Giáo dục Việt Nam ‘chậm lớn’

Theo dõi VGT trên

Không thể phủ nhận, qua hơn 30 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam có nhiều bước chuyển mình to lớn, đóng vai trò quan trọng như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời cũng như cho sự phát triển của đất nước.

Tuy vậy, quá trình đổi mới, nhất là giáo dục phổ thông còn gặp nhiều khó khăn, còn trì trệ, chậm phát triển hay “chậm lớn” như học giả nước ngoài đã từng nhận xét. Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho giáo dục nước nhà. Chúng ta hãy thử tìm nguồn cội và lý giải xem duyên cớ có gốc từ đâu mà giáo dục chúng ta rất khó phát triển, khó khăn cất cánh như vậy?

Giáo dục Việt Nam chậm lớn - Hình 1

Giáo dục có chức năng là “tải đạo, tải giá trị” nghìn năm văn hiến của dân tộc tới người học.

1. Giáo dục cũ và giáo dục mới đối nghịch

Giáo dục và Đào tạo (giáo dục) Việt Nam, tạm chia thành 5 giai đoạn phát triển: Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, từ năm 1945 đến năm1954, từ năm 1954 đến năm 1975, từ năm 1975 đến năm 1986 và từ năm 1986 đến nay. Đại hội VI của Đảng vào tháng 12 năm 1986 đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Vì vậy, giai đoạn từ 1986 đến nay cũng được hiểu là thời kỳ đổi mới giáo dục, thời kỳ giáo dục có điểm tựa và bứt phá vượt lên.

Qua cả 5 giai đoạn phát triển của giáo dục nước nhà, chúng ta vẫn giữ quá lâu cách làm giáo dục cũ với quan niệm kiểu “vĩnh cửu hay bất biến”. Giáo dục bị áp đặt từ bên ngoài, đồng loạt lên tất cả trẻ em. Lấy kinh nghiệm của người lớn và thông qua giáo viên để “dạy” lại cho trẻ và khi ấy người thày chỉ biết thừa hành làm đúng những gì nội dung trong sách giáo khoa (SGK) đã ghi. Nội dung SGK chứa đầy kiến thức hàn lâm, kinh viện và còn được coi là pháp lệnh cho tất cả học sinh và các trường trong cả nước. Tuy giáo dục có thay SGK tới 3 lần, nhưng về cơ bản, vẫn theo chương trình và triết lý giáo dục cũ.

Học sinh học thụ động, ngồi yên, “đóng đinh” trên ghế, chỉ biết nghe và làm theo lệnh từ giáo viên.

Tư duy nền giáo dục còn chậm, chưa theo kịp với tốc độ phát triển đổi mới của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế. Chúng ta đang thay đổi giáo dục quá chậm, giáo viên đang ngụp lặn trong cái tụt hậu so với thế giới.

Nhiều chuyên gia giáo dục nước ngoài khi tới thăm các trường, đều có chung nhận xét: Giáo dục của Việt Nam quá lạc hậu, dạy và học không khác gì nhiều so với ở thời kỳ của những năm đầu thế kỷ 19. Có thể hiểu giáo dục của chúng ta là giáo dục kiểu cổ truyền, giáo dục “đồng phục”, lấy những kiến thức cũ cùng kinh nghiệm, cách tư duy cũ mà truyền thụ lại cho các thế hệ trẻ ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vùng miền ở cả nước.

Video đang HOT

Giáo dục phải đổi mới nếu không muốn Việt Nam đi sau quá xa so với nhiều nước khác trên thế giới.

Hiện tại chúng ta có 1,3 triệu giáo viên. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy có trên 60% giáo viên năng lực không đảm bảo để có thể làm chủ phương pháp dạy học mới. Đối với những hoạt động khác biệt và rất then chốt của giáo dục hiện đại, như tổ chức hoạt động học cho học sinh, dạy tích hợp liên môn, dạy trải nghiệm hay giáo dục STEM là quá xa lạ với nhiều nhà trường.

