paul chỉ đường cho các nhà xơ.
Các cô gái chụp ảnh lưu niệm với một vệ binh tại cổng vào tòa thánh Vatican.
Theo Dantri
Tân Giáo hoàng làm gì trong những ngày đầu nhậm chức? Trở thành người đứng đầu tòa thánh Vatican và dẫn dắt hơn 1,2 tỷ tín đồ Thiên chúa giáo trên thế giới là một vinh dự cao cả nhưng cũng hết sức nặng nề. Ngay sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Francis phải chuẩn bị cho một lịch trình dày đặc. Giáo hoàng có lịch làm việc dày đặc Kể từ khoảnh khắc...