Giáo dục Việt Nam trước thời khắc chuyển mình

Theo dõi VGT trên

2020 được cho là năm có những dấu mốc chuyển biến quan trọng trong việc thay đổi giáo dục Việt Nam cả ở cấp phổ thông và đại học.

Nghị định 99 ra đời vào những ngày cuối cùng của năm trước đã mở ra một cơ chế hoạt động mới cho các cơ sở đào tạo đại học thông qua hội đồng trường. Trong khi đó, việc khởi động cho các bộ sách giáo khoa sẽ sử dụng trong năm 2020 chắc chắn là bước chuyển có ảnh hưởng lớn.

Bên cạnh đó, nhiều câu chuyện về giáo dục khác như việc hình thành các đại học nghiên cứu đã bắt đầu bước chân vào các bảng xếp hạng với đội ngũ nghiên cứu bài bản; bắt tay giữa doanh nghiệp và các trường đại học cùng với thành công bước đầu trong việc phân luồng học sinh đang hứa hẹn đem lại bức tranh giáo dục nhiều màu sáng bắt đầu từ năm 2020.

Từ chủ quản đến tự chủ

Giáo dục đại học thế giới luôn được hiểu là những tháp ngà tri thức với tự do học thuật và tự chủ cao, thậm chí ở một số quốc gia là tự trị đại học.

Sự khởi động tự chủ từng phần cho các trường đại học công lập và tư thục đã giúp các trường trở nên phân hoá mạnh mẽ. Những trường đại học năng động, có lãnh đạo tốt đã bứt phá mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc tế hoá và nghiên cứu khoa học.

Giáo dục Việt Nam trước thời khắc chuyển mình - Hình 1

Theo TS Đàm Quang Minh, năm 2020 không hứa hẹn là năm bình yên với giáo dục Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Ở một khía cạnh khác, đời sống của cán bộ các trường đại học công lập tự chủ được nâng cao một cách nhanh chóng. Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, PGS Đỗ Văn Dũng, cho biết mức lương trung bình của các PGS tại trường khoảng 800 triệu/năm.

Nếu như cách đây 5 năm, một thống kê cho thấy chỉ có các giáo viên thuộc các trường quốc tế mới đạt mức trên 80 triệu/tháng và thu nhập tầm 200-300 triệu/tháng là khá hiếm, thì nay, các trường tự chủ đã có thể tự trả cho giảng viên của mình với mức thu nhập cao hơn nhiều. Không những thu nhập tốt lên, việc nghiên cứu khoa học cũng tự nhiên tốt lên như là một hệ quả, PGS Dũng cho biết.

Tất cả kết quả trên là thành quả của việc tự chủ đại học thay cho mô hình quản lý hành chính kế hoạch hoá trước đây.

Hơn nữa, năm 2020 hứa hẹn sẽ đ.ánh dấu bước tiến mới với các quy định về hội đồng trường. Theo đó, hội đồng trường sẽ đóng vai trò quyết định về nhân sự và chiến lược phát triển của trường. Thành phần của hội đồng trường sẽ có sự tham gia của các trí thức, nhà lãnh đạo, người sử dụng lao động…

Ngay sau khi khung pháp lý mới được ban hành, một loạt cơ sở giáo dục đại học như Học viện Quản lý giáo dục, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội… đã tiến hành đưa các thành viên ngoài gồm doanh nhân, lãnh đạo vào hội đồng trường để mang tiếng nói độc lập về mặt học thuật và phát triển bền vững.

Dù vậy, với đa số trường, sự lúng túng khi áp dụng quy chế mới về tự chủ dựa trên hội đồng trường còn khá mập mờ và chưa rõ ràng. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, sẽ có nhiều trường đại học không theo được “cuộc chơi” và đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Phân luồng bước đầu thành công

Nếu như 2012-2017 là giai đoạn vô cùng khó khăn cho các trường cao đẳng và trung cấp, thì năm 2020 lại đ.ánh dấu giai đoạn mới của việc phân luồng ở bậc phổ thông.