Mô hình trường học mới, được coi là một đột biến trong giáo dục, đã thay đổi phương pháp dạy: chuyển dạy học từ chủ yếu “thày nói trò ghi” sang “thày hướng dẫn để trò tự học”. Mặc dù mô hình đã mở rộng cho hàng vạn trường nhưng sau đó cũng tự phải thu hẹp dần phạm vi triển khai. Lý do cơ bản là cách dạy học cũ dễ làm, quá quen thuộc và đã tồn tại, ăn sâu qua nửa thế kỷ với nhiều thế hệ giáo viên. Giờ ai cũng thấy rất khó thích nghi, khó thay đổi theo cách dạy học hiện đại, rất mới và rất xa lạ với hầu hết giáo viên.
2. Giáo điều và bảo thủ ngáng trở

Giáo điều và bệnh giáo điều, rộng hơn là chủ nghĩa giáo điều là khuynh hướng và hành động muốn tuyệt đối hóa lý luận, coi thường hạ thấp kinh nghiệm thực tiễn và tuyệt đối hóa tri thức trong sách vở. Còn bảo thủ và bệnh bảo thủ, rộng hơn là chủ nghĩa bảo thủ là luôn ủng hộ truyền thống và chỉ muốn thay đổi từ từ. Cố giữ và bảo tồn trạng thái hiện tại và tìm cách quay lại các giá trị đã có trong quá khứ. Giáo điều và bảo thủ dẫn đến trì trệ, “bình chân như vại” và chắc chắn là không muốn đổi mới.

Có thể nói, giáo điều và bảo thủ chính là “kẻ thù” của mọi công cuộc đổi mới. Đối với giáo dục còn có thêm “kẻ thù” nữa: Chính lại là bản thân giáo dục. Ý kiến của nhiều chuyên gia khoa học cho rằng, giáo dục là ngành rất bảo thủ, nằm ngay trong cách nghĩ và cách quản lý của mình.

12 năm học phổ thông, học sinh của chúng ta, học Văn thì rập khuôn theo bài mẫu, học Toán thì học thuộc cách giải trong các bộ đề. Chính cách dạy “khuôn mẫu”, bảo thủ như thế sẽ tạo ra sức ỳ rất lớn cho học sinh. Thử hỏi làm sao có thể hy vọng đổi mới và sáng tạo cho thế hệ tương lai.

Giáo dục cũ có mục tiêu là cung cấp kiến thức, “nhồi” đầy kiến thức vào người học nên không cần nhiều lý luận. Giáo dục mới phải trang bị mới lý luận dạy học hiện đại. Cuối thế kỷ trước, giáo dục Canada cũng tiến hành đổi mới giáo dục theo hướng đầu ra phát triển năng lực người học. Họ cần tới 3 năm để dạy lại các nguyên lý, lý thuyết dạy học cho 100% giáo viên trước khi triển khai đổi mới giáo dục. Sức ỳ của quá khứ cộng với không có lý luận giáo dục mới, là trở ngại kép, làm khó cho đổi mới giáo dục ở Việt Nam.

…Đổi mới giáo dục như thế nào đây khi mà bệnh giáo điều và bệnh bảo thủ vẫn còn lan tràn và trở thành mãn tính.Thật khó cho một sớm một chiều sẽ đẩy lùi được bạo bệnh và thúc đẩy giáo dục nước nhà phát triển.

3. Môi trường xã hội tác động

Môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội rộng lớn có vai trò quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới mọi hoạt động sư phạm và có ảnh hưởng trực tiếp tới người dạy và người học.

Hệ giá trị Việt Nam sau hơn 30 năm đã được xác lập khuôn mẫu mới, tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, đang ẩn chứa một số vấn đề cản trở sự phát triển của đất nước. Hệ giá trị bị lệch chuẩn, thói vụ lợi, thực dụng, giả dối, thiếu đức tin . . . tạo ra sự bất cập, khó khăn cho đổi mới giáo dục. Có một thời gian dài, do thiếu giáo viên, nên nhà nhà, ồ ạt đưa con đi học sư phạm. Từ đó chất lượng đào tạo thấp, khó đủ năng lực đứng lớp chứ đừng nói tới năng lực đổi mới giáo dục. Cơ chế thị trường, mua bán bằng cấp, thật giả lẫn lộn, dẫn đến chất lượng giáo dục méo mó. Thực tại này làm khó thêm cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động đổi mới giáo dục.

Đời sống nhà giáo cơ bản được cải thiện, nhất là các vùng biên, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên so với mặt bằng chung cả nước, giáo dục vẫn là ngành ” ba cọc, ba đồng”. Giáo viên còn phải bươn trải, kiếm sống, lo cho gia đình. Thực tế này thật khó mong muốn họ có tâm huyết, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp đổi mới giáo dục. Các cơ sở phải dành trên 80% kinh phí chi cho con người, số còn lại quá nhỏ bé để chi cho các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.

Giáo dục có chức năng là “tải đạo, tải giá trị” nghìn năm văn hiến của dân tộc tới người học. Do đó, giáo dục chứa trong nó là văn hóa nhà trường, văn hóa gia đình, văn hóa xã hội và văn hóa nguyên chất người Việt.

4. “Tài thánh” nào đây?

Đổi mới giáo dục bao giờ cũng là vấn đề lớn, thách thức cho mỗi giáo viên và mỗi nhà trường. Phải vượt qua sức ỳ của quá khứ và áp lực, khó khăn khi xây dựng cái mới. Vô hình trung lại thêm việc, mất thêm thời gian và xáo trộn cuộc sống thường nhật. Nguy cơ đẩy ra lề công cuộc đổi mới do không phù hợp hoặc thiếu năng lực thích nghi. Đó là những thực tế nhãn tiền. Đổi mới là phải làm lại, cải tạo cái cũ, phá bỏ quan niệm cũ của chính mình và đôi khi mất quyền lợi vật chất của mình đang hưởng. Không ít người tìm cách chống lại đổi mới với những biện minh khôn khéo, sắc bén của mình.Thực tế thấy rằng, cái bóng của một thời đã qua càng lớn, khi rũ bỏ nó để đổi mới, càng khó khăn hơn nhiều.

Việc tỉnh táo để nhận thức được những lực cản chính đang kìm hãm chúng ta, hoặc đang có nguy cơ làm chệch hướng, lạc đường phát triển của giáo dục là cực kỳ quan trọng. Phải bằng kinh nghiệm, bằng lý trí và tư duy khoa học để chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu và hướng đi của giáo dục. Tập trung nghiên cứu, học tập kinh nghiệm phát triển giáo dục của các nước phát triển là rất cần thiết.

Luật Giáo dục đã sửa đổi. Quy định “mỗi môn học có một hoặc một số SGK” đã có. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành. Đây là các điều kiện, là những hành lang pháp lý đủ mạnh cho đổi mới giáo dục. Những thuận lợi đó có thực sự đi vào đời sống giáo dục (vốn đang trăm bề ngổn ngang) lại phụ thuộc vào “cái đầu” và mức độ quyết tâm thay đổi của người cầm lái “con thuyền” giáo dục ở cấp Trung ương và địa phương. Một khi quỹ thời gian học không đủ, sĩ số học sinh vượt chuẩn, cơ sở vật chất không đáp ứng, thiếu phương tiện học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và hiệu trưởng, giáo viên không tự thay đổi . . . thì không có “tài thánh” nào giữ con thuyền đi đúng hướng và với tốc độ nhanh lên được.

“Thày già, con hát trẻ” là hay, nhưng phải là những thày già có sức khỏe, có tư duy nhanh nhạy, đam mê đổi mới. Lớp giáo viên trẻ ngày nay, đa phần được đào tạo bài bản và có được những kỹ năng đặc thù của nhà giáo thế kỷ 21. Tuy ít trải nghiệm nhưng giáo viên trẻ có tinh thần đổi mới rất mạnh mẽ và họ luôn sẵn sàng thay đổi. Bởi chính họ là người chủ của tương lai, là những người không phải chịu bất kỳ sự níu kéo nào của quá khứ. Giáo dục là ngành đặc thù, không thể cực đoan mà làm khác đi được. Vẫn phải chấp nhận “bình cũ” là những giáo viên hiện tại (tất nhiên đã qua sang lọc) và “rượu mới” là bổ sung những giáo viên trẻ, đang tràn đầy nhiệt huyết. Chúng tôi tin rằng, những giáo viên già hiện tại và giáo viên trẻ như vậy, sẽ trở thành cặp bài trùng quan trọng trên con đường đổi mới giáo dục nước nhà.