Các trường cao đẳng trung cấp, thay vì đào tạo hướng tới liên thông đại học như trước đây, nay đã chú tâm việc đào tạo nhanh theo hướng nghề nghiệp để có việc làm.

Video đang HOT

Nếu như giai đoạn 2012-2017, các trường trung cấp, cao đẳng dừng hoạt động hàng loạt, những trường khá cũng chỉ tuyển được 200-300 sinh viên, thì trong năm học 2019-2020, các trường Cao đẳng của FPT, Cao đẳng Việt Mỹ, Cao đẳng nghề Bách Khoa, Trung cấp Bách Khoa Sài gòn, Cao đẳng du lịch Huế, Đà Nẵng… đều có số tuyển hàng nghìn sinh viên. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh hết lớp 9 chuyển sang học nghề ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong các trường trên.

Như vậy, xu thế “Thực học – Thực nghiệp” bắt đầu đi sâu vào trong tinh thần hoạt động của các trường trung cấp, cao đẳng. Một số trường nghề bắt đầu “sống lại” và có các bước chuyển mình hứa hẹn tích cực hơn trong những năm tới.

Nhiều bộ sách giáo khoa và câu chuyện chương trình

Cách tiếp cận về sự đa dạng trong đào tạo phổ thông bản chất là huỷ bỏ sự độc quyền về sách giáo khoa đã có từ trước đến nay. Rất khó để có ngay được một bộ sách hoàn hảo vì trong thời gian rất dài, Việt Nam không có một “thị trường” về sách giáo khoa, hoàn toàn không có cạnh tranh. Với việc xuất hiện 6 bộ sách giáo khoa vào chung kết đã đem lại cơ hội mới.

Nhìn lại cuộc cải cách sách giáo khoa của Hàn Quốc năm 2003, sách thể hiện trong bảo tàng về sách giáo khoa của họ là bức tranh tương phản rõ nét. Nếu như chương trình giáo dục và sách giáo khoa trước đó khá dập khuôn và chỉ có một mẫu cho toàn bộ quốc gia, thì sau khi cải cách, sách thể hiện tính sáng tạo cao. Có lẽ nhờ vậy, giáo dục Hàn Quốc ngày nay được đ.ánh giá cao về tính sáng tạo và hiện đại.

Giáo dục Việt Nam trước thời khắc chuyển mình - Hình 2

Bộ sách giáo khoa Hàn Quốc năm 2003 và năm 2006. Ảnh: NVCC.

Rõ ràng, cách tiếp cận giáo dục phổ thông mới qua sự đa dạng về sách giáo khoa sẽ giúp cho xã hội có đa dạng hơn về kiến thức, từng địa phương có thể phát huy thế mạnh sở trường.

Nhưng nếu nhìn vào sự khởi đầu, chắc chắn sẽ có những bất cập và phản đối nhất định. Giáo viên bắt buộc phải thay đổi sẽ có ít nhiều không thể theo kịp, dẫn tới việc không hài lòng trong đội ngũ nhà giáo. Phụ huynh vốn quen với cách tự dạy học theo tư duy cũ cũng cảm thấy xa lại với cách thức mới.

Tuy nhiên, cũng giống như phản khác khi xử phạt nồng độ cồn hay đội mũ bảo hiểm, các ý kiến đó cần phải được vượt qua để đạt một mức độ phát triển cao hơn về giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, các thái độ kỹ năng cần thiết cho công dân kỷ nguyên mới.

Với nhiều thay đổi mang tính nền tảng, năm 2020 không hứa hẹn là một năm bình lặng cho giáo dục Việt Nam nhưng chắc chắn sẽ là năm bản lề quan trọng cho nhiều sự thay đổi sẽ có ảnh hưởng mang tính dài hạn.

Toàn bộ hệ thống từ phổ thông, dạy nghề và đại học đều sẽ đối mặt những thách thức riêng mà trong đó mang những cơ hội mới. Trong đó, các vấn đề về tự chủ, hội đồng trường, phân luồng giáo dục và sách giáo khoa mới chắc chắn sẽ nổi cộm.

TS Đàm Quang Minh hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng ĐH Phú Xuân (Huế), đồng thời là đại diện của Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE).

Ông từng là hiệu trưởng của ĐH Thành Tây (nay là ĐH Phenikaa) và ĐH FPT. Năm 2014, ông là hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam khi được bổ nhiệm vị trí hiệu trưởng của ĐH FPT ở t.uổi 35.

Theo Zing

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc

Năm Kỷ Hợi khép lại với nhiều mảng tối trong bức tranh toàn cảnh giáo dục Việt Nam, mặc dù đây là năm giáo dục đạt được nhiều thành tích đáng kể, với những việc chưa từng có trong lịch sử của ngành. Tuy nhiên, chúng ta vẫn kỳ vọng ngành giáo dục sẽ thành công hơn nữa và những hy vọng ấy sẽ là đích đến trong năm Canh Tý.

Xây dựng đạo đức người thầy vẫn là trọng tâm của ngành Giáo dục

Trong những điểm nóng của giáo dục, đạo đức người thầy giáo luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành, của mọi người dân trong xã hội. Nhiều vụ việc xảy ra trong ngành giáo dục liên quan đến đạo đức người thầy giáo cho thấy, những vấn đề này không chừa một người nào, từ lãnh đạo đến giáo viên, nhân viên trong ngành. Chưa bao giờ những vấn đề về đạo đức lại đáng buồn như hiện nay.

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc - Hình 1

Sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập (ảnh: Nam Nguyễn)

Vụ Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ, Đinh Bằng My d.âm ô hàng loạt n.am s.inh xảy ra từ cuối năm 2018 khép lại với án tù 8 năm dành cho người này. Thế nhưng, án phạt có vẻ chưa đủ mạnh để khiến những thầy giáo khác e sợ bởi ngay trong tháng 10/2019, hình ảnh thầy giáo "ăn nằm" với học sinh nữ, cùng đó là thông tin n.ữ s.inh mang thai với thầy giáo khiến dư luận dậy sóng. Thầy giáo được xác định là Nguyễn Văn Chính, 55 t.uổi, đã có gia đình ở Kiên Giang, làm học sinh lớp 10 mang thai. Người thầy này đã đưa trò đi phá thai, nhưng sau đó vẫn tiếp tục quan hệ. Sự việc bị phanh phui khi gia đình n.ữ s.inh gửi đơn tố cáo lên Sở GDĐT Kiên Giang.

Những hình ảnh, thông tin đáng buồn về đạo đức, tư cách người thầy vẫn liên tục xuất hiện trên các mặt báo lớn lẫn các trang mạng xã hội. Một năm qua là những ngày không bình yên về mặt đạo đức người thầy.

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc - Hình 2

Cựu Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, Phú Thọ, Đinh Bằng My nhận án tù 8 năm (ảnh: zing)

Kỷ Hợi cũng là năm các vụ án gian lận thi cử tiếp tục là chủ đề nóng trên các diễn đàn và báo chí. Tới thời điểm này, hệ lụy từ những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn chưa thể khép lại, câu hỏi bao giờ kết thúc 3 vụ án gian lận thi cử lớn chưa từng có trong lịch sử giáo dục Việt Nam vẫn chưa có câu trả lời.

Tại 3 điểm nóng gian lận thi cử 2018, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, đã có những lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục, tới những người dân liên quan đến các sai phải phải trả giá bằng những án phạt thích đáng. Dù trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, cả ngành giáo dục chung tay làm nghiêm để tổ chức kỳ thi này nhưng những gì xảy ra trước đó vẫn chưa thể khiến mọi người tin tưởng vào kết quả đạt được của kỳ thi năm đó.