Đặng Tự Ân

Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông (Bộ Nội vụ), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT)

Theo daidoanket

Sáng mãi tinh thần tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống. Mỗi một lĩnh vực, mỗi một cộng đồng xã hội đều có những truyền thống chung của dân tộc và có cả truyền thống riêng.

Trong đó ngành giáo dục Việt Nam có một truyền thống vô cùng đặc biệt đó là truyền thống "tôn sư trọng đạo", một truyền thống nổi bật trong giáo dục dân tộc, nó được hình thành, củng cố và phát triển trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với sự phát triển của đất nước.

Tôn sư trọng đạo: "Tôn sư" là tôn trọng, kính trọng thầy dạy "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, tôn vinh người thầy, nghề dạy học. "Trọng đạo" trước hết là đạo đức, đạo làm con, đạo làm trò, nói rộng hơn là trọng đạo lí làm người.

Sáng mãi tinh thần tôn sư trọng đạo - Hình 1


Ảnh minh họa.

Truyền thống tôn sư trọng đạo đã thấm sâu vào nhận thức, tình cảm, trở thành những hành vi của người Việt Nam qua các thế hệ. Trước hết, để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn công lao của người thầy giáo, tôn vinh người thầy trong việc rèn luyện, giáo dục nhân cách cho các thế hệ học trò để họ trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Vì thế mà cha ông ta thường nói "không thầy đố mày làm nên".

Mặt khác xã hội tôn vinh thầy giáo ở vị trí cao trong xã hội, bởi thầy giáo không chỉ tiêu biểu cho tri thức mà thầy giáo còn là người giàu lòng nhân ái, sống mẫu mực, đạo đức trong sáng. Có thể nói cái tâm cái trí của người thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong mọi thời kì lịch sử. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được thể hiện trong sự khiêm nhường học hỏi của trò; thể hiện ở sự "hết lòng vì học sinh thân yêu" của thầy giáo.

Trong lịch sử giáo dục của dân tộc, mối quan hệ thầy và trò luôn là trò kính trọng thầy, thầy tôn trọng nhân cách của trò với tinh thần dân chủ, bình đẳng, tôn trọng giúp đỡ nhau với mong muốn "hậu sinh khả úy" vì sự tiến bộ xã hội là nét đặc trưng trong truyền thống tôn sư trọng đạo.

Cận kề Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, nhiều phụ huynh, học sinh đã cùng nhau tìm chọn các món quà giản đơn mà hết sức ý nghĩa để tỏ lòng tri ân thầy cô, những người lái đò cần mẫn, tận tụy với sự nghiệp trồng người. Từ đó chúng ta càng thấy rõ hơn nữa truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.

Nguyễn Dũng

Theo PLXH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz
09:56:35 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hiếm của bà xã sao nam Vbiz: Chỉ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, cuộc sống hôn nhân bí ẩn

Sao việt

13:29:21 19/11/2024
Cặp đôi này từng đánh úp tổ chức đám cưới, họ đã có 1 cô con gái nhưng rất ít cập nhật cuộc sống đời tư trước công chúng.

Tổng thống Pháp bình luận về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

Thế giới

13:21:30 19/11/2024
Hiện nay các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía My và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.

Hoa sữa về trong gió: Mối quan hệ của mẹ con Thuận có chuyển biến tích cực

Phim việt

13:20:59 19/11/2024
Hoa sữa về trong gió tập 53, Phương thấy mẹ rất buồn nên chủ động xin lỗi. Thuận lấy làm ngạc nhiên vì hành động này của con gái.

Sự thật về "meme ly hôn" của Nicole Kidman

Sao âu mỹ

12:51:54 19/11/2024
Nicole Kidman cuối cùng cũng tiết lộ sự thật đằng sau meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise của cô. Hóa ra meme ăn mừng ly hôn của Nicole Kidman chỉ là một lời nói dối nhỏ.

Thanh niên Hàn Quốc rủ chị gái hàng xóm người Việt đi ăn mì, gần 1 năm sau review cơm cữ, netizen: Sao nhanh vậy?

Netizen

12:37:59 19/11/2024
Với những ai là tín đồ của những kênh YouTube về review đồ ăn, ắt hẳn còn nhớ đến hot boy Hàn Quốc Woossi (Park Woo Sung, SN 1996). Anh chàng từng có hơn 15 năm sinh sống và học tập tại Việt Nam

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

Lạ vui

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.