Năm qua cũng là một năm những giọt nước mắt của các giáo viên hợp đồng lâu năm tiếp tục rơi. Mỗi đợt thi tuyển viên chức giáo dục lại là một lần các vấn đề về biên chế giáo dục, những tiếng khóc của các giáo viên hợp đồng lâu năm lại khiến nhiều người đau xót cho nghề. Chưa bao giờ những nỗi buồn của các giáo viên có thể với đi mà chỉ tạm lắng để có dịp là nỗi niềm tuôn trào.

Ngay tại Hà Nội - Thủ đô của đất nước, mà hàng trăm giáo viên giờ đây buông xuôi sự nghiệp, chấp nhận phải từ bỏ sự lựa chọn từ hàng chục năm trước sau kỳ thi tuyển viên chức giáo dục hồi cuối năm 2019.

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc - Hình 3

Các giáo viên hợp đồng lâu năm tại Hà Nội trước kỳ thi tuyển viên chức giáo dục 2019 (ảnh: Vietnamnet)

Từng có những bài báo lên tiếng bảo vệ quyền lợi của các giáo viên này, thế nhưng sau những lần Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, Sở Nội vụ có ý kiến thì các giáo viên vẫn phải ngậm ngùi chấp nhận thực tế là không được đặc cách tuyển dụng vào ngành giáo dục Thủ đô như họ mong đợi. Điều khó hiểu là trong khi những tỉnh thành khác đã có những thông báo tuyển dụng đặc cách với hàng nghìn giáo viên diện hợp đồng lâu năm ở địa phương thì nỗi lòng của các giáo viên Hà Nội giờ không biết tỏ cùng ai.

Cánh cửa viên chức giáo dục khép lại, đồng nghĩa với việc hàng trăm niềm tin vào sự công bằng sụp đổ. Phải chăng đằng sau việc xét tuyển đó có gì đó khiến những người có trách nhiệm ở cấp cao phải cân nhắc. Chỉ thấy những nỗi buồn về phẩm cách của người thầy sao bị xem nhẹ vậy trong thời buổi này?.

Giáo dục kỳ vọng vào năm mới Canh Tý

Nhìn vào những gì giáo dục Việt Nam đạt được trong năm qua cũng thấy có những điểm sáng, là t.iền đề để ngành giáo dục bứt phá, tạo ra những điểm nhấn trong ngành trong năm mới 2020- năm bản lề của thập kỷ mới.

Sau khi Luật Giáo dục 2019 chính thức được thông qua với nhiều điểm mới, được xem như là một bước tiến trong giáo dục phổ thông thì mọi người cũng kỳ vọng năm mới Canh Tý sẽ là năm giáo dục bắt đầu những bước đi đầu tiên trong chặng đường mới thay đổi căn bản, toàn diện.

Trong năm mới, chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu được thực hiện với lớp 1. Tới thời điểm hiện tại, ngành giáo dục đã triển khai đồng bộ các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ mới này. Hàng chục nghìn giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán, Hiệu trưởng... đã được hướng dẫn, bồi dưỡng, là lực lượng nòng cốt triển khai chương trình mới. Mặc dù còn những ý kiến nghi ngại về việc thực hiện chương trình qua các buổi tập huấn, hay vấn đề lựa chọn SGK... tuy nhiên, nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý lẫn các giáo viên đã trong tâm thế sẵn sàng triển khai chương trình mới theo kế hoạch.

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc - Hình 4

Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021

Cùng với đội ngũ cán bộ, giáo viên... triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, 32 cuốn SGK (5 bộ SGK) lớp 1 các môn học cho chương trình GDPT mới và 6 cuốn SGK tiếng Anh lớp 1 đã sẵn sàng, hoàn thiện các bước về trình tự theo quy định, được giới thiệu để cung cấp cho học sinh lớp 1 trong năm học 2020-2021. Những bộ sách được biên soạn bởi các cán bộ, nhà giáo tâm huyết, có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong giáo dục; thiết kế đẹp với minh họa sinh động, hy vọng sẽ được học sinh tích cực đón nhận.

Nhìn chung, địa phương đã sẵn sàng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhà giáo... để triển khai chương trình. Sau khi Bộ GDĐT ban hành danh mục 54 modul bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý trong giai đoạn 2019-2021 để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới, dự kiến quý I-2020 sẽ hoàn thành bốn modul tập huấn giáo viên quan trọng nhất cho mỗi cấp học, gồm: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra, đ.ánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường.

Canh Tý cũng sẽ là năm các giáo viên được nhận lương mới khi lương cơ sở tăng lên từ ngày 01/7/2020, đây cũng là thời điểm chế độ viên chức suốt đời sẽ không còn được áp dụng đối với viên chức giáo dục và Luật Giáo dục mới có hiệu lực. Sau những lo lắng về lương trả cho giáo viên có thể giảm từ thời điểm này, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) lên tiếng, cho rằng với chính sách t.iền tiền lương mới áp dụng từ ngày 01/01/2021, nhà giáo sẽ được hưởng thu nhập theo vị trí công việc, chức danh, tính chất, mức độ phức tạp và đặc thù công việc mà họ đảm nhận. Theo phân tích, thu nhập của những người làm nghề giáo sẽ tăng cùng lộ trình tăng lương cơ sở và được thực hiện theo các quy định của Chính phủ. Như vậy, các giáo viên sẽ có cơ hội để cống hiến, nhận được những gì tương xứng với vị trí công việc của mình.

Sau khi các địa phương xét tuyển đặc cách đối với giáo viên hợp đồng lâu năm, năm mới cũng là những giáo viên này trên khắp cả nước yên tâm cống hiến. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy dần ổn định, là t.iền đề để triển khai những kế hoạch lớn cho ngành giáo dục bởi chỉ khi những lao động trong ngành yên tâm công tác thì mới có thể phát triển được.

Nhiều hy vọng vào giáo dục đại học

Cùng với những kỳ vọng vào giáo dục phổ thông, giáo dục đại học bước đầu có những kết quả đáng khích lệ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật GDĐH năm 2018) có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019. Ngay sau thời điểm đó, nhiều trường đại học đã có những kế hoạch để tìm được hướng phát triển riêng. Danh tính các trường đại học của Việt Nam tiếp tục xuất hiện trong các bảng xếp hạng giáo dục uy tín thế giới như THE World University Rankings, QS-World University Ranking... là minh chứng cho sự cố gắng của các trường.

Những ngày cuối năm Kỷ Hợi, Bộ GDĐT cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH năm 2018, nhiều vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các trường đại học, nhiều ý kiến được đưa ra xem xét và cũng nhận được sự đồng thuận cao. Nhấn mạnh Luật GDĐH năm 2018 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thực hiện hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ, chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Giáo dục Việt Nam, mong một năm mới khởi sắc - Hình 5

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH năm 2018 (ảnh: Neu)

Sau khi Luật có hiệu lực, ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH 2018, trong đó, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những nội dung chính căn bản về 4 nhóm vấn đề: hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm: tên của cơ sở GDĐH; chuyển đổi cơ sở GDĐH tư thục sang tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; chuyển trường đại học thành đại học và thành lập trường thuộc cơ sở GDĐH; liên kết các trường đại học thành đại học; công nhận cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu; hội đồng trường và hiệu trưởng các cơ sở GDĐH; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình, hệ thống văn bằng, chứng chỉ GDĐH và một số vấn đề khác... được Luật quy định hướng dẫn.

Hiện, Bộ GDĐT đang dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ t.iền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm, lấy ý kiến dư luận. Trong đó, sinh viên sư phạm ngoài hỗ trợ học phí sẽ được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng cho chi phí sinh hoạt. Việc này sẽ giúp các sinh viên sư phạm yên tâm học tập.

Sau một năm ngừng xem xét chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, năm 2019, danh sách 422 nhà giáo được công nhận với những đ.ánh giá tích cực, chất lượng hơn trong việc xét tiêu chuẩn các chức danh này. Những GS, PGS được công nhận tiếp tục là cơ sở đảm bảo điều kiện về đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

Năm cũ qua đi, năm mới đang đến, dù khởi đầu luôn có những khó khăn nhưng những cố gắng và với sự chuẩn bị kỹ càng, sự đồng thuận cao của tất cả các cơ quan, đơn vị, tới từng cá nhân công tác trong ngành giáo dục, học sinh sinh viên sẽ được học trong những ngôi trường khang trang với điều kiện học tập tốt hơn, hy vọng giáo dục Việt Nam trong năm mới Canh Tý sẽ có nhiều khởi sắc.

Vân Khánh

Theo toquoc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Trịnh Sảng bị chủ nợ truy đuổi ở Mỹ, "mặt dày" xin t.iền 2 bạn trai cũ để trả nợ 419 tỷ đồng
15:34:41 07/07/2024
Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới
16:11:11 07/07/2024
Triệu Văn Tuyên: Mỹ nam được tung hô "báu vật" Cbiz về quê chăn vịt, nuôi gà
15:18:13 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bãi đá cổ Xín mần (Hà Giang) - Vẻ đẹp lạ và bí ẩn

Du lịch

21:09:53 07/07/2024
Nằm chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, bên những bản người Mông của xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

Thế giới

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Váy áo cho người hướng nội

Thời trang

20:55:50 07/07/2024
Xu hướng diện trang phục trùm kín người, che phủ từ đầu đến chân được nhà mốt Balenciaga lăng xê, các tín đồ thời trang nhiệt tình hưởng ứng, thể hiện sự phá cách trong lối ăn mặc.

Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"

Sao châu á

20:46:31 07/07/2024
Sáng 7/7, tờ JoongAng Ilbo đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Kim Ji Ho (Giày Thủy Tinh) vừa gặp phải biến chứng đáng sợ sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Rapper Negav: "Tôi chấp nhận kể cả khi người ta so sánh với HIEUTHUHAI"

Sao việt

20:43:43 07/07/2024
HIEUTHUHAI là người đầu tiên đi gameshow nên các thành viên còn lại khó tránh việc cùng nhảy lên bàn cân. Tôi chấp nhận sự so sánh này.

Anh Trai Chông Gai có 1 tổ hợp kì lạ: Võ sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia đứng hát như "trai công sở sau mỗi buổi nhậu"

Tv show

20:35:10 07/07/2024
Nhìn tổ hợp võ sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia diện sơ mi trắng đứng hát khiến nhiều người liên tưởng đến các buổi biểu diễn văn nghệ hồi cấp 3.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 7/7/2024: Thiên Bình hào hứng, Kim Ngưu bất an

Trắc nghiệm

20:31:08 07/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 7/7/2024 cho thấy Thiên Bình bắt đầu ngày mới với tâm trạng hào hứng và tự tin.

Người đứng sau loạt phim tỷ USD 'Avatar' và 'Titanic' qua đời vì ung thư

Hậu trường phim

20:24:07 07/07/2024
Jon Landau, nhà sản xuất đứng sau loạt bom tấn Avatar và Titanic gắn liền tên t.uổi với James Cameron qua đời ở t.uổi 64 vì ung thư.

Jimin BTS đẹp như hoàng tử trong album 'Muse' sắp ra mắt

Nhạc quốc tế

20:00:38 07/07/2024
Jimin BTS nhập ngũ vào tháng 12/2023. Tháng 3/2023, album solo đầu tay Face của Jimin đã thiết lập hàng loạt thành tích đáng nể.

Những lầm tưởng phổ biến trong việc chăm sóc da dầu

Làm đẹp

19:31:51 07/07/2024
Những bạn sở hữu làn da dầu có lẽ từng nghe qua những lời khuyên như da dầu không cần kem dưỡng ẩm hay da dầu cần rửa mặt thường xuyên .